Đài Loan phát hiện nhiều núi lửa ở Biển Đông
Các nhà nghiên cứu Đài Loan (Trung Quốc) đã xác định được 8 núi lửa trong bán kính 10 km quanh khu vực đảo tranh chấp Hoàng Nham ở Biển Đông mà Philippines gọi là bãi cạn Scarborough.
Vùng biển quanh bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham được phát hiện có nhiều núi lửa.
Hội đồng Khoa học Đài Loan cho biết các núi lửa trên được tìm thấy trong quá trình các nhà khoa học thực hiện hai chuyến du hành, mỗi chuyến kéo dài hai tuần, trên tàu Nghiên cứu Hải dương 5. Đây là tàu nghiên cứu lớn nhất do Đài Loan tự đóng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Công Quốc Thanh được dẫn lời cho biết các vết nứt dưới đáy biển gần đảo Hoàng Nham/Scaborough cho thấy đã có những chuyển động rất mạnh và phun ra nhiều đợt nước nóng từ hơn 20 triệu năm qua.
“Sự hiện diện của những núi lửa đã thay đổi kiến thức của con người về các cù lao và mở ra cánh cửa cho nhiều nghiên cứu về địa chất dưới biển trong khu vực, qua đó có thể hiểu rõ hơn về các loại khoáng sản và các cách phân phối tài nguyên khoáng sản dưới nước”, ông nói.
Video đang HOT
Nghiên cứu của nhóm khoa học Đài Loan được tiến hành dưới sự bảo vệ của các tàu hải quân và cảnh sát biển. Đây là khu vực tranh chấp lâu nay giữa Trung Quốc và Philippines dẫn tới căng thẳng giữa hai nước trong thời gian qua.
Theo Dantri
Đối thoại chiến lược Mỹ-Trung đạt kết quả mờ nhạt
Mỹ và Trung Quốc đã khép lại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ 5 sau 2 ngày họp ở thủ đô Washington với những kết quả mờ nhạt.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại ngày thảo luận đầu tiên của Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 5.
Cuộc đối thoại kết thúc với việc hai bên vẫn còn nhiều bất đồng trong các hồ sơ nóng và chỉ đạt được nhất trí tối thiếu về hợp tác chống biến đổi khí hậu và thương mại.
Tại phiên bế mạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew - đồng chủ tọa đối thoại - thừa nhận hai bên chỉ thảo luận dựa trên những thỏa thuận đã được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng trước ở California.
Ông Jack Lew cũng điểm lại những tiến bộ đạt được trong toàn bộ cuộc Đối thoại và cho biết hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, hợp tác năng lượng và tài chính.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin tại chỗ, hai bên vẫn còn nhiều bất đồng trong các vấn đề nóng, nhất là chủ đề an ninh mạng vốn đang là tâm điểm trong quan hệ hai nước liên quan đến những cáo buộc của Mỹ đối với tin tặc Trung Quốc và những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo CIA Edward Snowden về chương trình do thám toàn cầu của Mỹ.
"Trung Quốc hãy ngừng lại những hoạt động đánh cắp trên mạng nhằm vào Mỹ", phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi tại Đối thoại sau khi dẫn số liệu đưa ra trong một bản phúc trình mới đây nói rằng hành động xâm nhập mạng của Trung Quốc mỗi năm gây thiệt hại cho Mỹ hàng tỷ USD.
Ông Biden cũng đề cập tới một vấn đề nhạy cảm khác liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Theo ông, Trung Quốc sẽ hùng cường hơn, ổn định hơn và sáng tạo hơn nếu nước này tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã có thái độ mạnh mẽ trong những cuộc thảo luận riêng tư về vấn đề nhân quyền và đã nêu những vấn đề cụ thể với phái đoàn Trung Quốc.
"Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận vấn đề nhân quyền nhưng với điều kiện là các cuộc thảo luận phải được đặt trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau", Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đáp lại.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thì nhấn mạnh Trung Quốc không chấp nhận những quan điểm áp đặt có thể gây phương hại cho chế độ chính trị ở nước này.
Mặc dù có nhiều lúc thảo luận khá gay gắt, song Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương vẫn khẳng định quan chức cấp cao hai nước đã thực sự tăng thêm hiểu biết lẫn nhau. Ông cũng bày tỏ hy vọng Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung thường niên sẽ trở thành diễn đàn quan trọng giúp xây dựng quan hệ cường quốc kiểu mới giữa hai nước.
Trước nay, các cuộc đối thoại này cũng thường là cơ hội để Washington và Bắc Kinh thảo luận, đôi khi tranh luận, về các vấn đề hợp tác cũng như bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng hai đầu tàu của nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Theo Dantri
Nga xem xét ngừng bán tên lửa S-300 cho Syria? Một nguồn tin khu vực Trung Đông cho biết Nga đang xem xét hủy bỏ thương vụ bán tên lửa tối tân S-300 cho Syria để đổi lấy việc được triển khai binh sĩ tới cao nguyên Golan giữa Syria và Israel. Vì sao Nga muốn triển khai quân tới Golan vào thời điểm này vẫn là ẩn số Theo nhật báo al-Sharq...