Đại sứ Nga đáp trả cảnh báo cấm vận thương mại của Mỹ
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng lệnh cấm vận thương mại tiềm tàng mà Mỹ muốn áp lên Nga sẽ không thể phá vỡ nền kinh tế Moskva, nhưng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến thương mại quốc tế.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), trong sự kiện do Viện Brookings tổ chức tại Washington hôm 28/5, Phó cố vấn an ninh quốc gia về kinh tế quốc tế của Nhà Trắng Daleep Singh đã được hỏi rằng liệu Mỹ có nên áp thuế đối với mọi mặt hàng xuất khẩu của Nga trong khuôn khổ lệnh trừng phạt Nga hay không.
Ông Singh trả lời rằng: “Lịch sử của các lệnh cấm vận thương mại không phải là một lịch sử vĩ đại. Nhưng trong phạm vi mà Nga đang chuyển đổi hoàn toàn nền kinh tế thành một nhà máy phục vụ cho chiến tranh, chúng ta sẽ đi đến điểm mà trên thực tế đó là nơi kết thúc”.
Đáp lại, Đại sứ Antonov đã viết trong một bài đăng trên Telegram rằng không có lệnh cấm vận hay trừng phạt nào có thể phá vỡ nền kinh tế Nga.
Video đang HOT
“Không điều gì có thể khiến Nga đi chệch khỏi con đường nguyên tắc của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng kinh tế – xã hội và công nghiệp của đất nước mình”, ông Antonov nói và nhấn mạnh sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Moskva.
Theo Tổng thống Vladimir Putin, mặc dù Nga là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn tăng 3,6% và cao hơn mức trung bình toàn cầu năm 2023. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga dự đoán GDP sẽ tăng trưởng từ 2,5% đến 3,5% trong năm nay.
Đại sứ Nga nhấn mạnh giới chức Mỹ không nên tự hào khi đưa ra những tuyên bố về lệnh cấm vận này. Ông cho hay về bản chất, Mỹ đang công khai phát tín hiệu sẵn sàng phá hủy hoàn toàn các mối quan hệ kinh tế toàn cầu đã được thiết lập.
Theo ông Antonov, các nền kinh tế đang phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đang phải gánh chịu tình trạng gián đoạn bởi hơn 4.500 lệnh cấm do Washington áp đặt đối với các cá nhân và công ty trên toàn cầu kể từ tháng 2/2022, khi Nga triển khai triến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Các lệnh trừng phạt của Mỹ đang kích động Nga và các nước khác đáp trả, từ đó làm tăng nguy cơ xung đột thương mại toàn cầu và làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã tồi tệ giữa Moskva và Washington”, ông lưu ý.
Hiện nay, ít nhất 2.173 công ty nước ngoài vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga, trong khi khoảng 1.600 công ty đã rời hoàn toàn hoặc giảm hoạt động ở thị trường này.
Đại sứ Nga: Mỹ phớt lờ lập trường của Moskva về việc Ukraine gia nhập NATO
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết về nguyên tắc, chính quyền Mỹ từ chối lắng nghe tuyên bố của Nga về việc nước này phản đối Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: TASS
"Washington hoàn toàn từ chối lắng nghe việc chúng tôi kiên quyết phản đối Kiev trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Và tất cả những điều này - bất chấp những đề xuất cụ thể từ phía Nga về đảm bảo an ninh - đã được chuyển tới các thủ đô phương Tây hồi tháng 12/2021", Văn phòng báo chí của Đại sứ quán Nga dẫn lời ông Antonov nói.
Đại sứ lưu ý rằng việc giới chức Mỹ đưa ra tuyên bố về tư cách thành viên của Ukraine trong liên minh chỉ khẳng định rằng chiến thắng vô điều kiện của Lực lượng vũ trang Nga trên chiến trường là lựa chọn đúng đắn duy nhất của Moskva.
"Việc Ukraine gia nhập NATO là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi trong bất kỳ trường hợp nào. Đây là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga. Chỉ những chính trị gia không hiểu gì về lợi ích cơ bản của Liên bang Nga mới có thể mong đợi Moskva chấp nhận việc Kiev gia nhập một khối thù địch với chúng tôi", ông nói.
Trong cuộc họp báo hôm 8/4, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay Ukraine có thể gia nhập NATO sau khi cuộc xung đột hiện tại được giải quyết.
Tháng 9/2022, Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập NATO. Tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius vào tháng 7/2023, các nước thành viên đảm bảo sẽ chấp thuận Ukraine gia nhập khối khi nước này đáp ứng được các điều kiện cần thiết. Hội nghị ở Brussels không đưa ra mốc thời gian cho lộ trình gia nhập khối của Kiev.
Hiện tại, NATO bao gồm 32 quốc gia, bao gồm hầu hết các nước châu Âu, Canada, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Bosnia và Herzegovina đang khởi động đàm phán kết nạp thành viên mới. Để gia nhập NATO, mỗi quốc gia phải đáp ứng các điều kiện của kế hoạch riêng, không có tranh chấp lãnh thổ và điều chỉnh lực lượng vũ trang phù hợp với tiêu chuẩn của liên minh.
Vụ tấn công tại Moskva: Đại sứ Nga tại Mỹ khẳng định Moskva sẽ không thay đổi chính sách đối ngoại Theo hãng tin TASS, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định các vụ tấn công khủng bố và xung đột sẽ không buộc Nga thay đổi đường hướng và chính sách đối ngoại. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tấn công khủng bố trung tâm thương mại Crocus City Hall ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva, Nga...