Đài Loan: Tập trận chống Trung Quốc, chiến đấu cơ hạ cánh trên đường cao tốc
Đài Loan đã phô diễn khả năng của chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm của nước này bằng cách cho máy bay hạ, cất cánh và tiếp nhiên liệu trên đường cao tốc, trong cuộc tập trận với giả định các căn cứ không quân của hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công.
Cuộc tập trận đầu tiên kiểu này kể từ năm 2011 là nhắc nhở cho thấy sự thù địch vẫn còn giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, bất chấp mối quan hệ giữa hai bên đã nồng ấm trong thời gian vừa qua.
“Viễn cảnh của cuộc tập trận là các căn cứ không quân bị hư hại nặng sau các đợt tấn công dồn dập của tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc”, Thiếu tướng Hung Kuang-min cho biết với các phóng viên.
3 chiến đấu cơ, một chiếc F-16, một Mirage 2000-5 và một chiến đấu cơ do Đài Loan tự phát triển Indigenous Defence, đã tập hạ cánh xuống đường cao tốc ở huyện Chiayi, miền nam Đài Loan, và tiếp nhiên liệu, chất tên lửa, đạn dược, trước khi cất cánh trở lại.
Cuộc diễn tập hôm nay lần đầu tiên có sự tham gia của E-2K, một máy bay cảnh báo sớm do Mỹ sản xuất.
Video đang HOT
Khoảng 1.200 binh sỹ đã được huy động cho cuộc diễn tập. Đây là một phần của cuộc tập trận có mật mã “Han Kuang 30″, nhằm đánh giá khả năng tự vệ của Đài Loan trước một cuộc xâm lược của Trung Quốc đại lục.
Mối quan hệ Trung-Đài đã cải thiện đáng kể từ năm 2008, sau khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền, thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai bên. Năm 2012, ông đã tái trúng cử.
Song Trung Quốc từ chối loại bỏ sử dụng vũ lực nếu Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Đài Loan và Trung Quốc đại lục bị chia cắt vào cuối cuộc nội chiến năm 1949.
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc-Đài Loan hội đàm lịch sử sau 65 năm
Trung Quốc và Đài Loan hôm nay sẽ bắt đầu cuộc hội đàm cấp cao nhất kể từ năm 1949 trong nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Ông Trương Chí Quân (trái) và ông Vương Úc Kỳ.
Ông Trương Chí Quân, Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, và Vương Úc Kỳ, phụ trách chính sách Trung Quốc của hòn đảo, sẽ gặp nhau trong cuộc hội đàm kéo dài từ 11-14/2.
Cuộc gặp diễn ra tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc là kết quả sau nhiều năm nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ và sẽ là cuộc trao đổi cấp cao nhất kể giữa hai bên kể từ khi Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc vào năm 1949.
Mặc dù chương trình nghị sự chính thức cho cuộc hội đàm không được công bố, nhưng ông Vương Úc Kỳ hồi tháng trước cho biết họ đã có "các gợi ý quan trọng cho việc thể thế hóa hơn nữa quan hệ giữa hai bên".
Theo giới phân tích, mặc dù được đánh là mang tính lịch sử nhưng cuộc hội đàm phần lớn được xem là chỉ mang tính biểu tượng và nhằm xây dựng lòng tin.
Giới chức Đài Loan cho hay họ sẽ nêu ra vấn đề tự do báo chí sau khi Bắc Kinh không cho phép một số cơ quan truyền thông tham dự cuộc hội đàm 4 ngày ở Nam Kinh.
Trong khi đó, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ thúc giục Đài Loan thông qua một thỏa thuận thương mại tự do hiện đang bị bế tắc tại quốc hội.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một vần lãnh thổ của mình và để ngỏ khả năng dùng vũ lực để giành lại hòn đảo.
Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan, dù không chính thức công nhận hòn đảo. Điều này đã tạo ra cuộc đối đầu quân sự kéo dài nhiều thập niên giữa Bắc Kinh và Washington.
Nhưng quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể sau khi ông Mã Anh Cửu, một người thân Bắc Kinh, được bầu làm lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008.
Các chuyến bay xuyên eo biển đã cất cánh vào năm 2008 và các du khách từ đại lục bắt đầu đổ tới Đài Loan.
Các thỏa thuận thương mại đã cho phép các công ty công nghệ Đài Loan mở rộng mạnh mẽ, đầu tư hàng tỷ USD vào đại lục.
Theo Dantri
Tổng thống Ấn Độ "hy vọng có thể lái xe từ Hà Nội tới Calcutta" Tại Lễ khai trương Trung Tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Tổng Thống Ấn Độ nhấn mạnh việc tăng cường kết nối giữa hai nước như việc mở đường bay thẳng VN-Ấn Độ. Ông cũng hy vọng trong tương lai có thể lái xe từ Hà Nội tới thành phố Calcutta của Ấn Độ. Lễ đón Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee tại Học...