Đại sứ Mỹ tại LHQ: Ông Trump có thể sa thải bất kỳ ai nếu muốn
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã lên tiếng bênh vực quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) của Tổng thống Donald Trump, nói rằng trên cương vị lãnh đạo đất nước, ông có quyền sa thải bất kỳ ai nếu muốn.
Tổng thống Donald Trump và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley (Ảnh: Fox)
“Ông ấy (Tổng thống Donald Trump) là CEO (Giám đốc điều hành) của đất nước. Ông ấy có thể cất nhắc và sa thải bất kỳ ai ông ấy muốn”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói trong chương trình “This Week”, phát sóng trên kênh ABC News hôm qua 14/5.
Bình luận trên của Đại sứ Haley được đưa ra sau khi người dẫn chương trình hỏi rằng liệu bà có gặp khó khăn gì khi phải giải thích cho các nhà ngoại giao nước ngoài về các quyết định nội bộ của Tổng thống Trump hay không, bao gồm cả việc bất ngờ sa thải Giám đốc FBI James Comey.
Liên quan tới vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Qatar Dana Shell Smith ngày 10/5 đã than phiền trên mạng xã hội Twitter rằng công việc của bà ngày càng trở nên khó khăn khi buổi sáng thức dậy ở một đất nước khác, nghe những tin tức mới từ quê nhà và phải dành cả ngày hôm đó để giải thích cho bạn bè quốc tế về nền dân chủ và các thể chế của Mỹ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại sứ Haley phản bác ý kiến của đồng nghiệp Smith, nói rằng không ai tại Liên Hợp Quốc hỏi bà về các động thái của Tổng thống Trump. “Các bạn có thể thấy ông ấy là một tổng thống hành động. Lý do khiến mọi người cảm thấy không thoải mái là vì ông ấy luôn hành động”, bà Haley cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình đã hỏi Đại sứ Haley rằng Tổng thống Trump có yêu cầu bà đưa ra lời hứa trung thành, như cách ông từng làm với ông Comey trong bữa tiệc tối hồi tháng 1 hay không. Câu trả lời của bà Haley là không, tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc khẳng định khi còn làm thống đốc bang Nam Carolina, “sự trung thành và lòng tin” là điều rất quan trọng đối với bà.
Thành Đạt
Theo AB
WikiLeaks treo giải 100.000 USD cho ghi âm bữa tối "định mệnh" Trump-Comey
WikiLeaks cuối tuần trước tuyên bố treo giải 100.000 USD cho bất cứ ai cung cấp đoạn ghi âm hội thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Giám đốc FBI bị sa thải James Comey vào bữa tối được coi là "định mệnh" với sự nghiệp của ông Comey.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Giám đốc FBI bị sa thải James Comey. (Ảnh: New York Times)
Theo Huffington Post, WikiLeaks - trang mạng chuyên tiết lộ tài liệu mật - đã treo giải này trong một thông báo trên Twitter không lâu sau khi Tổng thống Trump hôm 12/5 cảnh báo ông Comey nên "giữ miệng" với truyền thông.
Ngày 9/5, ông Trump bất ngờ ra quyết định sa thải ông Comey với lý do là ông Comey đã sai sót trong quá trình xử lý điều tra vụ bê bối email của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Tuy nhiên, New York Times dẫn lời các đồng nghiệp của ông Comey nói rằng nguyên nhân chính khiến ông Comey mất chức có thể là bởi cuộc trò chuyện với Tổng thống Trump khoảng 1 tuần sau khi ông nhậm chức. Nguồn tin nói rằng, khi ăn tối cùng nhau, Tổng thống Trump đã hỏi liệu ông Comey có thể trung thành với ông không. Khi đó, ông Comey từ chối cam kết và chỉ nói rằng sẽ "trung thực" với Tổng thống.
Nhà Trắng và đích thân Tổng thống Trump đã bác bỏ thông tin này và cảnh báo ông Comey nên "giữ miệng" với truyền thông. Trong bình luận trên Twitter cuối tuần trước, ông Trump viết: "James Comey nên hy vọng là không có đoạn ghi âm nào về cuộc trao đổi giữa chúng tôi trước khi ông ta bắt đầu rò rỉ thông tin cho báo chí".
Sau quyết định sa thải, thông tin về đoạn hội thoại giữa ông Trump và Comey tiếp tục gây "bão" trên chính trường Mỹ. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc liệu ông Trump có ghi âm lại cuộc nói chuyện đó hay không.
Các nhà làm luật Mỹ hôm qua đã hối thúc Tổng thống Trump cung cấp đoạn ghi âm cuộc nói chuyện với ông Comey nếu nó thực sự tồn tại.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mike Lee nói với Fox News, nếu đoạn ghi âm đó là có thực, Nhà Trắng sẽ buộc phải cung cấp. Lãnh đạo Dân chủ tại Thượng viện, ông Chuck Schumer cũng nói rằng, Tổng thống Trump phải lập tức cung cấp đoạn ghi âm đó cho Quốc hội và cảnh báo việc hủy đoạn ghi âm sẽ là phạm luật. Ông Schumer cho biết thêm, các nghị sĩ Dân chủ tại Thượng viện đang cân nhắc từ chối phủ quyết bổ nhiệm tân giám đốc FBI cho tới khi bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt điều tra về nghi vấn liên hệ giữa đội ngũ tranh cử của ông Trump với Nga.
Giới chức Mỹ cáo buộc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 để tạo ưu thế cho ứng viên Donald Trump. Tuy nhiên, Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Minh Phương
Theo Huffington Post
Phe Dân chủ dọa không bỏ phiếu bầu tân giám đốc FBI Lãnh đạo đảng Dân chủ ở Thượng viện Mỹ cho rằng chính quyền Trump cần bảo đảm không can thiệp cuộc điều tra về Nga. Ông Chuck Schumer cảnh báo việc chính quyền Trump chọn tân giám đốc FBI. Ảnh: CNN Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện ngày 14/5 cho biết các thành viên đảng này đang xem...