Đại học Việt Nam sẽ được phân thành 3 tầng, 5 hạng
Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam sẽ được phân thành 3 tầng, mỗi tầng có 5 hạng. Trong đó, hạng đầu và hạng chót, mỗi hạng chiếm 10%; nhiều nhất là hạng 3 với 40%.
Đây là dự kiến trong dự thảo lần 1 Nghị định về phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học vừa được đưa ra để lấy ý kiến hôm nay (2/10).
Thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2014.
Việc phân tầng, xếp hạng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, công khai minh bạch chất lượng đào tạo, tạo sự cạnh tranh lành mạnh…
Theo dự thảo, các cơ sở đào tạo giáo dục Việt Nam sẽ có các “tầng”: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành.
Nhóm “định hướng nghiên cứu” có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học đa dạng, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các viện nghiên cứu, các trường đại học, học viện trong cả nước, đóng vai trò chủ lực trong xây dựng đội ngũ nhân lực để phát triển nền kinh tế tri thức.
Nhóm “định hướng ứng dụng” cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhóm “định hướng thực hành” là trường cao đẳng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.
Việc phân tầng được thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn 10 năm, do Thủ tướng duyệt.
Video đang HOT
Ở mỗi “tầng”, các trường sẽ được xếp theo 5 hạng. Các hạng được tính theo phần trăm (%) số các trường trong từng tầng, được chia theo nhóm từ cao xuống thấp, được làm tròn số, cụ thể như sau:
Hạng 1 là nhóm 10% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng cao nhất;
Hạng 2 là nhóm 20% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 1.
Hạng 3 là nhóm 40% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 2.
Hạng 4 là nhóm 20% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng sau hạng 3.
Hạng 5 là nhóm 10% các cơ sở đào tạo có kết quả xếp hạng thấp nhất.
Việc xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 2 năm một lần, do Bộ GD-ĐT lựa chọn, ủy nhiệm cho một tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.
Tiêu chí cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu
Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ không dưới 50% toàn trường.
Số chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu chiếm hơn 60% tổng số các chương trình đào tạo.
Có không ít hơn 70% số ngành đào tạo có các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.
Có không ít hơn 50% số ngành đào tạo có các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
Kinh phí dành cho hoạt động khoa học công nghệ không ít hơn 25% tổng kinh phíhoạt động hằng năm của trường.
Quỹ thời gian dành cho hoạt động khoa học công nghệ của giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng thời gian làm việc hằng năm.
Ít nhất 80% các chương trình nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học công nghệ, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc tương đương có các nghiên cứu sinh tham gia.
Có ít nhất một cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên sâu hoặc một trung tâm nghiên cứu phát triển các công nghệ nguồn.
Ít nhất 40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường có trình độtiến sĩ.
Ít nhất 25% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường có chức danh GS, PGS.
Đào tạo và cấp bằng ít nhất 50 tiến sĩ/năm.
Hằng năm công bố ít nhất 50 bài báo, công trình nghiên cứu kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI, SCI.
Có ít nhất 70% số chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu của trường được các tổ chức kiểm định chất lượng công nhận, trong đó có không ít hơn 30% số chương trình này được các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực, quốc tế công nhận.
Phân tầng là sự sắp xếp theo nhóm các cơ sở GDĐH dựa trên các tiêu chí qui định.
Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở GDĐH theo thứ tự cao, thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống GDĐH.
(Theo Dự thảo lần 1)
Theo Hạ Anh/Báo Vietnamnet
Hồ năm tầng
Tại hòn đảo Kilkin phía bắc nước Nga có một cái hồ lạ. Nước trong hồ được phân tầng rõ rệt và có đặc tính cũng như màu sắc, nhóm sinh vật sống riêng.
Lớp trên cùng là nước ngọt nơi sinh sống của các loại sinh vật ưa nước ngọt. Tầng thứ hai là hỗn hợp giữa nước ngọt và nước mặn chứa các sinh vật lưỡng tính như sứa, tôm, cua và một số sinh vật biển.
Tầng thứ ba là nước mặn nơi có thể nhìn thấy cá Sao và cá Trình. Tầng thứ 4 là tầng có màu sắc sặc sỡ nhất, giống như màu đỏ anh đào. Tầng này không có nhiều cá hay tôm mà chỉ có vi sinh vật nhỏ. Chúng hút các khí độc Hydro Sulfua (H2S) từ dưới đáy hồ để tồn tại.
Tầng thứ năm là tầng chứa các xác chết của tôm, cua, cá luôn sản sinh ra khí độc Hydro Sulfua.
Theo Datviet