Đại học Việt Pháp đào tạo cử nhân Kỹ thuật hàng không
Trường hợp tác với Vietnam Airlines, Airbus đào tạo nganh Ky thuât hàng không va Quản trị vận tải hàng không quốc tế.
Lễ ký kết hợp tác giữa Đại học Việt Pháp và Vietnam Airlines tổ chức ngày 15/12 tại Hà Nội.
Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội – USTH (Đại học Việt Pháp) vưa triển khai, dựa trên sự hợp tác với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trong viêc đao tao nganh Ky thuât hàng không va Quản trị vận tải hàng không quốc tế. Hai chương trinh đao tao nay bắt đầu tuyển sinh từ tháng 1/2018.
Theo đo,Vietnam Airlines cam kết mỗi năm tuyển dụng 30 cử nhân Kỹ thuật hàng không tốt nghiệp Đại học Việt Pháp. Hang nay cung hỗ trợ chuyên gia giảng dạy, cung cấp phương tiện và vật tư nghiên cứu, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập 6 tháng.
Ngoài ra, chương trình còn nhận sự hỗ trợ tích cực từ Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay (VAECO), Tập đoàn Airbus, Đại học Hàng không dân dụng quốc gia Pháp (ENAC) và Viện Vũ trụ hàng không Pháp (IAS).
Giáo sư Patrick Boiron – Hiệu trưởng Đại học Việt Pháp cho biết, chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật hàng không và thạc sĩ Quản trị vận tải hàng không được trường ấp ủ 2 năm nay. Chương trinh nhăm mục tiêu nhằm đáp ứng đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiếu hụt nhân sự kỹ thuật cao trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam hiện nay.
“Đào tạo nhân sự ngành hàng không sẽ trở thành ngành trọng điểm của trường trong thời gian tới”, giáo sư Patrick Boiron nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chương trình cử nhân Kỹ thuật hàng không gồm 30 tháng nghiên cứu lý thuyết và thực hành cơ bản trong lĩnh vực hàng không; 6 tháng thực hành chuyên nghiệp tại VAECO.
Chương trình thạc sĩ Quản trị vận tải hàng không quốc tế được xây dựng theo khung chương trình của Đại học Hàng không dân dụng quốc gia Pháp (ENAC). Sinh viên tốt nghiệp được ENAC cấp bằng và có đủ kỹ năng gia nhập các công ty hàng không đa quốc gia như Qatar Airways, Etihad Airways…
Giáo sư Patrick Boiron – Hiệu trưởng Đại học Việt – Pháp giới thiệu về ngành đào tạo mới.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Dương Trí Thành – Tổng giám đốc Vietnam Airlines cũng cho biết, hãng hàng không quốc gia hiện sở hữu đội tàu bay hơn 100 chiếc. Từ nay đến 2025, sẽ tiếp tục bổ sung thêm 50-70 tàu bay. Các hãng hàng không khác trong nước và khu vực cũng không ngừng mở rộng quy mô. Do đo cac hang co nhu cầu cao vê cử nhân, thạc sĩ, kỹ sư để nâng cao khả năng khai thác tàu bày, bảo dưỡng kỹ thuật đảm bảo an toàn.
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), giai đoạn 2015-2035, Việt Nam nằm trong nhóm 5 thị trường có tốc độ tăng trưởng lượng khách di chuyển bằng đường hàng không cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Indonesia.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh, Boeing dự đoán giai đoạn 2015-2035, thế giới cần 679.000 nhân lực ngành hàng không, trong đó nhu cầu của thị trường châu A chiếm 40% (268.000 người). Do đo, nhưng sinh viên theo hoc linh vưc hang không se co nhiêu cơ hội việc làm.
Nguồn nhân lực trong ngành vận tải hàng không tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Đại học Việt Pháp nằm trong số ít những trường triển khai đào tạo, cung ứng nhân lực cho ngành. Nhiều hãng hàng không vẫn phải thuê lao động nước ngoài với mức lương đắt đỏ do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Dương Trí Thành – Tổng giám đốc Vietnam Airlines đề cao mối quan hệ hợp tác giữa các bên.
Đại học Việt Pháp là trường công lập đạt chuẩn quốc tế được thành lập năm 2009, trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Pháp.
Trường do Chính phủ Việt Nam đầu tư với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Ngân hàng ADB, Liên minh gồm hơn 40 trường đại học và viện nghiên cứu của Pháp. Mục tiêu của trường là kết hợp nghiên cứu, giảng dạy và liên hệ chặt chẽ với nền công nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Theo VNE
Chỉ chi ngân sách cho trường công lập là không công bằng
Trao đổi tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần chia đều ngân sách nhà nước cho trường công lập và trường ngoài công lập cung cấp dịch vụ công để đảm bảo công bằng.
Cần chia đều ngân sách cho trường tư để đảm bảo công bằng. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
TS Dũng nhấn mạnh: Nước ta có hai loại hình trường ngoài công lập: Trường dịch vụ tư dành cho giới nhà giàu và trường tư nhưng bản chất là cung cấp dịch vụ công. Nhiều trường ngoài công lập nhưng ở đó chủ yếu là học sinh con nhà nghèo, con em lao động... theo học vì không đủ điều kiện vào trường công lập. Trong trường hợp như vậy, chúng ta thấy đây là trường cung cấp dịch vụ công.
"Tôi đồng ý không miễn học phí trường ngoài công lập cung cấp dịch vụ tư nhưng nếu trường ngoài công lập cung cấp tư dịch vụ công không được sự đầu tư của nhà nước là không công bằng. Tôi đề xuất chia đều ngân sách cho cả trường ngoài công lập có cung cấp dịch vụ công như trường công lập để đảm bảo công bằng cho xã hội", ông Dũng nói.
TS Nguyễn Hải Hữu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam cho rằng: "Cơ chế để đảm bảo công bằng giữa khu vực ngoài công lập với công lập phải rất rõ. Nếu không, người đi học ngoài công lập sẽ không được hưởng bất cứ chính sách gì của nhà nước".
Tại hội nghị, nhiều nhà giáo dục cũng đưa ra những tranh luận liên quan tới đề xuất miễn giảm học phí. Ông Nguyễn Hoàng Quân - Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GDĐT Quảng Ninh đồng ý với việc miễn học phí cho cấp THCS và đề xuất chính sách ưu tiên cho học sinh các trường ngoài công lập.
Còn bà Phạm Thị Hồng Nga - nguyên Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết chưa thật phù hợp nếu thực hiện miễn học phí trong thời gian tới bởi hiện tại ngân sách còn hạn hẹp, chi ngân sách cho giáo dục tại các địa phương còn thấp, chủ yếu ngân sách đủ chi trả lương. Trong khi đó, chúng ta lại đang thực hiện đổi mới chương trình SGK, kinh phí đang cần rất nhiều đề tổ chức hội thảo, chuyên đề, dạy thử, dạy mẫu, nâng cao nghiệp vụ...
Mặt khác, tư tưởng bao cấp, ỷ lại nhà nước vẫn còn quá lớn, phần đông các gia đình chi cho hoạt động giáo dục còn thấp. Bà Nga cho rằng thu học phí cũng thể hiện một phần trách nhiệm của người học và gia đình người học, khi có trách nhiệm thì ý nghĩa của việc học cũng có giá trị.
Ngoài ra, bà Nga cũng cho rằng: "Chúng ta đang thí điểm thực hiện Nghị định 16 về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục, thực hiện dùng học phí để chi lương, khuyến khích các trường nỗ lực thực hiện nâng cao uy tín chất lượng - vậy đề xuất miễn giảm học thời điểm này có nên không?
Theo Laodong.vn
Dạy và học của Việt Nam đang thực hiện theo quy trình ngược với thế giới "Các nước trên thế giới, học sinh thường xuyên phải di chuyển đến phòng học bộ môn, giáo viên được dạy cố định ở phòng học bộ môn dành cho họ". Nhiều đại biểu đề nghị cải cách tiền lương cho giáo viên để đổi mới giáo dụcBộ Giáo dục sẽ báo cáo Quốc hội tiền làm chương trình, sách giáo khoa từng...