Đài Loan tăng cường tự động hóa, khẳng định năng lực sản xuất thông minh
Từ sản xuất máy móc truyền thống, Đài Loan đang dần chuyển mình để trở nhà cung cấp giải pháp sản xuất thông minh, đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển của ngành công nghiệp toàn cầu.
Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ vào sản xuất
“Kết nối” ( Connection) và “Tối ưu hóa” ( Optimization) là hai giá trị cốt lõi của Công nghiệp 4.0. Và để tạo ra những giá trị này cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như sản xuất tự động, IoT, robot thông minh, kết nối chuỗi cung ứng và Big Data. Trong đó, IoT có ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành công nghiệp và góp phần tái định nghĩa lại toàn bộ chuỗi cung ứng.
Với sự tích hợp của công nghệ kỹ thuật số và điều khiển tự động, IoT có thể đảm nhiệm việc phối hợp lao động giữa người và robot, tự động hóa quy trình và các dây chuyền sản xuất linh hoạt.
“Kết nối” (Connection) và “Tối ưu hóa” (Optimization) là hai giá trị cốt lõi của Công nghiệp 4.0
Đặc biệt, trước nhu cầu high mix – low volume (sản phẩm đa dạng, dễ dàng tùy chỉnh độ thích ứng nhưng số lượng ít) của thị trường, các nhà sản xuất có thể ứng dụng IoT để nâng cấp quy trình sản xuất vốn đại trà và khuôn mẫu trở nên linh hoạt hơn. Có thể nói, cách tiếp cận mới trong sản xuất này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực, hứa hẹn mang lại nhiều doanh thu và cơ hội phát triển trong tương lai.
Đài Loan dựng nền tảng cho tự động hóa thông minh
Trên thị trường robot cộng tác ( collaborative robots) thế giới, Đài Loan là một cái tên nổi bật. Có thể kể đến Techman Robot – một doanh nghiệp chuyên về robot cộng tác và phát triển tầm nhìn công nghệ của Đài Loan đang giữ vị trí thứ 2 trên thị trường quốc tế từ năm 2018, chỉ sau công ty Universal Robots của Đan Mạch.
Robot TM12 của Techman Robot đã giành giải thưởng Taiwan Excellence lần thứ 28 và góp phần khẳng định vị thế của Đài Loan, bởi đây là robot cộng tác đầu tiên trên thế giới có “mắt”. Không chỉ có khả năng tiến hành quá trình nhận diện dựa trên hình dạng, vị trí, mã vạch mà màu sắc của vật thể, TM12 còn được trang bị hệ thống định vị thông minh dựa trên hình ảnh, phù hợp với các ngành công nghiệp có sử dụng chất bán dẫn, các khổ, tấm và CNC.
Video đang HOT
TM12 của Techman Robot khẳng định vị thế của Đài Loan trong lĩnh vực robot cộng tác (collaborative robots)
Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường Fuji Keizai Nhật Bản, ước tính thị trường robot công nghiệp toàn cầu sẽ mở rộng gấp rưỡi so với với năm 2018 vào cuối 2025 với tổng giá trị sản lượng lên tới 26,7 tỷ USD. Trước triển vọng phát triển này, Đài Loan với những lợi thế đã và đang nỗ lực xây dựng nền tảng vững chắc cho những bước đi tiếp theo của tự động hóa thông minh.
Đài Loan đang xây dựng nền tảng vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo của tự động hóa thông minh
Củng cố ngành sản xuất với những giải pháp toàn diện
Máy công cụ là một trong những khía cạnh thể hiện năng lực công nghiệp mạnh mẽ của Đài Loan. Với xu hướng phát triển của Công nghiệp 4.0, làm thế nào để giám sát và làm chủ tất cả các thành phần của máy công cụ, đồng thời nâng cao năng suất, từ đó đạt được tối ưu hóa và tăng lợi nhuận, là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp Đài Loan.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp tại đây đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết thách thức này. Phải kể đến hệ thống giám sát thông minh máy công cụ i4.0 của Bufflo, một sản phẩm cũng giành giải thưởng Taiwan Excellence lần thứ 28, đã tích hợp trí thông minh với các công cụ máy móc tiên tiến.
Hay Delta Electronics, một công ty đạt giải thưởng của Đài Loan chuyên về “Tự động hóa thông minh” (Smart-Automation) đã mở rộng phát triển thêm “Sản xuất thông minh” (Smart-Manufacturing) nhằm đưa ra các giải pháp sản xuất thông minh toàn diện. Từ đây, so với dây chuyền sản xuất truyền thống, năng suất của các nhà máy thông minh đã được tùy chỉnh có thể được tăng lên 70%, đồng thời năng suất lao động trực tiếp cũng gấp 3 – 5 lần.
Với những bước phát triển tập trung và mạnh mẽ, Đài Loan đang dần tiến tới việc trở thành cơ sở sản xuất và cung cấp giải pháp cho máy móc thông minh cho thế giới
Cùng với những giải pháp giúp củng cố năng lực sản xuất, dự báo trong tương lai cũng cho thấy khả năng bứt phá của ngành công nghiệp Đài Loan.
Vào đầu năm 2020, mặc dù Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thiết bị máy móc, dự kiến nhu cầu thị trường sẽ tăng mạnh trở lại khi đại dịch thuyên giảm. Một ước tính lạc quan cho thấy tổng mức tăng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp máy móc thiết bị của Đài Loan sẽ là 3,3 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 5% -10%. Bên cạnh đó, giá trị sản lượng của các công cụ máy móc thiết bị chính sẽ tăng 10%.
Với mục tiêu dài hạn là trở thành cơ sở sản xuất và cung cấp giải pháp cho máy móc thông minh trên thế giới cùng năng lực R&D mạnh mẽ và đam mê cải tiến công nghệ, có thể thấy, Đài Loan đã và đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Vương quốc sản xuất máy móc thông minh” của thế giới.
Ngọc Minh
Nhà máy iPhone đối phó với corona như thế nào?
Những đối tác sản xuất iPhone tại Trung Quốc như Foxconn đang thực hiện các biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi chủng corona mới (Covid-19).
Từ khi bùng phát đến nay, Covid-19 đã tác động lên mọi lĩnh vực kể cả ngành công nghệ. Không ít công ty lớn đã đóng cửa văn phòng, ngừng hoạt động các nhà máy, cửa hàng để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Apple là cái tên chịu ảnh hưởng nặng nề khi phần lớn nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc.
Doanh số và nguồn cung iPhone của Apple có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì Covid-19.
Sau một thời gian đóng cửa toàn bộ, đến nay vài đơn vị sản xuất đã hoạt động lại nhưng số nhân công đến làm việc chỉ khoảng 10%. Do virus vẫn đang diễn biến hết sức khó lường, các nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp an toàn để đảm bảo virus không lây lan.
Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Foxconn và các nhà máy triển khai nhiều biện pháp như lập phòng cách ly, lắp đặt cảm biến nhiệt độ, dự trữ khẩu trang khử trùng đủ dùng trong 2 tuần.
Theo Nikkei Asian Review, thách thức lớn nhất mà một nhà máy Foxconn đối mặt đó là đảm bảo an toàn cho khuôn viên rộng bằng 250 sân bóng đá, chứa hơn 100.000 người. Các yếu tố như luồng không khí trong ký túc xá, nhà ăn và khu vực sản xuất cũng cần đảm bảo tốt nhất.
Dù Foxconn vẫn đang chịu tác động nặng nề từ Covid-19, công ty này vẫn cố gắng sản xuất trong điều kiện giới hạn, thậm chí thiết lập dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế với công suất dự kiến 2 triệu khẩu trang mỗi ngày. Công ty còn phát hành ứng dụng trên smartphone cảnh báo nhân viên nếu họ đến gần các điểm nóng hoặc khu vực đông người.
Foxconn cũng lên kế hoạch điều chỉnh giờ ăn để tránh việc quá nhiều nhân viên gặp nhau. Các nhân viên được khuyến khích đi ăn một mình, bớt nói chuyện, tránh gặp gỡ bạn bè sau giờ làm việc. Khi gặp nhau, họ nên mở cửa sổ và ngồi cách ít nhất một mét.
Đại diện Foxconn thừa nhận phải mất ít nhất một đến 2 tháng để khôi phục dây chuyền sản xuất trở lại bình thường, ưu tiên hàng đầu bây giờ là khôi phục các dây chuyền nhỏ ổn định rồi từ từ mở rộng hơn, không phải làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt.
Một số đối tác sản xuất hàng Apple như Pegatron, Wistron và Quanta Computer cũng đang khôi phục các dây chuyền, trong đó có kế hoạch dời dây chuyền sang Ấn Độ hoặc Đài Loan.
Trong báo cáo tình hình kinh doanh quý IV/2019, Apple đặt mục tiêu doanh thu từ 63-67 tỷ USD trong quý I/2020. CEO Tim Cook cho biết 4 tỷ USD chênh lệch này lệ thuộc vào tình hình bùng phát dịch bệnh do virus corona gây ra.
Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF Securities cũng xác định Apple sẽ phải cắt giảm 10% đơn hàng iPhone trong quý I/2020 vì Covid-19. Ông cho biết rất khó dự báo về hoạt động sản xuất iPhone trong quý II vì diễn biến của virus khó lường.
Tính đến 14/2, số người nhiễm virus Covid-19 trên toàn thế giới được xác nhận đã vượt qua 60.000, trong đó hơn 1.300 ca tử vong và hơn 6.000 ca đã phục hồi
Theo Zing
Không đợi hết dịch, Apple sẽ chuyển nhà máy sản xuất iPhone sang Việt Nam? Apple có lẽ sẽ không thể chờ đến khi dịch virus Corona được dập tắt và đang tiến hành chuyển đơn đặt hàng đến các nhà sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Những ảnh hưởng của virus Corona trên toàn thế giới không chỉ dừng ở con người mà cả về kinh tế. Các hạn chế do chính phủ Trung Quốc áp đặt...