Đại sứ Phạm Việt Anh thăm và làm việc với Trung tâm điều hành cảng Rotterdam, Hà Lan
Ngày 22/3, Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh đã thăm Trung tâm điều hành Cảng Rotterdam.
Giám đốc quốc tế cảng Rotterdam Rene van der Plas, cùng ông Jasper Hoes, phụ trách quan hệ hợp tác với thị trường Việt Nam đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán, do Đại sứ Phạm Việt Anh dẫn đầu.
Đại diện cảng Rotterdam quốc tế đã giới thiệu cho Đại sứ Phạm Việt Anh và đoàn công tác về cấu trúc và hệ thống vận hành, quản lý cảng Rotterdam, đặc biệt là mô hình hạ tầng cho thuê đất phát triển và khai thác cảng.
Hiện nay, Rotterdam là cảng tổng hợp lớn nhất, cửa ngõ của châu Âu. Năm 2019, cảng Rotterdam tiếp nhận 500 triệu khách hàng với lượng container lưu thông lên tới 14,8 triệu TEU, trung chuyển 469 triệu tấn hàng hóa và có tổng doanh thu khoảng 45 tỷ Euro, đóng góp 6,3% GDP và tạo 385.000 việc làm cho nền kinh tế Hà Lan.
Từ cảng biển Rotterdam, hàng hóa có thể đến các trung tâm công nghiệp – kinh tế lớn ở Tây Âu trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Đại diện cảng Rotterdam quốc tế giới thiệu cho Đại sứ Phạm Việt Anh và đoàn công tác về cấu trúc và hệ thống vận hành, quản lý cảng.
Video đang HOT
Với vị trí đặc thù nằm trên diện tích 12.500 ha, cảng Rotterdam hiện được xây dựng trải dài 45km, được coi là trung tâm cung cấp chuỗi cung ứng của châu Âu. Ngoài ra, Rotterdam cũng là điểm kết nối với các trung tâm công nghiệp lớn của toàn châu Âu, như các khu công nghiệp luyện kim, hóa dầu, chế tạo thiết bị công nghệ cao… thông qua các hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy xuyên suốt toàn khu vực.
Việc tiếp giáp với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Đức, Pháp, Bỉ… khiến cảng tổng hợp Rotterdam là địa điểm đầy hấp dẫn cho các tập đoàn lớn chọn đây làm trung tâm trung chuyển hàng hóa và nguyên liệu sản xuất.
Không dừng lại ở đó, mục tiêu của cảng Rotterdam là phát triển thành cảng biển thông minh nhất thế giới với quy hoạch, kiến trúc hướng tới thân thiện với môi trường.
Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Phạm Việt Anh thăm Trung tâm điều hành cảng Rotterdam.
Qua trao đổi, Đại sứ Phạm Việt Anh bày tỏ ấn tượng trước mô hình hiện đại, hiệu quả của cảng Rotterdam và khẳng định Việt Nam rất muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển cảng của Hà Lan để xây dựng và cải tạo một số cảng biển tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan cũng đã nêu một số đề xuất hợp tác trong thời gian tới giữa Cục Hàng hải Việt Nam và cảng Rotterdam trong các lĩnh vực logistic, đào tạo, an toàn an ninh hàng hải, xây dựng cảng xanh thân thiện với môi trường và hệ thống hạ tầng cảng biển.
Ông Rene van der Plas, Giám đốc quốc tế cảng Rotterdam cũng đánh giá, Việt Nam là một đối tác tiềm năng mà phía Lãnh đạo Cảng rất quan tâm, sẵn sàng thúc đẩy hợp tác.
Dự kiến trong tháng 4 và 5/2021, hai bên sẽ phối hợp tổ chức buổi làm việc giữa một số tổ chức, doanh nghiệp về hàng hải, vận tải biển, điều hành cảng để trao đổi cụ thể hơn về các nội dung hợp tác.
Tàu dầu trúng thủy lôi ngoài khơi Arab Saudi
Tàu chở dầu MT Agrari bị thủng thân trong vụ tấn công nghi bằng thủy lôi trên vùng biển ngoài khơi Arab Saudi, nhưng thủ phạm chưa được xác định.
Vụ tấn công xảy ra ngày 25/11, sau khi tàu MT Agrari dỡ lô hàng chưa xác định tại nhà máy điện Shuqaiq, phía nam Arab Saudi. Tàu MT Agrari, treo cờ Malta và do công ty TMS Tankers của Hy Lạp vận hành, chở số hàng trên từ cảng Rotterdam ở Hà Lan tới Shuqaiq trước khi bị tấn công.
"Tàu Agrari bị tấn công bởi lực lượng chưa xác định", hãng TMS Tankers cho biết trong thông cáo. "Tàu bị thủng thân ở vị trí khoảng 1 m phía trên mớn nước. Thủy thủ đoàn vẫn an toàn và không có thương vong".
Tàu dầu MT Agrari tại cảng của nhà máy điện Shuqaiq, ngày 23-24/11. Ảnh: Sentinel, Planet Scope .
Ambrey, công ty an ninh hàng hải đặt trụ sở tại Anh, cho biết vụ nổ tạo thành một lỗ thủng trên thân tàu, nhưng ảnh vệ tinh cho thấy Agrari vẫn nổi và không có dấu hiệu rò rỉ dầu ra Biển Đỏ.
Chưa bên nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công. Một số chuyên gia nghi ngờ Iran hoặc lực lượng dân quân Houthi do nước này hậu thuẫn tấn công tàu Agrari.
Lực lượng Houthi tại Yemen từng sử dụng thủy lôi nam châm, tên lửa hành trình chống hạm và xuồng cảm tử không người lái tấn công tàu thương mại tại khu vực Biển Đỏ. Liên quân chống Houthi do Arab Saudi dẫn đầu ngày 24/11 thông báo vô hiệu hóa 5 quả thủy lôi "do Iran sản xuất" và cáo buộc nhóm dân quân ở Yemen là thủ phạm.
Vị trí nhà máy điện Shuqaiq (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google .
"Lỗ thủng trên mớn nước thân tàu do thủy lôi gây ra là điều thú vị. Các loại thủy lôi thông thường phát nổ dưới mớn nước, song những kẻ tấn công có thể đã dùng thủy lôi nam châm gắn lên thân tàu", biên tập viên Joseph Trevithick của Drive nhận định. "Thủy lôi này thường trang bị nam châm cỡ lớn và được gắn thủ công vào mục tiêu".
Iran hồi tháng 6/2019 bị nghi sử dụng thủy lôi nam châm tấn công tàu dầu Kokuka Courageous của Nhật Bản và Front Altair của Na Uy tại khu vực Vịnh Oman. Hải quân Mỹ sau đó thông báo phát hiện một thủy lôi nam châm mắc vào thân một tàu dầu bị tấn công, song Iran bác bỏ thông tin.
Trung Quốc đáp trả EU Trung Quốc trừng phạt 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu, cáo buộc lệnh cấm vận của EU là can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và...