Đại sứ Nga: Moskva không muốn đối đầu với Mỹ
CNN dẫn lời Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Moskva không chủ đích tạo các tình huống có thể dẫn tới đối đầu ngoài ý muốn của hai bên.
Tuyên bố trên được Đại sứ Antonov đưa ra khi ông được Bộ Ngoại giao Mỹ triệu tập sau sự cố dẫn đến việc máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ rơi ở biển Đen ngày 14/3, CNN đưa tin.
Trả lời phỏng vấn CNN, ông Antonov nhấn mạnh Nga không muốn “đối đầu” với Mỹ.
“Chúng tôi không chủ đích tạo ra một tình huống mà chúng ta có thể dẫn đến các cuộc đụng độ ngoài ý muốn hoặc các sự cố ngoài ý muốn giữa Nga và Mỹ”, Đại sứ Antonov nói.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đến trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi được triệu tập sau sự cố dẫn đến việc UAV Mỹ rơi ở biển Đen ngày 14/3. (Ảnh: AP)
Ông Antonov cho biết đã có cuộc trao đổi kéo dài hơn nửa tiếng với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Karen Donfried. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra những lo ngại của nước này về sự cố UAV vừa qua.
Video đang HOT
Theo Đại sứ Nga, quan điểm của Nga và Mỹ về sự cố UAV trên biển Đen vẫn còn một số điểm khác biệt.
“Đối với tôi, có vẻ như đó là một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng về vấn đề này. Tôi đã nghe nhận xét của bà Donfried. Dù vậy tôi cũng muốn bà ấy hiểu vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra”, Đại sứ Antonov nói với CNN.
Ông Antonov nhắc lại phủ nhận của Bộ Quốc phòng Nga rằng không có máy bay nào của Nga va chạm hoặc tác động trực tiếp đến UAV Mỹ, dẫn đến việc nó rơi sau đó.
Cũng theo Đại sứ Nga, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần thông báo về vùng không phận hạn chế xung quanh biển Đen kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt diễn ra.
“Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo không được vào khu vực này”, ông Antonov nói, đồng thời hỏi phía Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu một máy bay không người lái của Nga đến gần New York hoặc San Francisco.
Theo Bộ Tư lệnh châu Âu (EUCOM) của Mỹ, máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper bị bắn hạ khi đang “hoạt động trong không phận quốc tế”. Một trong 2 chiếc Su-27 của Nga đã “đâm vào cánh quạt của MQ-9″ khiến nó bị rơi xuống biển Đen.
“Hai tiêm kích Su-27 của Nga đã nhiều lần xả nhiên liệu lên chiếc MQ-9 và có các động tác bay gần gây nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp”, thông báo của EUCOM có đoạn.
Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi, cho biết máy bay không người lái quân đội Mỹ thường xuyên “tiến hành các hoạt động trong không phận quốc tế”. Ông nói các chuyến bay tương tự sẽ tiếp tục diễn ra, đồng thời kêu gọi người Nga “hành xử một cách chuyên nghiệp và an toàn”.
Theo EUCOM, hoat động bay của bay không người lái Mỹ ở không phận quốc tế nhằm “tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh chung của châu Âu” và “hỗ trợ các mục tiêu quốc gia của đồng minh, đối tác và Mỹ”.
Phản ứng trước cáo buộc của Mỹ, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định việc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ rơi không liên quan hai tiêm kích Su-27 của nước này.
Nghị sỹ Nga giới thiệu luật tăng tuổi nhập ngũ khi xung đột với Ukraine được hơn 1 năm
Hôm 13/3, một nhà lập pháp cấp cao của Nga đã giới thiệu một dự luật nhằm tăng độ tuổi bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ mức 18 - 27 tuổi tuổi hiện nay lên mức từ 21 - 30 tuổi.
Một binh sỹ Nga tập bắn ở khu vực Donetsk ở miền ĐÔng Ukraine ngày 31/1/2023. Ảnh: AP
Theo Channel News Asia (CNA), dự luật được giới thiệu bởi ông Andrei Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện), đồng thời đại diện cho khối Nước Nga Thống nhất cầm quyền.
Trước đó vào tháng 12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc tăng độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có kế hoạch tăng tổng số nhân viên phục vụ chiến đấu - lính hợp đồng chuyên nghiệp và lính nghĩa vụ - từ 1,15 triệu lên 1,5 triệu.
CNA cho biết căn cứ vào luật pháp Nga, lính nghĩa vụ không được phép triển khai bên ngoài lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên, sau khi Nga đơn phương sáp nhập, 4 khu vực của Ukraine được Moskva coi là lãnh thổ Nga và những nơi này hiện vẫn đang diễn ra giao tranh ác liệt.
Vào mùa thu năm ngoái, Nga bất ngờ quyết định động viên một phần, huy động thêm ít nhất 300.000 quân, bắt đầu từ ngày 21/9 theo một sắc lệnh được ông Putin ký.
Việc này, theo CNA đã thúc đẩy một cuộc di cư ồ ạt của những người đàn ông trong độ tuổi quân dịch khỏi Nga.
Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau, theo TASS, vào ngày 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã thông báo với Tổng thống Vladimir Putin rằng quá trình thực hiện lệnh động viên một phần đã hoàn tất. Mục tiêu huy động thêm 300.000 quân đã đạt được.
Hiện nay, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine dường như bị đình trệ. Dẫu vậy, Điện Kremlin vẫn phủ nhận việc lên kế hoạch cho bất kỳ lần huy động thêm quân nào nữa.
Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022 sau khi cáo buộc quốc gia láng giềng không thực hiện các điều khoản của các thỏa thuận Minsk được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014.
Kể từ đó đến nay, Điện Kremlin luôn yêu cầu Ukraine tuyên bố là một quốc gia trung lập và cam kết không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Lầu Năm Góc cần thêm 300 tỷ USD mua sắm vũ khí mới Theo Bloomberg, Lầu Năm Góc cần khoảng ngân sách này để bổ sung cho số vũ khí đã viện trợ cho Ukraine. Tờ Bloomberg, ngày 11/3, dẫn một tài liệu bí mật cho biết Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch đề xuất bổ sung thêm 300 tỷ USD trong năm tài khóa mới, ngân sách này sẽ được dành cho các hợp...