Đại học Việt Nam sẵn sàng vào “cuộc chơi” xếp hạng quốc tế?
Mới đây, Tổ chức Times Higher Education (THE) đến Việt Nam để giới thiệu những điều kiện để tham gia tổ chức này. Trước đó, Tổ chức xếp hạng QS cũng tiếp cận với các trường ĐH Việt Nam. Sự quan tâm nhất định của các ĐH Việt Nam dường như là tâm thế sẵn sàng bước vào “cuộc chơi” quốc tế.
Trong hai ngày 12-13/6, các hội thảo chuyên đề của THE được tổ chức ở TP.HCM và Hà Nội đã thu hút các nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tham dự để tìm kiếm kinh nghiệm, cơ hội phát triển thương hiệu, thứ hạng và đẩy mạnh quốc tế hóa cho cơ sở mình.
Tổ chức Times Higher Education (THE) đến Việt Nam tổ chức các hội thảo chuyên đề thu hút đông cơ sở giáo dục ĐH tham dự
Xu hướng xếp hạng đại học tầm quốc tế có quá xa vời với ĐH Việt Nam không? Chắc chắn xét về đẳng cấp thì các trường trong nước còn nhiều hạn chế tuy nhiên các trường xác định đây cuộc chơi chung cần hướng tới. Đây là cách các trường tiếp cận những chuẩn mực quốc tế và nhận ra được đâu là yếu kém để khắc phục.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết hiện nay có 2 loại xếp hạng. Loại xếp hạng truyền thống là Research – nghiên cứu. Đối với Việt Nam, các trường đại học hiện tại chưa đủ điều kiện để tham gia. Hầu như chỉ có những trường mạnh như 2 ĐH Quốc gia thì mới tính đến khả năng tham gia, chứ một số trường khác thì khó lòng để tham gia vào bảng xếp hạng đó.
“Tuy nhiên, với bảng xếp hạng mới mà THE sử dụng vào năm nay, người ta dựa vào mục tiêu phát triển bền vững SDGs (Sustainable Development Goals) tôi nghĩ đây cũng là cái hay mà các trường ĐH Việt Nam nên quan tâm. Các tiêu chí xếp hạng đưa ra xem mục tiêu quan trọng nhất của trường đại học, đó là nghiên cứu – giảng dạy – phục vụ xã hội, sâu xa nhất là có những tác động đến xã hội thông qua những yếu tố đó. Cho nên, bảng xếp hạng này khá mới, khá hấp dẫn, hầu như “mở” cho tất cả các trường. Do đó, tôi nghĩ với bảng xếp hạng của THE, nếu trường đại học VN tham gia thì có thể tham gia ở loại xếp hạng mới này. Còn các trường đại học định hướng nghiên cứu cũng nên chuẩn bị tinh thần để tham gia các loại xếp hạng kia”, ông Chính nhận định.
Video đang HOT
ĐHQG TP.HCM sẽ chủ trương, đối với các loại bảng xếp hạng nào mà mình có khả năng tham gia được thì mình sẽ chủ động tiếp cận và cung cấp số liệu cho họ. Ví dụ, ĐHQG TP.HCM đã chủ động với Tổ chức xếp hạng QS rồi, giờ sẽ tiếp tục chủ động với THE, mục đích đối sánh mình với các đơn vị khác làm động lực để giúp mình phát triển.
Sinh viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tham gia nghiên cứu
Ông Chính cũng nhìn nhận: “Một số tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tiếp cận với các trường ĐH Việt Nam cũng đã mang lại một số tác động nhất định đến giáo dục ĐH Việt Nam. Việc tham gia bất cứ một bảng xếp hạng nào cũng không thể nào hoàn chỉnh, cũng nhưng nhìn được bức tranh toàn cảnh của một trường ĐH, mỗi bảng xếp hạng đều có những thế mạnh và khiếm khuyết khác nhau. Tuy nhiên, tham gia vào đó chắc chắn sẽ giúp bản thân các trường ĐH nhìn lại mình trong mối tương quan với các trường khác để từ đó rút ra bài học cho mình. Vì vậy, việc tham gia xếp hạng về mặt học thuật sẽ mang lại giá trị đối sánh giúp cho chúng ta tự phát triển. Đồng thời, giúp cho tên tuổi của trường ĐH được khẳng định và được nhiều bên liên quan biết đến trong đó quan trọng là đối tượng người học và các đối tác hợp tác với mình. Như vậy, tham gia vào các tổ chức xếp hạng sẽ giúp mang lại nhiều giá trị khác nhau”.
PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng trường ĐH Mở TP.HCM chia sẻ: 4 điều kiện của THE đưa ra trong đó thứ nhất là trong vòng 5 năm qua phải có được 1.000 bài báo trở lên đăng ở những tạp chí thuộc Scopus, trung bình mỗi năm phải có 150 bài báo trở lên vừa để xuất bản tạp chí; thứ hai là tính phổ biến tức là đối với những trường đa ngành; thứ 3 là có đào tạo đại học và sau đại học và thứ 4 là sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho họ đánh giá khách quan. Với những điều kiện này thì trong thời gian tới một số trường của Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia được, chẳng hạn chúng ta có rất nhiều trường đa ngành và đào tạo từ bậc ĐH đến sau ĐH.
Ông Hà cũng nhìn nhận, trong số các điều kiện mà THE đưa ra thì điều kiện đầu tiên có vẻ khó so với các trường của Việt Nam. Tuy nhiên các ĐH lớn như hai ĐH Quốc gia hoặc một số ĐH lớn khác hoàn toàn có thể vì vốn có số lượng bài báo đăng đủ theo tiêu chuẩn. Còn lại các trường, trước đây chưa chú ý xếp hạng nếu muốn tham gia thì cũng nên chuẩn bị đầu tư để trong vòng 5 năm tới phải có đủ 1000 bài báo quốc tế.
Hiện nay các trường Việt Nam đang tập trung vào kiểm định ngành nhưng theo quá trình hội nhập, xếp hạng do đó các trường cũng có xu hướng tiếp cận những tổ chức có uy tín để kiểm định, xếp hạng. Các trường sẽ tuỳ vào điều kiện của mình để chọn tổ chức nào để kiểm định, nhưng hiện nay hầu như các tổ chức đều đưa ra các điều kiện gần giống nhau. Do đó, khi các trường đã đủ lực thì nên tham gia vào nhiều tổ chức kiểm định. Chẳng hạn nhiều trường uy tín trên thế giới học vừa ranking bởi Times Higher Education (THE), Quacquarelli Symonds (QS) và Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU).
Ông Justin Tay, Giám đốc khu vực và Tổng Giám Đốc (Châu Á) của Times Higher Education (THE) cho rằng đa số các ĐH Việt Nam có thể tham gia vào bảng xếp hạng THE Impact Rankings- bảng xếp hạng đại học có vai trò phục vụ cho cộng đồng cũng như có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội. Để tham gia vào bảng xếp hạng này thì các trường sẽ đánh giá xem khả năng của mình có thể tham gia vào những tiêu chí nào trong tổng số 11 tiêu chí được đưa ra và nộp dữ liệu về cho THE. THE sẽ đánh giá, các trường sẽ được xếp hạng theo đúng mức độ mà mình đạt được.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 216 bậc trong bảng xếp hạng thế giới
Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 1/2 cho biết: Cybermetrics Lab (thành viên của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) vừa công bố Bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics lần thứ nhất năm 2019.
Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: vnu.edu.vn
Theo bảng xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục là cơ sở giáo dục đại học đứng thứ nhất Việt Nam với thứ hạng 1090 thế giới, tăng 216 bậc so với thứ hạng 1306 trong lần công bố tháng 8/2018. Các thứ hạng khác của Đại học Quốc gia Hà Nội trong khu vực cũng được cải thiện đáng kể, thứ 19 trong khu vực Đông Nam Á (tăng 6 bậc) và 261 ở châu Á (tăng 90 bậc).
Trong số 4 tiêu chí xếp hạng, tiêu chí về mức độ ảnh hưởng (Visibility) của hệ thống website và tài nguyên số của Đại học Quốc gia Hà Nội tăng đáng kể (từ bậc 2124 vào tháng 7/2018 lên bậc 1164 ở thời điểm công bố). Ngoài ra, các tiêu chí về độ mở (Openess), dựa trên xếp hạng chỉ số trích dẫn của 10 hồ sơ nhà khoa học hàng đầu của cơ sở giáo dục và xuất sắc (Excellence) dựa trên xếp hạng các chỉ số công bố và trích dẫn lấy từ cơ sở dữ liệu Scopus cũng tiếp tục được củng cố.
Điều này cho thấy, chất lượng công bố khoa học quốc tế cũng như phạm vi ảnh hưởng từ hệ thống tài nguyên trực tuyến của Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2018 có sự cải thiện và gia tăng mạnh mẽ.
Các trường đại học của Việt Nam xếp hạng sau Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thứ hạng lần lượt là 1355, 2241 và 2680).
Trước đó, năm 2018, lần đầu tiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 801-1000 trên Bảng xếp hạng đại học thế giới (World University Rankings) của Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds, Vương Quốc Anh), góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số 85/197 quốc gia có trường đại học được xếp hạng ở bảng xếp hạng này.
Việt Hà
Theo TTXVN
Năm 2019: Sắp xếp lại các trường đào tạo sư phạm "Theo kế hoạch 2019 tới quý 2 năm 2020, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, theo đúng Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua" Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An chia sẻ điều...