Đai nịt bụng có thật sự giúp giảm được mỡ bụng
Để có được vòng eo mơ ước và không còn mỡ bụng, nhiều chị em đã dành trọn lòng tin vào những chiếc đai nịt bụng thay vì xây dựng cho mình một lộ trình ăn uống hợp lí kết hợp với tập luyện thể dục điều độ.
Đai nịt bụng được biết đến bởi các hãng hàng quen thuộc với các chị em như Waist Trainer, Coreset, Latex, bằng cách sử dụng miếng gen hoặc khăn quấn chặt vào bụng để tạo thành áp lực vật lý lên vòng bụng của người sử dụng.
Những chiếc đai nịt bụng có thật sự đem lại hiệu quả cho người sử dụng
Đai nịt bụng được quảng cáo như một giải pháp hữu hiệu làm giảm mỡ bụng, giúp lấy lại vòng eo “con kiến” một cách nhanh chóng, nhất là với chị em phụ nữ sau sinh. Cộng thêm sự quảng cáo rất “thần thánh” từ những người nổi tiếng, càng lấy được sự tin tưởng của chị em, thậm chí có người còn ưu tiên và lạm dụng quấn đai nịt để lấy lại vòng eo hơn cả việc ăn uống khoa học và luyện tập thể thao để cải thiện ngoại hình.
Sự thật là ngoài việc phẫu thuật thì chỉ có 1 cách giảm mỡ đó là thực hiện Calorie Deficit: Có thể hiểu rằng lượng calorie một ngày cơ thể tiêu thụ phải lớn hơn lượng calorie nạp vào cơ thể, cơ thể sẽ tiêu hao các chất béo dự trữ để tạo ra năng lượng hoạt động, từ đó mà sẽ giảm được mỡ thừa.
Tuy nhiên đai nịt bụng này không có chức năng giúp làm tiêu hao lượng calorie. Thay vào đó nó khiến người sử dụng luôn cảm thấy bụng bị ép, hoặc khi ăn sẽ có cảm giác nhanh no bụng vì bụng đang phải chịu một áp lực rất lớn chèn ép lên dạ dày, lâu dầu sẽ đến giảm cân nhưng là giảm toàn bộ chứ không chỉ vùng eo… chính điều này khiến nhiều người ngộ nhận nhờ nịt bụng mà tiêu mỡ bụng, giảm eo.
Áp lực từ nịt bụng tác động tới dạ dày lớn sẽ khiến cho những đồ ăn chứa trong dạ dày có nguy cơ trào ngược lên thực quản. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong đường tiêu hóa. Khi trào ngược axit lên thực quản gây ợ nóng, đầy bụng, chướng khí. Người mắc hội chứng ruột kích thích hay người không tự chủ được tiểu tiện khi dùng đai nịt bụng sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Thậm chí áp lực của đai nịt cũng có thể khiến các bộ phận khác như: gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.
Quấn đai nịt bụng trong một thời gian dài còn làm ảnh hưởng tới cấu trúc xương sườn, chúng sẽ siết chặt phổi, khiến thể tích khoang bụng cũng bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình hô hấp, người sử dụng đai sẽ có cảm giác khó thở, nhanh xuống sức. Thậm chí, nhiều người nhịp thở không đều dẫn đến thiếu oxi và bị ngất khi vận động nhiều.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp quấn băng dính, đai nịt bụng… sẽ có tác dụng nóng tại chỗ, làm tăng tuần hoàn, giãn mạch giúp quá trình thoát mồ hôi nhanh hơn, khiến cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn, nhưng không có tác dụng tiêu mỡ vùng bụng.
Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh, việc mong muốn lấy lại vòng eo nhanh chóng các khiến các chị em thêm tin tưởng vào đai nịt bụng. Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thu Ngân, (Bệnh viện phụ sản Hà Nội) cho hay: Sau khi phụ nữ sinh con, 6 tuần sau các cơ quan sinh dục mới trở về bình thường nên trong vòng 6 tuần sau sinh, nếu sản phụ chườm nóng, dùng nịt bụng quế sẽ làm tử cung không co lại được gây băng huyết, điều này rất nguy hiểm.
Ngoài ra, phụ nữ có thai không được dùng sản phẩm này. Phụ nữ sinh mổ sau 2 tháng mới được dùng, khi dùng cần lót một lớp vải mỏng, tránh tiếp xúc trực tiếp lên da, tốt nhất nên đợi lành vết thương rồi hãy nịt. Bên cạnh đó, các chị em không nên thắt đai liên tục mỗi ngày, chỉ nên nịt một vài tiếng đồng hồ, lúc ngủ nên tháo ra, thắt đai ở mức độ dễ chịu. Nếu thắt quá chặt sẽ gây cản trở lưu thông máu, thâm da, gây nóng, mụn nhọt lở loét.
Vì vậy, để có được một vòng eo đáng mơ ước mà vẫn bảo vệ sức khỏe thật tốt, người tiêu dùng không nên quá lạm dụng cũng như tin vào những lời quảng cáo vô căn cứ về những chiêc đai nịt bụng “vi diệu” mà bỏ qua một chế độ ăn ướng và tập thể dục hợp lí.
Ngân Hạ
Theo vietQ
Nhận diện 7 dấu hiệu đau cơ xơ, chớ chủ quan kẻo có ngày hối hận
Bạn có thể nhận ra đau cơ xơ hóa bởi những triệu chứng dưới đây.
1. Đau
Gần như tất cả những người bị đau cơ xơ đều bị đau cơ hoặc đau khớp. Đây có thể là một cơn đau dai dẳng, nhói hoặc nóng trong người như lửa đốt. Cơn đau thường bắt đầu ở lưng, vai hoặc cổ và có thể dần dần lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
2. Mệt mỏi
Đây là một trong những dấu hiệu bạn không nên bỏ qua. Các triệu chứng mệt mỏi xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân đau cơ xơ hóa.
3. Độ cứng
Một triệu chứng phổ biến của đau cơ xơ hóa là cảm thấy rất cứng trong một thời gian dài ở một vị trí nhất định. Đặc biệt là vào buổi sáng, khi bạn thức dậy, bạn có thể gặp phải tình trạng này. Vào ban ngày, bạn có thể khó khăn khi đứng dậy khỏi ghế.
4. Khó ngủ
Đây cũng là một trong dấu hiệu bạn không nên bỏ qua. Cơn đau có thể khiến bạn thức dậy trong đêm, ngủ ít hơn rất nhiều.
5. Nhạy cảm với nhiệt độ thay đổi
Đối với nhiều người, vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ thay đổi. Thời tiết lạnh thường được coi là "thủ phạm", nhưng cũng có những người bị đau hơn khi thời tiết trở nên ấm áp hơn.
6. Vấn đề tập trung
Rất nhiều người bị đau cơ xơ hóa có vấn đề về tập trung. Đó là do họ sự mệt mỏi.
7. Vấn đề về đường ruột
Một số bệnh nhân gặp vấn đề đường ruột có triệu chứng giống như hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể bị tiêu chảy một ngày và bị táo bón và chuột rút vào ngày hôm sau.
Ngọc Huyền
Theo Tips-and-tricks/emdep
Cà chua 'đại kỵ' với những người này, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa Cà chua có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giàu vitamin và là loại quả góp phần chế biến nên rất nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Thế nhưng với một số người, ăn cà chua lại có thể khiến bệnh tình nặng thêm, thậm chí gây nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Cà chua là...