Đài Loan cấm người từ Ấn Độ
Đài Loan trở thành nơi mới nhất cấm người từ Ấn Độ nhập cảnh, trong lúc nhiều quốc gia báo cáo phát hiện biến chủng nCoV Ấn Độ.
B.1.617, biến chủng nCoV Ấn Độ, đã xuất hiện tại ít nhất 17 quốc gia, từ Anh tới Iran, Thụy Sĩ, làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu, khiến một số nơi đóng cửa biên giới với những người từ Ấn Độ nhập cảnh.
Đài Loan hôm nay thông báo trừ công dân Đài Loan, tất cả những người đã ở Ấn Độ trong 14 ngày trước sẽ bị cấm nhập cảnh vào vùng lãnh thổ này, còn người Đài Loan trở về phải cách ly tập trung 14 ngày.
Một bác sĩ Đài Loan nhận mũi tiêm vaccine Covid-19 ở thành phố Đài Nguyên, Đài Loan, hôm 12/4. Ảnh: Reuters
Indonesia hôm nay cũng báo cáo hai ca nhiễm biến chủng nCoV Ấn Độ đầu tiên tại Jakarta. Tuần trước, quốc gia này đã ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài từng ở Ấn Độ trong 14 ngày trước, trong bối cảnh cả nước đang đối phó với một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất châu Á.
“Chúng tôi cần ngăn chặn những ca này, dù chỉ là một vài ca”, Bộ trưởng Y tế Indonesia hôm nay tuyên bố.
Video đang HOT
Indonesia, quốc gia nhiều người theo đạo Hồi nhất thế giới, đã cấm người dân di chuyển ồ ạt tới thăm người thân trong lễ hội truyền thống Eid al-Fitr để hạn chế lây lan Covid-19.
“Đừng về quê, đừng về quê nghỉ lễ. Hãy kiên nhẫn”, Doni Monardo, trưởng ban chống Covid-19 của Indonesia, nói.
Nước láng giềng Malaysia cũng báo cáo phát hiện ca nhiễm biến chủng Ấn Độ, vài ngày sau khi áp lệnh cấm các chuyến bay từ Ấn Độ. Các quan chức Philippines cảnh báo quốc gia này có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng Covid-19 tương tự Ấn Độ, cho biết quyết định cấm những người từ Ấn Độ nhập cảnh nhằm mục đích ngăn ngừa điều này trở thành hiện thực.
“Khủng hoảng có thể xảy ra ở đây nếu chúng tôi không tăng cường các biện pháp phòng ngừa”, Thứ trưởng Bộ Y tế Rosaio Vergeire nói. “Khi chúng tôi xem xét chuyện đang xảy ra tại Ấn Độ, thứ đang diễn ra khắp toàn cầu. Điều khác biệt là cường độ”.
Australia thực hiện một biện pháp quyết liệt hơn vào tuần trước, khi cấm nhập cảnh cả với công dân và cư dân từng ở Ấn Độ trong hai tuần trước, đe dọa phạt tiền và bỏ tù với bất kỳ ai vi phạm. Đây là lần đầu Australia quy kết công dân hồi hương là tội hình sự.
Giới chức Australia bảo vệ quyết định này, cho hay họ có niềm tin “mãnh liệt, rõ ràng và tuyệt đối” rằng động thái này là hợp pháp. Lệnh cấm có hiệu lực từ 3/5.
“Ấn Độ đang trong tình thế tràn ngập nguy cơ”, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt nói.
Ấn Độ đang trải qua một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất toàn cầu, với gần 20 triệu ca nhiễm và gần 219.000 ca tử vong do nCoV. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định dữ liệu Covid-19 thực tế ở Ấn Độ có thể cao hơn vài chục lần so với báo cáo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp biến chủng nCoV Ấn Độ vào loại “đáng quan tâm”, cho thấy nó có thể mang đột biến làm virus dễ lây hơn, gây bệnh nặng hơn hoặc có khả năng trốn tránh kháng thể do vaccine tạo ra.
Các biến chủng khác được phá hiện ở Brazil, Anh và Nam Phi, được WHO xếp vào nhóm “đáng lo ngại”, với mức độ de dọa cao hơn.
Uy lực của tên lửa Mỹ bán cho Đài Loan đáng sợ thế nào?
Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 400 tên lửa Harpoon với tổng trị giá hơn 2 tỷ USD để phòng thủ trước Trung Quốc. Associated Press dẫn nguồn là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
"Mỹ duy trì mối quan tâm kiên định trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và coi an ninh của Đài Loan là trung tâm của an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn", các nhà ngoại giao Mỹ cho biết.
Cần lưu ý rằng tổng số tiền chuyển giao các hệ thống tên lửa chống hạm được phê duyệt sẽ là 2,37 tỷ. Đồng thời, Mỹ tin rằng giao dịch này sẽ không làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định áp đặt các hạn chế đối với Lockheed Martin, Raytheon Technologies và bộ phận quốc phòng của Boeing. Các cơ cấu khác của Mỹ liên quan đến nguồn cung cấp vũ khí 1,8 tỷ USD tiềm năng cũng có thể bị trừng phạt.
Theo lời ông Triệu Lập Kiên, Trung Quốc "phản đối mạnh mẽ" và lên án việc bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, hành động này "làm xói mòn nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc." Quan chức này kêu gọi Washington chấm dứt các thỏa thuận tương tự, cũng như hợp tác quân sự với Đài Bắc.
Trong khi nêu rõ các biện pháp trừng phạt là biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên không tiết lộ chi tiết hay thời hạn áp dụng những hạn chế này.
Harpoon là tên lửa chống hạm chuyên biệt đầu tiên của hải quân Mỹ, ra mắt lần đầu năm 1977. Năng lực tác chiến của loại tên lửa này cực nguy hiểm khiến chúng luôn được coi là một trong những "sát thủ diệt hạm" đặc biệt nguy hiểm.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 280 km tùy phiên bản và nền tảng phóng, đạt tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể chẻ đôi chiếc tàu chiến hàng nghìn tấn.
Trung Quốc sẽ dùng S-400 Nga bắn hạ F-35 Mỹ hay tiêm kích Rafale của Ấn Độ? Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Đài Loan gia tăng, một câu hỏi hóc búa được đặt ra là Bắc Kinh đã và sẽ triển khai các hệ thống tên lửa S-400 ở những đâu? Ngoài Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu hệ...