Đại hội đồng LHQ khóa 73: Đức – Saudi Arabia nối lại quan hệ song phương
Đức và Saudi Arabia vừa nhất trí cử lại đại sứ của mình tại nước kia khoảng 10 tháng sau khi Saudi Arabia bày tỏ thái độ tức giận xung quanh những chỉ trích của Đức về vai trò của nước này tại Liban.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Seoul, Hàn Quốc ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp người đồng cấp Saudi Arabia Adel al-Jubeir ngày 25/9, bên lề Khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngỏ ý lấy làm tiếc về “những hiểu lầm” khiến Riyadh giận dữ, đồng thời cho biết hai bên sẽ cử lại đại sứ tại mỗi nước.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn báo giới, Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh trong những tháng gần đây, mối quan hệ giữa Đức và Saudi Arabia đã chứng kiến nhiều hiểu lầm hoàn toàn đi ngược lại các mối quan hệ vững mạnh và chiến lược khác của hai bên.
Berlin “thực sự lấy làm tiếc về điều này”. Ngoại trưởng Đức cũng cho rằng hai bên lẽ ra nên bày tỏ quan điểm rõ ràng hơn trong quá trình trao đổi thông tin nhằm tránh những hiểu lầm như vậy.
Đáp lại thiện chí trên của Ngoại trưởng Maas, Ngoại trưởng Saudi Arabia Jubeir đã mời nhà ngoại giao Đức đến thăm quốc gia Trung Đông này “vào dịp sớm nhất” để hai bên “có thể khởi đầu một giai đoạn hợp tác chặt chẽ mới”.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Jubeir còn nhấn mạnh Saudi Arabia và Đức đang đóng vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy an ninh, ổn định quốc tế và phát triển kinh tế toàn cầu.
Tháng 11 năm ngoái, Saudi Arabia đã rút Đại sứ nước này tại Đức sau khi Ngoại trưởng Đức khi đó là ông Sigmar Gabriel cho rằng Riyadh đang tham gia vào “chủ nghĩa phiêu lưu chính trị” tại Trung Đông và rằng các quốc gia láng giềng của Liban nên để nước này tự quyết định vận mệnh của riêng mình.
Nhận định của ông Gabriel được đưa ra sau khi Thủ tướng Liban Saad Hariri bất ngờ tuyên bố từ chức tại thời điểm đang có chuyến công du Riyadh. Tuyên bố gây sốc của ông Hariri làm dấy lên quan ngại về cuộc tranh giành ảnh hưởng tại khu vực giữa Saudi Arabia và Iran.
Minh Tâm
Theo TTXVN
Tổ chức hòa nhạc kêu gọi chống phân biệt chủng tộc tại Đức
Ngày 3/9, hàng chục nghìn người đã tham dự một buổi hòa nhạc phản đối làn sóng phân biệt chủng tộc mới bùng phát tại thành phố Chemnitz của Đức sau khi xảy ra một vụ tấn công bằng dao làm một người đàn ông Đức thiệt mạng hôm 26/8 vừa qua.
Hàng chục nghìn người đã tham dự buổi hòa nhạc. (Nguồn: Reuters)
Hung thủ được cho là một người nhập cư từ Iraq.
Suốt một tuần qua, Chemnitz đã trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình do phe cực hữu phát động với những thông điệp hận thù và gây chia rẽ.
Tối 3/9, một buổi hòa nhạc mở cửa miễn phí tại Chemnitz đã được tổ chức nhằm chống lại các cuộc biểu tình trên, ước tính thu hút khoảng 50.000 tham dự.
Mang theo các poster chống phân biệt chủng tộc, nhiều người tham gia đã hô vang các khẩu hiệu phản đối tư tưởng Đức quốc xã quay trở lại đời sống đương đại của nước Đức.
Buổi hòa nhạc diễn ra sau khi cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi người dân nói "không" với thù hận và chia rẽ.
Người phát ngôn của bà Merkel, ông Steffen Seibert, khẳng định những tội ác như vụ tấn công bằng dao tại Chemnitz đã gây sự đau buồn và tâm lý lo ngại trong người dân.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh các cuộc tuần hành của những người cực đoan cánh hữu có xu hướng bạo lực và theo tư tưởng Đức quốc xã kiểu mới không phải là biểu hiện sự tiếc thương hay vì sự đoàn kết của người dân Chemnitz.
Quan chức Đức nêu rõ hành động biểu tình kích động sự hận thủ và chia rẽ này thực chất là thể hiện quan điểm lệch lạc gắn với chủ nghĩa phát xít Đức.
Ông Seibert khẳng định mỗi người dân đều có thể nói lên quan điểm của mình phản đối sự thù hận và các mưu toan chia rẽ đất nước.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng kêu gọi người dân Đức tỉnh táo và nói lên tiếng nói chống chủ nghĩa bài ngoại.
Đã có hơn 1 triệu người di cư, phần lớn trong đó trốn chạy khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông, tới Đức kể từ giữa năm 2015.
Chính sách mở cửa với người di cư của chính phủ Thủ tướng Merkek đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một bộ phận không nhỏ người dân Đức và các đảng đối lập tại nước này. Chính phủ hiện đang phải chịu sức ép giảm số người nhập cư mới tới nước này./.
Theo vietnamplus
Đức "nóng mặt" đáp trả đanh thép sau khi Trump gọi EU là "kẻ thù" Việc Tổng thống Donald Trump gọi Liên minh châu Âu (EU) là kẻ thù đã thổi bùng lên sự giận dữ từ Đức. Berlin tuyên bố EU không thể tin chính quyền Trump và yêu cầu 28 nước thành viên hợp sức để gánh vác sứ mệnh lãnh đạo cùng nhau. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định...