Đại sứ Mỹ có thể từ chức để giúp Trump tranh cử
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Branstad sẽ sớm trở về Mỹ sau khi từ chức, có thể nhằm hỗ trợ cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Trump.
“Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad sẽ rời nhiệm sở để tham gia chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump”, quan chức Mỹ giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ hôm nay, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc thông báo đại sứ Branstad dự kiến về nước vào đầu tháng 10.
Sự ra đi của Branstad khiến Mỹ không có đại sứ tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng trên nhiều vấn đề như Covid-19, chiến tranh thương mại hay các đòn “ăn miếng trả miếng” nhắm vào các tập đoàn công nghệ của nhau. Khoảng trống này có thể kéo dài nhiều tháng, ngay cả khi Trump tái đắc cử vào tháng 11 này.
Đại sứ Branstad họp báo tại Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: Reuters.
Branstad từng là thống đốc tại vị lâu nhất tại Iowa, một trong những bang chủ chốt giúp Trump đắc cử năm 2016. Ông chủ Nhà Trắng hôm 12/9 cũng ám chỉ khả năng cựu đại sứ Mỹ gia nhập đội ngũ tranh cử khi nói rằng “Branstad sắp trở về nhà để tham gia chiến dịch”. Nhiều nguồn tin am hiểu vấn đề cho rằng sức ảnh hưởng của Branstad tại Iowa là yếu tố quan trọng với nỗ lực tái đắc cử của Trump.
Video đang HOT
“Câu trả lời có thể là phương án đơn giản nhất, đó là chiến dịch của Trump cần củng cố lợi thế tại Iowa, trong đó bao gồm thuyết phục nông dân rằng chính sách thương mại của Nhà Trắng đang giúp họ, đó không phải điều dễ dàng”, Matthew Goodman, chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Branstad là một trong những đại sứ đầu tiên được Trump lựa chọn sau khi ông đắc cử năm 2016. Ông chủ Nhà Trắng cho biết Branstad được chọn vì kinh nghiệm của ông trong chính sách công, thương mại và nông nghiệp, cũng như “mối quan hệ lâu dài với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”. Branstad quen biết ông Tập từ năm 1985, thông qua những cuộc trao đổi của chính phủ Mỹ – Trung.
Việc bổ nhiệm Branstad làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc ban đầu được Bắc Kinh rất hoan nghênh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ca ngợi ông “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Branstad đã trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ Mỹ – Trung.
Trump, người đang nỗ lực tái tranh cử bằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, đã gia tăng các biện pháp quyết liệt nhằm vào Bắc Kinh. Chính quyền Trump hồi tháng 7 yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston. Trung Quốc sau đó đáp trả bằng cách yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Mỹ hồi đầu tháng tiếp tục tuyên bố hủy thị thực 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích đây là hành vi “đàn áp”.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sắp từ chức
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad sẽ từ chức sau hơn ba năm ở Bắc Kinh, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng.
Một nguồn thạo tin hôm 14/9 xác nhận đại sứ Terry Branstad dự kiến rời Bắc Kinh trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay cảm ơn Branstad trên Twitter vì sự đóng góp của ông cho người dân Mỹ với tư cách là đại sứ tại Trung Quốc. "Tổng thống Donald Trump đã chọn đại sứ Branstad vì kinh nghiệm hàng chục năm làm việc với Trung Quốc biến ông ấy trở thành người phù hợp nhất để đại diện cho chính quyền và để bảo vệ lợi ích, lý tưởng Mỹ trong mối quan hệ quan trọng này", Ngoại trưởng Mỹ viết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và ông Terry Branstad tại Iowa năm 2012. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ không nêu lý do Branstad từ chức, hay đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc ai sẽ tiếp quản vị trí ngoại giao quan trọng này.
Thông tin được đưa ra sau khi People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 9/9 từ chối đăng một bài viết của Branstad cáo buộc chính phủ Trung Quốc "lợi dụng" sự cởi mở của Mỹ trong những thập kỷ gần đây, với lý do "không đúng sự thật".
"Nếu ông muốn xuất bản bài viết này trên People's Daily, ông nên chỉnh sửa đáng kể nội dung dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau", People's Daily viết trong thư từ chối.
Ngoại trưởng Mỹ ngay sau đó chỉ trích People's Daily, cho biết nếu chính phủ Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thật sự, họ nên "tôn trọng quyền để các nhà ngoại giao phương Tây trao đổi trực tiếp với người dân Trung Quốc".
Branstad là một trong những đại sứ đầu tiên được Trump lựa chọn sau khi ông đắc cử năm 2016. Ông chủ Nhà Trắng cho biết Branstad được chọn vì kinh nghiệm của ông trong chính sách công, thương mại và nông nghiệp, cũng như "mối quan hệ lâu dài với Chủ tịch Tập Cận Bình".
Branstad được cho là quen biết ông Tập từ năm 1985, thông qua những cuộc trao đổi của chính phủ Mỹ - Trung.
Ban đầu, việc Branstad, cựu thống đốc bang Iowa, được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc được Bắc Kinh rất hoan nghênh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ca ngợi ông "người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc".
Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Branstad đã trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ Mỹ - Trung, với căng thẳng song phương gia tăng trên nhiều lĩnh vực như nguồn gốc Covid-19, chiến tranh thương mại hay các đòn "ăn miếng trả miếng" nhắm vào các tập đoàn công nghệ của nhau.
Trump, người đang nỗ lực tái tranh cử bằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, đã gia tăng các biện pháp quyết liệt nhắm vào Bắc Kinh. Chính quyền Trump hồi tháng 7 yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston. Trung Quốc sau đó đáp trả bằng cách yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Mỹ hồi đầu tháng tiếp tục tuyên bố hủy thị thực 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích đây là hành vi "đàn áp".
Cháu gái nói Trump 'đang tuyệt vọng' Mary Trump tin rằng người chú Donald Trump đang ngày càng tuyệt vọng về cơ hội tái đắc cử khi tố Biden "dùng thuốc" để tăng khả năng tranh luận. "Tôi nghĩ đó có thể là sự tuyệt vọng của chú Donald, chú ấy đang như người chết đuối vớ vào bất cứ chiếc cọc nào", Mary Trump, người gọi đương kim Tổng...