Đãi ngộ cán bộ quản lý giáo dục như thế, Bộ sao tuyển được người giỏi?
Cán bộ, nhân viên đang gián tiếp làm việc, phục vụ cho các cơ sở giáo dục, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục bị bỏ rơi hoặc không có chế độ hỗ trợ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó, nhà giáo giảng dạy trực tiếp tại các trường đại học, học viện, trường bồi dưỡng cán bộ được hưởng phụ cấp 25%.
Đối với nhà giáo giảng dạy ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng là 30%.
Tỷ lệ phụ cấp 35% đối với giáo viên mầm non, tiểu học ở đồng bằng và giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên ở miền núi, vùng sâu vùng xa.
Giáo viên dạy tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm, môn khoa học Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng được hưởng phụ cấp 45%.
Mức phụ cấp cao nhất 50% được áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Nhiều nhà giáo thất vọng với dự thảo về chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên công lập. (Ảnh minh hoạ: Báo Nhân Dân)
Chế độ phụ cấp ưu đãi này sẽ được áp dụng cho tất cả nhà giáo đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả những giáo viên trong thời gian thử việc, hợp đồng lao động.
Góp ý cho dự thảo này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 17/10/17 đăng bài: “Một vài kiến nghị của thầy Đỗ Tấn Ngọc về phụ cấp đứng lớp và thâm niên nhà giáo”.
Bài viết trên đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ của bạn đọc cả nước, đặc biệt các thầy cô giáo trong ngành giáo dục.
So với chế độ phụ cấp ưu đãi đứng lớp đối với nhà giáo đang thực hiện từ tháng 9 năm 2004 đến nay theo Quyết định số 244/2005/ QĐ-TTg ngày 06/10/2005 thì Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo lần này cũng không có gì thay đổi.
Video đang HOT
Về nội dung trên, tất cả thầy cô giáo ở bậc phổ thông, bậc chuyên nghiệp được hỏi đều lấy làm thất vọng về cách xây dựng Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có người nói thẳng, thà để như cũ còn hơn đưa ra Dự thảo mà chẳng thấy điểm mới nào cả.
Một chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với ngành giáo dục được ban hành và áp dụng trong suốt 13 năm qua mà chỉ bó hẹp trong phạm vi đối tượng các nhà giáo đương trực tiếp giảng dạy, rõ ràng xem ra không còn phù hợp nữa.
Những đối tượng cán bộ, nhân viên đang gián tiếp làm việc, phục vụ cho các cơ sở giáo dục, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục bị bỏ rơi hoặc không có chế độ hỗ trợ khác thì thật là bất công và vô lý.
Nhiều cán bộ, chuyên viên ở Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo phản ánh rất đúng:
Họ thường phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn lại các chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán ở các đơn vị trường học (cũng soạn bài, lên lớp, giảng dạy như cán bộ, giáo viên ở dưới trường).
Thế mà không được hưởng phụ cấp ưu đãi đứng lớp, trong khi đó Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường học, mỗi tuần dạy có 2-4 tiết chuẩn/ tuần lại có tất cả.
Tâm lý, tư tưởng sợ và nản khi được cấp trên điều động lên làm cán bộ, chuyên viên ở Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo là có thật ở nhiều thầy, cô giáo.
Muốn cho công việc quản lý, chất lượng giáo dục ở từng địa phương tốt lên thì phụ thuộc không ít vào các “đầu tàu”.
Thành phần cán bộ, chuyên viên ở các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo phải là những cán bộ, giáo viên giỏi, có năng lực, phẩm chất tốt được lựa chọn từ dưới cơ sở.
Với cách đối xử bất công như lâu nay, lên trên Phòng, Sở đồng nghĩa: chế độ, thu nhập, lương bổng bị giảm sút nhiều thì còn mấy ai yên tâm làm việc, phục vụ tốt cho địa phương, cho ngành nữa không?
Trong giới nhà giáo chúng tôi đang tồn tại mấy câu có vần không kém phần bi hài như thế này:
“Người giỏi ở dưới trường. Người thường thường lên Sở. Người dở dở làm việc trên Bộ”.
Các cán bộ, giáo viên, chuyên viên, nhân viên ở các địa phương, các cơ sở giáo dục có chung kiến nghị:
Ngoài chính sách quan tâm, hỗ trợ cho các đối tượng làm việc gián tiếp ở Trường, Phòng, Sở thì Bộ Giáo dục và Đào tạo (tham mưu, đề xuất với Chính phủ) và Nhà nước cần tăng thêm phụ cấp ưu đãi đứng lớp, thâm niên và có một hệ số lương riêng xứng đáng (gần với quân đội, công an) đối với nhà giáo.
Nhà nước và nhân dân ta luôn kỳ vọng vào một nền giáo dục chất lượng, tạo động lực chính cho mọi mặt của đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế nước nhà phát triển.
Vì thế, không có cách nào khác phải đầu tư hơn nữa cho giáo dục, trong đó chú trọng đến chính sách, chế độ lương bổng, cuộc sống vật chất cho tất cả nhà giáo và các bộ phận khác trong ngành giáo dục.
Vì giữa lực lượng trực tiếp và gián tiếp, giữa cấp cơ sở và cấp quản lý giáo dục, hành chính ở Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo đều có quan hệ qua lại, mật thiết với nhau.
Đừng để “giáo dục là quốc sách hàng đầu” chỉ là khẩu hiệu.
Theo GDVN
Những hình ảnh đẹp về PGS Văn Như Cương
Sau hơn ba năm kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư, ngày 9/10, PGS Văn Như Cương (Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT dân lập Lương Thế Vinh) đã qua đời, thế nhưng những dấu ấn ông để lại khiến bao thế hệ học trò của trường không thế nào quên.
Trước những xót xa, tiếc thương của hàng triệu học sinh, đặc biệt hơn những hình ảnh gần gũi, thân thương mà cố nhà giáo để lại trong lòng của mỗi người. Cùng nhìn lại những hình ảnh đẹp về ông được con gái Văn ThùyDương lưu lại:
PGS Văn Như Cương được biết đến trong lòng triệu học sinh bởi sự gần gũi, cởi mở và chân thành. Đặc biệt hơn là những góp ý thẳng thắn, chân thành của ông trong lĩnh vực giáo dục.
Không chỉ phong cách giáo dục, mà ngay chính cuộc sống đời thương, ông vẫn luôn gần gũi với con cháu, đơn giản chỉ là những cử chỉ nhẹ nhàng, hay những cái nắm tay chất chứa nhiều lắng đọng.
Luôn đồng hành và tiếp sức cho ông trên mọi chặng đường chính là người vợ, bà Đào Kim Oanh.
60 năm gắn bó, 60 năm hai vợ chồng PGS Văn Như Cương cùng nhau trải qua bao mùa khai giảng, cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Những ngày chống trọi với bệnh tật, bà Đào Kim Oanh vẫn luôn tận tụy chăm sóc ông, cùng ông vượt qua những đau đớn của bệnh tật.
PGS Văn Như Cương từng nói: "Học trò xem tôi như người bố, người ông nên tôi thấy mình đáng sống lắm", ông đã viết nên một bài ca đẹp về người thầy, người ông, người cha đáng khâm phục trong lòng hàng triệu học sinh.
Theo Congly
Nghề giáo cần có một lời thề? Ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT ĐH FPT - đưa ý tưởng "Cần một lời thề cho nghề giáo - cũng như một cam kết về thiên chức của mình, về cái nghiệp mà mình lựa chọn". Ông Lê Trường Tùng cho rằng: "Trong các ngành nghề của xã hội, chỉ có hai nghề được gọi là thầy, đó là thầy...