Đại sứ Nga tại Washington nói Mỹ đang lún sâu vào cuộc đối đầu với Moskva
Khi bình luận về gói viện trợ quân sự mới của Mỹ dành cho Kiev, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cho rằng Mỹ đang lún sâu hơn vào cuộc đối đầu với Nga.
Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov. Ảnh: TASS
“Washington đang ngày càng lún sâu vào cuộc đối đầu với Nga, đồng thời sử dụng người Ukraine làm lực lượng ủy nhiệm. Họ gửi ngân sách và các lô vũ khí mới cho Kiev. Nhà Trắng rõ ràng không quan tâm đến sự sụt giảm nhanh chóng về mức độ ủng hộ cho chiến lược này trong xã hội Mỹ. Thay vào đó, họ hy vọng rằng cuộc xung đột sẽ tiếp diễn trong khoảng thời gian dài”, hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Antono trên kênh Telegram của Đại sứ quán Nga.
Nhà ngoại giao Nga cũng chỉ ra rằng Washington không rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, dù điều đó đã phải trả giá quá đắt cho cả hai bên liên quan đến cuộc xung đột.
Trước đó, Mỹ đã phân bổ cho Ukraine gói vũ khí và thiết bị quân sự mới trị giá 200 triệu USD. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết gói viện trợ đặc biệt bao gồm các tên lửa đánh chặn cho hệ thống phòng không Patriot, đạn cho bệ phóng tên lửa HIMARS, hệ thống tên lửa chống tăng TOW và Javelin, 37 máy kéo, đạn pháo cỡ nòng 155 và 105 mm, đạn xe tăng cỡ 120 ly, hơn 12 triệu viên đạn súng ngắn và lựu đạn, phụ tùng, linh kiện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng từng nói rằng ông muốn Ukraine đánh bại Nga và đã cung cấp hàng tỷ USD vũ khí cho Kiev. Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã tránh chuyển giao cho Ukraine các vũ khí tầm xa hơn, do không muốn châm ngòi cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Moskva.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, Ukraine cho biết họ đã được được một số “thành công” trong việc đẩy lùi lực lượng Nga ở một phần phía đông nam.
Hôm 14/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar nói rằng dù cuộc phản công bị cản trở bởi các bãi mìn và tuyến phòng thủ vững chắc của Nga, song quân đội Ukraine đã đạt bước tiến quanh làng Staromaiorske, cách khu vực Donetsk do Nga kiểm soát khoảng 97 km về phía tây nam, và đang gây sức ép trên hai mặt trận ở phía nam.
Theo bà Hanna, quân đội Ukraine đã giành lại được gần 3,2 km2 trong tuần qua xung quanh thành phố Bakhmut phía đông, nơi các lực lượng Nga và Ukraine đã giao tranh gần 18 tháng.
Lầu Năm Góc giải thích lý do khiến Mỹ quyết định gửi bom chùm cho Ukraine
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl cho biết quyết định gửi bom chùm cho Ukraine một phần là do thất vọng trước kết quả mờ nhạt của cuộc phản công mà Kiev đang thực hiện.
Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách Colin Kahl phát biểu trong cuộc họp giao ban tại Lầu Năm Góc ở Washington, D.C, ngày 7/7. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), phát biểu ngay sau khi Nhà Trắng thông báo rằng Tổng thống Joe Biden đã ký lệnh chuyển giao đạn cải tiến thông thường có mục đích kép (DPICM) cho Ukraine, ông Kahl cho hay quyết định này bị ảnh hưởng bởi "tính cấp bách của thời điểm hiện tại".
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người Ukraine có đủ pháo để tiếp tục chiến đấu trong bối cảnh tiến hành cuộc phản công hiện nay, và cũng bởi vì mọi thứ đang diễn ra chậm hơn một chút so với mong đợi", ông Kahl nói và thừa nhận Nga đã thiết lập hệ thống phòng thủ hiệu quả, có lẽ thành công hơn những gì đã được đánh giá.
Ông Kahl cho rằng bom chùm sẽ đóng vai trò là "cầu nối" cho đến khi Mỹ và các đồng minh có thể tăng cường sản xuất đạn pháo 155mm thông thường cho Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau nhiều tháng trì hoãn, cuộc phản công của Ukraine đã nổ ra vào ngày 4/6 với một cuộc tấn công vào các vị trí của Nga gần Donetsk. Bị pháo binh Nga áp đảo và thiếu sự hỗ trợ từ trên không, các lữ đoàn Ukraine do NATO huấn luyện đã tiến qua các bãi mìn do Nga thiết lập và hứng chịu thương vong nặng nề.
Trước những tuyên bố của Nga, ông Kahl tuyên bố rằng các lực lượng của Kiev vẫn đang "thăm dò các điểm yếu" trong mạng lưới phòng thủ nhiều lớp của Nga. Theo ông, phần lớn sức mạnh chiến đấu của Ukraine chưa được huy động.
Trước đó, theo một số thông tin trên truyền thông Mỹ trong 3 tuần qua, giới chức Mỹ đã thất vọng vì cuộc phản công không có tiến triển. Trong khi đó, các quan chức Ukraine tuyên bố rằng cuộc phản công thực sự vẫn chưa bắt đầu và đổ lỗi cho phương Tây không cung cấp đủ vũ khí để đảm bảo thành công.
Về phần mình, ông Anatoly Antonov, Đại sứ Nga tại Washington, cho rằng quyết định gửi bom chùm trong đợt viện trợ quân sự mới nhất cho Kiev của Mỹ đồng nghĩa với việc thừa nhận thất bại và là một nỗ lực trong tuyệt vọng để ngăn chặn thất bại. Ông Antonov lưu ý Washington đang tiếp tục gia tăng nguy cơ trong cuộc xung đột. Đồng thời, ông cho hay động thái của Mỹ "thực sự vượt quá tiêu chuẩn, đưa nhân loại đến gần hơn với một cuộc chiến tranh thế giới mới".
DPICM là những hộp chứa hàng chục đến hàng trăm quả bom nhỏ. Các hộp có thể được thả từ máy bay, phóng từ tên lửa hoặc bắn từ pháo, hải pháo hoặc bệ phóng tên lửa.
Các hộp bom sẽ bung ra ở độ cao nhất định, tùy thuộc vào khu vực của mục tiêu và các quả bom nhỏ bên trong sẽ bắn ra khu vực đó. Chúng có chung một bộ đếm thời gian để phát nổ gần hoặc trên mặt đất, phát tán các mảnh đạn để tiêu diệt binh sĩ đối phương hoặc các phương tiện bọc thép như xe tăng.
Theo Liên minh Bom, đạn chùm (CMC), loại vũ khí này đã được sử dụng từ Thế chiến II và trong hơn 30 cuộc xung đột kể từ đó. Liên minh này cho biết lần gần đây nhất Mỹ sử dụng bom chùm là ở Iraq từ năm 2003 đến năm 2006.
Các lực lượng Mỹ bắt đầu loại bỏ loại đạn dược này vào năm 2016 vì mối nguy hiểm mà chúng gây ra cho dân thường,.
Bom chùm cũng đã bị cấm ở 123 quốc gia vì sự nguy hiểm của vũ khí này về mặt lâu dài đối với người dân, trong đó bị cấm ở hầu hết các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Vị trí triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga ở Belarus có thể gây leo thang căng thẳng Ngày 2/4, Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ được triển khai gần biên giới phía tây của Belarus, trước cửa ngõ NATO. Thành viên của Lực lượng Biên phòng Ukraine canh gác tại trạm kiểm soát Senkivka gần biên giới với Belarus và Nga ở vùng Chernihiv, Ukraine ngày 16/2/2022. Ảnh:...