Đài Loan không để tàu chiến TQ bén mảng vào lãnh hải
Đài Loan kiên quyết không cho tàu chiến TQ lai vãng vào vùng biển của mình.
Ngày 19/5, một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố rằng Đài Loan sẽ khôngbao giờ cho phép tàu chiến của Trung Quốc đi qua vùng lãnh hải của mình.
Ông Andrew Hsia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố trước quốc hội rằng Bộ Quốc phòng đang giám sát chặt chẽ di biến động của tàu chiến và tàu công vụ Trung Quốc, đồng thời kiên quyết không cho phép những tàu này vượt qua đường phân chia nằm giữa eo biển Đài Loan.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Andrew Hsia
Ông Hsia đưa ra tuyên bố trên sau khi một nghị sĩ đảng đối lập nói rằng Bộ Giao thông và Liên lạc Đài Loan có thể sẽ cho phép tàu bè Trung Quốc đi vào lãnh hải của Đài Loan và khiến họ lo lắng về vấn đề an ninh.
Trước đó, Bộ Giao thông và Liên lạc cũng giải thích rõ rằng kế hoạch trên của họ không áp dụng đối với tàu chiến và tàu cá của Trung Quốc.
Tuyên bố này của Bộ Giao thông và Liên lạc nhằm đáp trả thông tin do tờ Liberty Times đưa ra cáo buộc rằng những thay đổi về quy định lưu thông hàng hải của bộ này sẽ gây hại đến an ninh của Đài Loan một khi họ cho phép tất cả các loại tàu bè Trung Quốc được tự do đi lại trên vùng biển xung quanh Đài Loan.
Video đang HOT
Bộ này giải thích rằng quy định nới lỏng trên chỉ áp dụng đối với tàu khách và tàu hàng Trung Quốc đi qua những vùng biển hạn chế, còn tàu chiến và tàu đánh cá vẫn bị cấm lai vãng đến gần vùng biển Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Thứ trưởng Quốc phòng Hsia còn nhấn mạnh rằng trong trường hợp Bộ Giao thông và Liên lạc cho phép tàu chiến và tàu công vụ Trung Quốc đi vào lãnh hải trong một số điều kiện nhất định, Bộ Quốc phòng cũng sẽ kiên quyết từ chối.
Theo Khampha
Philippines bắt 11 ngư dân Trung Quốc
Ngày 7-5, hãng thông tấn Anh "Reuters" cho biết, các cơ quan chức năng Philippines đã công bố việc bắt giữ một tàu cá và 11 ngư dân Trung Quốc.
Cảnh sát Philippines đã lên tiếng xác nhận việc bắt giữ 11 ngư dân Trung Quốc thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trên biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam. Vụ việc xảy ra vào khoảng lúc 10h00 giờ địa phương (02h00, giờ GMT)
Cảnh sát nước này cho biết, tàu cá Trung Quốc đã bị bắt giữ gần vịnh Bán Nguyệt, thuộc quần đảo Trường Sa, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 100 dặm (hơn 160km). Khi bị bắt, cảnh sát khám xét trên tàu cá này có khoảng 500 con rùa.
Cảnh sát Philippines cho biết, chiếc tàu cùng thủy thủ đoàn của nó đã được hộ tống đến đảo Palawan của Philippines. Các ngư dân Trung Quốc sẽ bị định tội theo các tội danh mà họ đã phạm phải.
Sau đó vài tiếng, Thông tấn xã trung ương Trung Quốc (Tân Hoa Xã) đưa tin, hơn một chục ngư dân Trung Quốc đã "bị mất tích trên vùng biển Đông".
Thông tin của Tân Hoa Xã cho biết, "một nhóm những kẻ lạ mặt đã chiếm chiếc thuyền đánh cá "ở vùng duyên hải Trung Quốc", thuộc vùng biển Đông, số phận của 11 ngư dân Trung Quốc cho tới giờ vẫn chưa được được làm rõ".
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc
Theo thông tin của hãng thông tấn này, "một số người đàn ông có vũ trang" đã xông lên tàu, bắn chỉ thiên vài phát đạn và chiếm con tàu. Cho tới nay vẫn chưa liên lạc được với 11 ngư dân trên tàu.
Tân Hoa Xã cũng cho biết, "Chính quyền địa phương" (chỉ chính quyền phi pháp của cái gọi là thành phố Nam Sa - Trung Quốc) đã phái một đội tìm kiếm tới vùng này nhưng vẫn chưa có kết quả gì.
Sự kiện Philippines bắt giữ tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang cương quyết bảo vệ chủ quyền trước hành động ngang ngược của Trung Quốc điều giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong buổi họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam ngày 7/5, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết cụ thể tình hình ở hiện trường: Trung Quốc đưa 80 tàu các loại tham gia bảo vệ phục vụ HD-981, trong đó có 7 tàu quân sự gồm các tàu hộ vệ tên lửa và tuần tiễu tiến công nhanh, cùng nhiều tàu hải giám (Giám sát biển) tàu hải cảnh (Cảnh sát biển) và tàu cá.
Đại diện lãnh đạo các ngành chức năng Việt Nam tại cuộc họp báo
Rất đông phóng viên trong nước và quốc tế, dự buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam
Đại diện lực lượng kiểm ngư Việt Nam cho biết: Các tàu kiểm ngư Việt Nam tiến hành tuyên truyền, xua đuổi khi phát hiện giàn khoan Trung Quốc. Các tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công rất mạnh tàu kiểm ngư Việt Nam. Từ ngày 2-5/7, cứ 1-2 tàu hải cảnh TQ kèm 1 tàu kiểm ngư VN. Có lúc có đến 5 tàu Trung Quốc vây quanh 1 tàu kiểm ngư 762 của VN. Tàu kiểm ngư 762 bị đâm 4 lần vào mũi. Sau đó còn bị đâm vào mạn, làm vỡ cửa kính.
Khi các tàu Việt Nam ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải của nước mình, các tàu Trung Quốc cậy có lượng giãn nước lớn hơn và có sự yểm trợ của máy bay đã đâm thẳng vào tàu Việt Nam, đồng thời dùng vòi rồng, súng bắn nước tấn công khiến tàu Việt Nam hư hỏng, kiểm ngư viên bị thương.
Ông Ngô Ngọc Thu (Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) cũng khẳng định tại cuộc họp báo quốc tế: Nếu tàu Trung Quốc tiếp tục chủ động đâm tàu Việt Nam trong những ngày tới, thì tàu Việt Nam buộc phải có hành động tự vệ.
Theo ANTD
Triều Tiên dồn dập nã pháo trên biên giới biển Pháo binh Triều Tiên dồn dập nã đạn chỉ vài giờ sau khi thông báo với Hàn Quốc. Ngày 29/4, Triều Tiên đã tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật tại hai địa điểm gần biên giới biển tranh chấp với Hàn Quốc, nơi từng diễn ra nhiều vụ đụng độ quyết liệt trong quá khứ và trận đấu pháo dữ...