Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 75 thảo luận nhiều chủ đề lớn
Kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới ( WHA) lần thứ 75 đã khai mạc tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 22/5, tập trung vào các vấn đề lớn, trong đó có ứng phó với đại dịch COVID-19 và sáng kiến sức khỏe toàn cầu vì hòa bình.
Quang cảnh lễ khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 tại Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 22/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Dịch COVID-19 vẫn là một trong những ưu tiên trong kỳ họp lần này, trong bối cảnh hội nghị lần đầu được tổ chức trực tiếp tại Geneva kể từ khi bùng phát đại dịch cách đây hơn 2 năm.
Trong phát biểu khai mạc, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh các số liệu của WHO cho thấy số ca nhiễm đã giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron gây ra vào tháng 1 năm nay, và số ca tử vong đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc và “sẽ không kết thúc ở riêng nơi nào cho đến khi mọi nơi đều hết dịch”.
Video đang HOT
Ông kêu gọi tất cả các nước cam kết đạt tỷ lệ bao phủ vaccine 70% càng sớm càng tốt, đồng thời ưu tiên tiêm phòng cho tất cả các nhân viên y tế, người trên 60 tuổi và những đối tượng có nguy cơ cao.
Theo Tổng Giám đốc WHO, tất cả các nước cần duy trì việc theo dõi và giải trình tự gene, chuẩn bị sẵn sàng để tái áp dụng và điều chỉnh các biện pháp y tế và xã hội nếu cần. Các nước cũng cần khôi phục các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản nhanh nhất có thể và phối hợp với các cộng đồng để xây dựng lòng tin.
Nhắc lại chủ đề của hội nghị, là “Sức khỏe vì hòa bình, hòa bình vì sức khỏe”, ông Ghebreyesus khẳng định: “Đại dịch này không phải là cuộc khủng hoảng duy nhất trong thế giới của chúng ta” và cho biết chương trình nghị sự cũng sẽ bao gồm các cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp tại Afghanistan, Ethiopia, Somalia, Nam Sudan, Syria, Ukraine và Yemen.
Ông nhấn mạnh: “Hơn cả các đại dịch, các cuộc xung đột vũ trang làm lung lay các nền tảng mà các xã hội ổn định vốn dựa trên đó, cướp đi các dịch vụ y tế của cả cộng đồng, khiến trẻ em không được tiêm phòng các bệnh có thể phòng được”.
Theo số liệu của WHO, từ đầu năm đến nay xảy ra 373 vụ tấn công nhằm vào các cơ sở y tế hoặc nhân viên y tế ở 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm 154 nhân viên y tế và bệnh nhân thiệt mạng, 131 người bị thương. Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh: “Việc tấn công vào các nhân viên y tế và cơ sở chăm sóc sức khoẻ là vi phạm luật nhân đạo quốc tế và quyền được chăm sóc sức khoẻ”.
Hội nghị WHA lần thứ 75 kéo dài 1 tuần, dự kiến sẽ là hội nghị có số lượng chủ đề được thảo luận và giải pháp được thông qua nhiều nhất từ trước tới nay. Hội nghị lần này cũng sẽ bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới của WHO nhiệm kỳ 5 năm tới. Tổng giám đốc đương nhiệm Ghebreyesus hiện là ứng cử viên duy nhất cho vị trí này.
WHO kêu gọi các nước hợp tác chấm dứt đại dịch COVID-19
Ngày 24/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nước hợp tác cùng nhau để chấm dứt giai đoạn nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng các nước đã có sẵn tất cả công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Phát triển của Đức Svenja Schulze, Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhấn mạnh: "Hiện đại dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ ba và chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch này. Chúng ta không thể để COVID-19 tiếp tục kéo dài dai dẳng cũng như không thể để tiếp diễn vòng luẩn quẩn giữa sự lo sợ và thái độ phớt lờ".
Người đứng đầu WHO cũng thông báo Đức đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho tổ chức này. Trong lịch sử, Mỹ từng là quốc gia có đóng góp tài chính hàng đầu cho WHO trong số gần 200 quốc gia thành viên trực thuộc.
Về phần mình, Bộ trưởng Schulze nêu rõ ưu tiên hàng đầu của Đức là chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới. Bà cũng kêu gọi các nước trên thế giới tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 một cách thực chất, qua đó hiện thực hóa mục tiêu nói trên.
Trước thềm Năm mới 2022, Tổng Giám đốc WHO đã lạc quan đánh giá giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch có thể chấm dứt vào năm 2022. Ông cho rằng việc thoát khỏi cuộc khủng hoảng này sẽ phụ thuộc một phần vào việc thế giới tuân thủ "Nghị quyết Năm mới", theo đó tiêm phòng cho 70% dân số của tất cả các quốc gia từ nay cho đến tháng 7/2022. Ngoài ra, một lần nữa ông khẳng định chấm dứt bất bình đẳng trong tiếp cập dịch vụ y tế vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 đến nay, tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã ghi nhận tổng cộng 352.243.894 ca mắc, trong đó có 5.615.101 ca tử vong. Trong hai năm vừa qua, nhiều biến thể của chủng virus ban đầu SARS-CoV-2 đã xuất hiện, trong đó có 2 biến thể đáng lo ngại là Delta và Omicron; cùng 10 biến thể đang được theo dõi như Alpha, Beta, Gamma...
Trong lịch sử, chưa từng có loại vaccine nào được điều chế và phát triển nhanh như các loại vaccine ngừa COVID-19. Đã có 23 loại vaccine khác nhau được cấp phép sử dụng trên khắp thế giới và hàng trăm loại vaccine ngừa COVID-19 khác đang được nghiên cứu, phát triển.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus được đề cử tiếp tục lãnh đạo WHO Ngày 25/1, Ban điều hành Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bỏ phiếu kín chấp thuận đề cử ông Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu chọn vị trí Tổng Giám đốc của tổ chức này dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom...