Đại sứ Trung Quốc nêu điều kiện hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố Bắc Kinh sẽ không tham gia vào nỗ lực chung để hạ nhiệt căng thẳng, trừ khi Washington có động thái để ngăn cạnh tranh giữa hai cường quốc trở thành đối đầu.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương (Ảnh: Xinhua).
“Cạnh tranh từ phía Mỹ thường diễn ra dưới hình thức đối đầu, đặc biệt là về các vấn đề lớn liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Nếu điều này không thay đổi, nó sẽ làm suy yếu nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau giữa hai nước”, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương phát biểu tại sự kiện do Quỹ George H.W. Bush China và Trung tâm Carter đồng tổ chức hôm 22/9.
Đại sứ Tần Cương không đề cập chi tiết tới những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Tuy nhiên, bình luận của ông được đưa ra sau khi các quan chức cấp cao của Trung Quốc nhiều lần cảnh báo với những người đồng cấp Mỹ về “3 điểm mấu chốt”: không cản trở sự phát triển, không phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ và không phá vỡ mô hình quản trị của Trung Quốc.
Ông Tần Cương cho biết một trong số các vấn đề Mỹ và Trung Quốc cần cùng nhau giải quyết là khủng hoảng môi trường, đồng thời nói thêm rằng cả hai nước cần tôn trọng các cam kết về khí hậu bằng “hành động thực tế”. Đại sứ Trung Quốc cũng nhắc đến những hoài nghi của Bắc Kinh về cam kết của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, sau khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những cam kết về việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu Tuy nhiên, theo ông Tần Cương, cộng đồng quốc tế vẫn lo ngại rằng Mỹ có thể “lật kèo”.
Video đang HOT
Ông Tần Cương trở thành Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vào tháng 7, thay thế ông Thôi Thiên Khải, người từng có nhiều năm giữ cương vị trưởng đoàn ngoại giao của Bắc Kinh ở Washington. Nhiệm kỳ của ông Thôi Thiên Khải kết thúc trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung leo thang trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cuộc chiến thương mại, các lệnh trừng phạt “ăn miếng trả miếng”, căng thẳng về công nghệ, quân sự và truyền thông.
Nhiều vấn đề căng thẳng hiện vẫn còn tồn tại trong quan hệ Mỹ – Trung, thậm chí còn tăng lên dưới chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ông Biden từng mô tả Trung Quốc là “đối thủ nghiêm trọng nhất của Mỹ”, nhưng cũng nhấn mạnh rằng Washington không tìm kiếm một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” với Bắc Kinh.
Kể từ khi nhận chức vụ mới ở Washington, ông Tần Cương có giọng điệu ôn hòa hơn với Mỹ. Ông từng nói với các phóng viên rằng Mỹ và Trung Quốc đang bước vào “giai đoạn thăm dò, tìm hiểu và thích ứng lẫn nhau mới”.
Trong bài phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 21/9, mặc dù không đề cập tới Trung Quốc, song Tổng thống Joe Biden phản đối việc các nước mạnh hơn “chèn ép các nước yếu hơn nhằm làm thay đổi nguyên trạng lãnh thổ thông qua vũ lực, cưỡng ép kinh tế, khai thác công nghệ hay bóp méo thông tin”.
Phát biểu của ông Biden được đưa ra sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 20/9 cảnh báo cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngăn cản nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Trung Quốc duy trì liên lạc thông suốt với Taliban
Trung Quốc cho biết nước này vẫn duy trì liên lạc với Taliban sau khi lực lượng này nắm quyền kiểm soát Afghanistan.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc).
"Trung Quốc duy trì liên lạc và tham vấn thông suốt, hiệu quả với lực lượng Taliban tại Afghanistan. Kabul là một nền tảng và kênh quan trọng để hai bên thảo luận các vấn đề cùng quan tâm", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết hôm nay 25/8 khi được hỏi về cuộc gặp giữa Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan Wang Yu và đại diện của Taliban.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), phó thủ lĩnh chính trị của Taliban tại Qatar đã có cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Kabul hôm 24/8.
"Họ đã thảo luận về an ninh của đại sứ quán và các nhà ngoại giao Trung Quốc, tình hình hiện tại ở Afghanistan, quan hệ song phương và hỗ trợ nhân đạo của Trung Quốc", Sputnik dẫn lời người phát ngôn Taliban cho biết.
Trung Quốc vẫn mở cửa đại sứ quán ở Kabul sau khi Taliban nhanh chóng giành quyền kiểm soát thủ đô hơn một tuần trước, trong khi đại sứ quán của nhiều nước, trong đó có Mỹ, đã sơ tán các nhân viên và công dân rời khỏi Kabul.
"Chính sách của Trung Quốc đối với Afghanistan là nhất quán và rõ ràng. Chúng tôi luôn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan, đồng thời đề cao nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước và tuân thủ các chính sách hữu nghị đối với tất cả người dân Afghanistan", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Ông Uông Vân Bân nói rằng Trung Quốc tôn trọng việc người Afghanistan tự quyết định tương lai của họ và ủng hộ việc thực hiện nguyên tắc "người Afghanistan lãnh đạo và người Afghanistan làm chủ".
"Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Afghanistan cũng như đóng vai trò xây dựng cho hòa bình và tái thiết đất nước", người phát ngôn nhấn mạnh.
Bình luận về mối quan hệ của Taliban với Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CGTN , người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid cho biết: "Chúng tôi mong muốn có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc cũng như tất cả các nước và chúng tôi cũng đang tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế và quan hệ hữu nghị với Trung Quốc".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 20/8 đã cảnh báo người đồng cấp Anh Dominic Raab rằng việc gây sức ép quá mạnh với Taliban có thể sẽ phản tác dụng. Bắc Kinh đã đặt hy vọng vào việc có thể tác động lên Taliban để thành lập một chính phủ ôn hòa và ổn định tại Afghanistan với cam kết hội nhập kinh tế khu vực.
Khi Taliban kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 15/8, Bắc Kinh đã hối thúc lực lượng này thực hiện các chính sách tôn giáo ôn hòa và duy trì quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.
Giới quan sát cho rằng mặc dù Bắc Kinh chưa công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp của Afghanistan, nhưng Trung Quốc coi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Taliban là yếu tố quan trọng cho các nỗ lực chống khủng bố của họ trong khu vực.
Vài tuần trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan, Trung Quốc đã tiếp một phái đoàn của Taliban ở Thiên Tân hồi tháng 7. Trong cuộc hội đàm với trưởng đoàn đàm phán của Taliban, Ngoại trưởng Trung Quốc yêu cầu Taliban cắt đứt quan hệ với các tổ chức cực đoan khác, trong đó có Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) - lực lượng bị Bắc Kinh cho là gây ra các cuộc tấn công bạo lực ở khu vực Tân Cương. Taliban hứa sẽ không cho phép các lực lượng khác sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để âm mưu chống lại Trung Quốc.
Trung Quốc nổi giận vì Lithuania cho Đài Loan lập văn phòng đại diện Trung Quốc đã triệu hồi đại sứ tại Lithuania, đồng thời đề nghị nước này cũng triệu hồi đại sứ tại Bắc Kinh về nước để phản đối việc Lithuania cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện. Đại sứ Trung Quốc tại Lithuania Shen Zhifei (Ảnh: Twitter). "Quyết định đó vi phạm trắng trợn tinh thần của thông cáo chung về...