Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm chỉ tiêu, tăng học phí
Tiếp tục tuyển sinh toàn quốc, trường ĐH thuộc UBND TP HCM giảm chỉ tiêu một số ngành, tăng học phí theo đề án tự chủ toàn phần.
2.500 tỷ đồng xây cơ sở hai của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trao đổi với VnExpress sau lễ khai giảng năm học 2017-2018 sáng 10/10, PGS.TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, trong năm sau trường sẽ giảm chỉ tiêu một số ngành để tập trung nâng chất lượng.
Trong đó, ngành Y đa khoa sẽ giảm 50 chỉ tiêu (trong tổng số 850) và tiếp tục giảm ở những năm tiếp theo. Trường dự kiến mở thêm ngành Cử nhân dinh dưỡng bởi nhận thấy nhu cầu lớn trong xã hội trong khi nhân sự khan hiếm.
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo ông Xuân, đến năm 2020 trường sẽ cung cấp cho TP HCM thêm 4.000 bác sĩ, khi đó khả năng thành phố đạt chỉ tiêu 20 bác sĩ trên 10.000 dân. Trường sẽ tập trung đào tạo bác sĩ, cung cấp cho các tỉnh lân cận, vùng xa đang có tỷ lệ khá thấp.
Hiện, trường chờ thành phố phê duyệt đề án tự chủ tài chính theo nhóm tự chủ tài chính toàn phần với mức học phí sẽ tăng hơn hiện tại. Dự kiến các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược sĩ đại học… ở mức 4,4 triệu đồng mỗi tháng cho năm học 10 tháng.
“Khi tự chủ toàn phần, việc tăng học phí mới giúp trường có vốn mua sắm thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất và giữ chân giảng viên giỏi”, ông Xuân nói và cho biết học phí hiện nay của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thấp hơn nhiều so với các trường đại học y trong nước bởi được bao cấp từ nguồn ngân sách thành phố. Trong khi đào tạo y khoa thường tốn kém 4-5 lần so với mức trung bình các ngành khác.
“Đây là năm đầu trường tuyển sinh toàn quốc với gần 1.300 chỉ tiêu các ngành, chất lượng đầu vào nâng cao rõ rệt. Đó là tín hiệu vui, bởi chương trình ngành y rất nặng, nhiều em đầu vào không tốt phải bỏ học giữa chừng”, ông Xuân chia sẻ.
Mức học phí dự kiến của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch áp dụng từ năm sau. Ảnh: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Quyết định tuyển sinh toàn quốc lần đầu được Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố từ cuối tháng 3 sau buổi làm việc với ông Đinh La Thăng (đang là Bí thư Thành ủy TP HCM).
Video đang HOT
Ông Thăng cho rằng, đại học này cần đổi mới cơ chế tuyển sinh để thu hút được nhiều người giỏi, mà trước hết cần bỏ yêu cầu lấy hộ khẩu thành phố.
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập trên cơ sở Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y tế TP HCM đầu năm 2008. Ban đầu nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ cho ngành y tế TP HCM, tiến tới trở thành một cơ sở đào tạo và nghiên cứu y học trọng điểm của khu vực phía Nam.
Trường hiện có 650 cán bộ, nhân viên, trong đó 76 người đạt trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2.
Theo VNE
Trường ngoài công lập nào thu học phí cao nhất?
Các trường ngoài công lập tự xác định học phí. Khoản thu này thường lên đến hàng trăm triệu đối với những trường quốc tế.
Những ngày gần đây, thông tin Hệ thống giáo dục Vinschool dự kiến tăng học phí từ năm học 2018-2019 được dư luận quan tâm. Trên thực tế, học phí trường tư thục, trường quốc tế cao là câu chuyện không hề mới.
Học phí hàng trăm triệu đồng
Cuối tháng 3 năm nay, một người dùng mạng xã hội chia sẻ bảng học phí từ mầm non đến lớp 12 của trường TH School (Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ.
Cụ thể, học phí tại trường dao động từ 232 triệu đến 523 triệu một năm nếu đóng theo kỳ. Mức này giảm xuống 209 triệu đến 470 triệu đồng một năm nếu đóng một lần từ đầu năm học (mỗi năm có 3 kỳ học).
Theo lý giải của đại diện nhà trường, học phí này bao gồm tất cả chi phí cho hoạt động của học sinh tại trường, không có các khoản chi phí "ẩn".
Nhiều người vẫn cho rằng đây là mức khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc trường ngoài công lập thu học phí hàng trăm triệu không hề hiếm.
Tại TP.HCM, số lượng trường có học phí trăm triệu cũng không nhỏ. Năm học 2017-2018, trường Phổ thông Sao Việt (VSTAR) thu học phí theo hai mức. Trước ngày 30/6, học phí thấp nhất là 63,8 triệu (lớp 1), cao nhất là 176,7 triệu (lớp 12).
Mức học phí của một số trường quốc tế tại TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Sương.
Sau ngày 30/6, học phí của trường dao động từ 70,18 triệu đồng đến 194,37 triệu đồng.
Trường Quốc tế Mỹ (TAS) có học phí từ 203,8 triệu đồng (hệ mầm non) đến 434 triệu đồng (lớp 11 và 12).
Chương trình quốc tế tại trường Quốc tế Singapore (SIS) có mức học phí từ 213,7 triệu (hệ mầm non) đến hơn 430 triệu đồng.
Tại trường Quốc tế Australia (AIS) cơ sở Thảo Điền, học phí cho hệ mầm non học 5 ngày/tuần là 255,9 triệu đồng.
Với cấp phổ thông, học phí thấp nhất là 365,4 triệu đồng (lớp 1), cao nhất là 561,8 triệu đồng (lớp 12, 13).
Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) nổi tiếng với mức học phí đắt gần nhất ở nước ta. Để cho con theo học tại đây, phụ huynh phải đóng từ 249,2 triệu đồng (hệ mầm non học cả ngày) đến 654,3 triệu đồng (lớp 12).
Ở Hà Nội, những cái tên nổi tiếng như trường Quốc tế Nhật Bản, Quốc tế Hà Nội, Quốc tế Anh, Quốc tế Đa cấp Anh Việt Hoàng gia (BVIS) đều có mức học phí 9 con số.
Mức học phí tại một số trường quốc tế ở Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Sương.
Cụ thể, học phí đã giảm trừ nguyên năm của BVIS dao động từ 177,9 triệu (mầm non 1) đến 430,2 triệu (lớp 12 và 13). Nếu thu theo kỳ, học phí còn cao hơn. Trong khi đó, năm học 2016-2017, học phí của trường là từ 169,4 triệu đến 398,3 triệu.
Ngoài ra, phụ huynh phải đóng thêm phí đăng ký tuyển sinh 3,4 triệu, phí tuyển sinh 45,5 triệu, tiền đặt cọc 33,75 triệu.
Trường Quốc tế Hà Nội (HIS) có mức học phí từ 362,61 triệu đến 575,91 triệu. Phí đăng ký tuyển sinh là 4,5 triệu, phí trúng tuyển 23,7 triệu.
Trường Phổ thông Việt - Úc có học phí trên 100 triệu đối với hệ quốc tế (từ 113,2 đến 119,2 triệu đồng).
Muốn học trường Phổ thông Quốc tế Newton, học sinh phải đóng từ 49 triệu đồng đến 137 triệu đồng (chưa tính các khoản phí khác).
Trường Quốc tế Nhật Bản giảm 8% học phí cho phụ huynh đóng theo năm. Mức thu là 121,44 triệu đồng (hệ mầm non) và 182,16 triệu (hệ tiểu học, THCS).
Học phí do trường xác định
Có thể thấy, học phí giữa các trường ngoài công lập không thống nhất. Nguyên nhân của sự chênh lệch nằm ở chỗ không có quy định cụ thể về mức học phí cho trường ngoài công lập.
Điều 3 chương II, Nghị định 86/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, quy định: "Cơ sở giáo dục công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để bù đắp chi phí đào tạo. Cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí".
Trường quốc tế thường có cơ sở vật chất tốt. Ảnh: Hải An.
Ngoài ra, nghị định nêu thêm các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Thông thường, các trường ngoài công lập nêu rõ mức học phí cho từng năm học trong thông báo tuyển sinh của trường. Như vậy, các trường tự tính toán và xác định học phí sao cho vừa đảm bảo kinh phí hoạt động của trường vừa thu hút được học sinh.
Trong thông báo học phí năm 2017-2017, trường Quốc tế Singapore (TP.HCM) cũng nêu rõ: "Trường lưu ý thêm học phí và các khoản phí khác có thể thay đổi theo quyết định của Ban Giám Đốc KinderWorld".
Thực tế, học phí trường ngoài công lập cao nhưng nhiều phụ huynh vẫn sẵn sàng chi tiền để con có thể tiếp cận nền giáo dục "đẳng cấp quốc tế".
Tuy nhiên, chất lượng của trường có tương xứng với mức học phí khủng không lại là bài toán mà phụ huynh và học sinh cần trải nghiệm thực tế mới đưa ra câu trả lời.
Theo Zing
Vinschool đề xuất tăng học phí, nhiều phụ huynh phản ứng Thông tin Hệ thống giáo dục Vinschool tăng học phí từ năm học 2017-2018 nhận được ý kiến của nhiều phụ huynh. Trường khẳng định tăng học phí để cải cách, nâng tầm 3 lĩnh vực. Ngày 22/9, Vinschool gửi đến phụ huynh định hướng và phát triển nâng tầm giáo dục. Trong đó, thông tin trường sẽ tăng học phí từ năm...