Đại học Việt Nam đang tụt hậu
Hầu hết đại biểu ở hội thảo cải cách giáo dục đại học do Nhóm đối thoại giáo dục và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức ngày 31/7 đều báo động về tình trạng lạc hậu của bậc này.
Cải cách giáo dục đại học là chủ đề được Nhóm đối thoại giáo dục cung nhiêu học giả trong và ngoài nước thảo luận tại hội thảo ở TP.HCM ngày 31/7.
Lo lắng đối với cải cách giáo dục ĐH có thể thấy rõ khi GS Ngô Bảo Châu và các học giả dự hội thảo đánh giá giáo dục ĐH trong nước đã tụt hậu ngay với các nước trong khu vực. Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, giám đốc ĐHQG TP.HCM, trong ASEAN, VN giờ xếp trong nhóm các nước tụt hậu.
GS Ngô Bảo Châu và Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân.
Tất cả các bước đều ngược
“Chất lượng chung trường ĐH có lẽ là điểm tối nhất trong bức tranh chung của ngành giáo dục Việt Nam”, Giáo sư Ngô Bảo Châu.
“Con tàu giáo dục ĐH được đặt lên đường ray rồi, được cung cấp nguồn năng lượng rồi mà sao vẫn rất ì ạch?”, Bộ trưởng Bộ KH-CN:NGUYỄN QUÂN.
Phần trình bày của GS Ngô Bảo Châu chỉ ra thực tế tất cả các bước cơ bản trong xây dựng đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu khoa học làm ngược lại so với thế giới. “Không phải một bước mà tất cả các bước” – GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh. Trong khi các ĐH trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nhân lực do mình tự đào tạo ra thì các trường ở các nước ưu tiên các ứng viên nơi khác (tạo ra máu mới). Trong khi ĐH VN phụ thuộc vào cơ quan nhà nước thì ĐH ở các nước thực hiện tự chủ khoa học. ĐH VN không khuyến khích giáo sư nước ngoài trong khi các nước không phân biệt giáo sư nước ngoài hay trong nước. Thậm chí Trung Quốc gần đây cũng có chính sách khuyến khích giáo sư nước ngoài rất mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, nói kiểu tuyển giảng viên của VN chẳng giống ai. “Đào tạo sau ĐH, đào tạo tiến sĩ cũng là của mình đào tạo thì làm sao anh ta dạy những điều mới mẻ cho sinh viên. Giống như hôn nhân cận huyết vậy” – ông Thuyết nói.
Hai bô trương không quyêt đươc lương GS Ngô Bao Châu
“Chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực cải cách nhưng vì sao con tàu giáo dục ĐH được đặt lên đường ray rồi, được cung cấp nguồn năng lượng rồi mà vẫn rất ì ạch?” – Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân nêu vấn đề. Ngay kể cả những thay đổi như tự chủ ĐH dù được chính thức thừa nhận là thuộc tính của các trường ĐH từ năm 2013 nhưng đến giờ các trường ĐH vẫn chưa dám tận dụng cơ chế này.
Ông Nguyễn Quân đánh giá nhiều trường vẫn chịu nếp sống bao cấp hình thành từ lâu nên không dám thực hiện tự chủ.”Chúng ta không thể tự chủ hệ thống giáo dục ĐH nếu như không có tự chủ tài chính… Tự chủ tài chính là gốc rễ của mọi vấn đề. Chúng ta được tự chủ về tổ chức, về biên chế, về hoạt động nhưng nếu không được tự chủ về tài chính thì mọi tự chủ khác chỉ là hình thức” – ông Quân thăng thăn.
Video đang HOT
Gần 200 đại biểu tham dự.
Một ví dụ về chuyện khó khăn cơ chế ông nêu ra là dù là bộ trưởng, cả ông hay Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng không thể ký phê duyệt lương cho GS Ngô Bảo Châu ở Viện Nghiên cứu cao cấp về toán được – điều mà ông gọi là “kỳ lạ”.
“Lẽ ra lương của anh Châu phải do chính viện của anh quyết định vì anh ấy là viện trưởng, Nhà nước chỉ giao cho anh kinh phí, còn lương và chế độ cho các giáo sư ở đấy thì phải do anh Châu quyết định. Còn ở nước ta thì cả tôi và anh Phạm Vũ Luận cũng không ký được… Lương của giáo sư mà các cơ sở không quyết định được thì nói gì đến tự chủ?” – ông Quân noi.
Đồng ý quan điểm này, bà Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, khẳng định: “Tự chủ tài chính là tiền đề của tự chủ toàn diện và là bài học thành công của ĐH Hoa Sen trong 15 năm đầu phát triển”.
“Năm nào cũng nói dối”
“Nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH chưa được xem là một hoạt động bắt buộc khiến kiến thức của giảng viên bị lạc hậu nhanh chóng và sinh viên không được nhúng trong môi trường sáng tạo”, Thư trương Bô GD-ĐT Bùi Văn Ga.
“Nhà nước tổ chức thi tuyển chung cho tất cả các trường. Nhà nước chung tất cả văn bản cho các trường, Nhà nước quy định mô hình cho các trường giống nhau. Thế thì chúng ta làm sao tự chủ được?”, Bộ trưởng Bô KH-CN Nguyễn Quân.
Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết ông đến dự hội thảo này với chút tò mò và một chút ngưỡng mộ Nhóm đối thoại giáo dục. Dưới góc độ người quản lý lĩnh vực KH-CN, ông mong muốn được nghe những vấn đề về ứng dụng công nghệ, nghiên cứu khoa học trong giáo dục ĐH hiện nay.
“Nếu không có các trường ĐH thì nền khoa học chúng ta sẽ là nền khoa học què quặt. Chỉ riêng các viện nghiên cứu là không đủ, không đủ cả về lực lượng, không đủ cả về nguồn trí tuệ cũng như môi trường để ứng dụng các nghiên cứu của mình” – Bô trương Quân noi.
Ông Quân cho rằng hệ thống luật của VN phức tạp nhất thế giới, ngành nào cũng giữ khư khư luật của mình. Nghị định của Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường ĐH. Hiện nay các trường ĐH chỉ có biên chế giảng dạy, các thầy dạy quá tải vì học phí thấp không còn thời gian nghiên cứu. Sau phát biểu của ông, không khí buổi đối thoại bắt đầu nóng lên.
Về vấn đề kinh phí cho nghiên cứu khoa học, ý kiến của đại diện một trường ĐH ở Hà Nội được nhiều người tán thành: “Nhà khoa học thì không được nói dối, nếu nói dối thì không phải nhà khoa học, nhưng xin thành thật là năm nào tôi cũng nói dối. Nếu không làm như vậy thì chẳng bao giờ giải ngân được và như vậy thì tôi không có tiền để làm được gì hết”.
Với nhiều năm giảng dạy, làm việc cho các tổ chức và nghiên cứu tại châu Âu, GS Dương Nguyên Vũ, giám đốc Trung tâm xuất sắc John Von Neumann (ĐH Quốc gia TP.HCM), bưc xuc cho biêt: “Tôi đã về VN được 17 năm nhưng không giải được vấn đề tài chính. Nếu bài toán tài chính không giải được thì những vấn đề còn lại của nghiên cứu khoa học cũng không có lời giải, khoa học cũng không thể phát triển được”.
Hội thảo giáo dục còn tiếp tục thêm một ngày hôm nay (1/8).
Hội thảo cải cách giáo dục ĐH VN năm 2014 với chủ đề cải cách giáo dục ĐH do Nhóm đối thoại giáo dục phối hợp với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức tại Trung tâm Hoa Kỳ (TP.HCM). Gần 200 đại biểu đến từ nhiều trường ĐH trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đã tham dự hôi thao.
Đây là sáng kiến của GS Ngô Bảo Châu và các cộng sự trong Nhóm đối thoại giáo dục. Nhóm đối thoại giáo dục ra đời từ gần một năm nay, với mục tiêu tập hợp những trí thức VN trưởng thành và thành đạt ở nước ngoài, có trải nghiệm về nền giáo dục VN, thông qua các hoạt động thiết thực để trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, phân tích, từ đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp mang tính khả thi nhằm đóng góp cho nền giáo dục của đất nước.
Vân đang tìm kiếm mô hình ĐH phi lợi nhuận
Theo ông Nguyễn Trường Giang – phó vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), học phí hiện là nguồn thu chủ yếu của các cơ sở đào tạo (tổng số sinh viên ĐH, CĐ năm 2014 là 1,6 triệu cả công lập và ngoài công lập). Với khoảng 254.000 sinh viên ngoài công lập hiện nay, tức 15,32% (mục tiêu của nghị quyết 14 năm 2005 đạt 40% số sinh viên ngoài công lập vào năm 2010) và dự kiến học phí trung bình khoảng 10 triệu đồng/sinh viên thì thu từ học phí có thể lên tới khoảng 2.500 tỉ đồng/năm. Từ năm 1998-2009 mới có mức nâng trần học phí đầu tiên (từ 50.000-180.000 đồng/tháng/sinh viên ĐH) lên 50.000-240.000 đồng/tháng/sinh viên. Theo tính toán đến năm 2015, mức thu học phí chỉ đáp ứng được 50-60% chi phí đào tạo cần thiết. Trong khi đó, các nguồn thu từ khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ của khu vực ĐH chiếm tỉ trọng rất thấp.
Đáp lại nhận định của một số chuyên gia về sự phân hóa sắp tới của các trường ĐH VN và dự báo tương lai sẽ nằm trong nhóm các trường ĐH phi lợi nhuận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết việc tìm kiếm mô hình ĐH phi lợi nhuận vẫn đang được bộ xúc tiến. Trong khi chưa tìm ra mô hình cụ thể, chủ trương của Chính phủ là khuyến khích các nhà đầu tư tham gia (thể hiện qua việc cho phép thành lập Trường ĐH Fulbright ở VN mới đây).
Riêng về tự chủ (học phí và tài chính), trong khi việc vượt trần chi 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục (cả phổ thông và ĐH) là “khó mà nâng được”, việc tìm các giải pháp xây dựng nguồn thu cho ĐH “còn đang nghĩ”, bộ vừa quyết định tháo gỡ mức “trần học phí” quy định trong hàng chục năm qua. Mới đây, bộ đã ban hành thông tư số 23/2014/TT – BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH, theo đó các trường đã chính thức bước vào giai đoạn tự chủ hoàn toàn trong việc thu học phí. “Vấn đề còn lại là đảm bảo cho chất lượng giảng dạy tương xứng” – ông Ga kết luận.
Theo Thanh Tuấn – Trần Huỳnh/Báo Tuổi trẻ
Làm sao để có một bản hồ sơ tốt khi chọn trường du học?
Các bạn học sinh thường có một lỗi đó là thích "múa rìu qua mắt thợ" khi làm hồ sơ ứng tuyển du học.
Là một trong những vị khách mời tham gia trong buổi hội thảo du học VietAbroader vừa được diễn ra tại TP.HCM vừa rồi - cô Ellie, hiện đang làm việc công ty I-Ivy là người khá nổi tiếng trong việc tư vấn, đánh giá và xếp loại hồ sơ cho các học sinh Việt muốn đi du học. Trong buổi hội thảo này, cô Ellie đã có rất nhiều chia sẻ thú vị về việc các bạn học sinh hiện nay thường mắc lỗi sai gì khi làm hồ sơ du học, cũng như những cách làm tăng khả năng được nhận vào 8 trường ĐH danh giá nhất của Mỹ thuộc hệ thống Ivy League.
Với khoảng thời gian hơn 7 năm sống và làm việc tại Việt Nam, cô chia sẻ rằng: "Với khoảng thời gian đó cô có thể hiểu được phần nào tâm lý và cách sống cũng như cách học của các em học sinh Việt Nam. Tuy nhiên khi cô muốn tư vấn cho các em thì những điều đó không còn quan trọng. Bởi cô phải dựa và phải biết sở thích, cũng như năng lực của các em tới đâu, liệu các em có thật sự phù hợp với ngôi trường mà mình đã chọn hay không thì cô mới có thể giúp các em một cách tốt nhất".
Tuy nhiên sau một khoảng thời gian khá dài làm công việc này, cô nhận ra một điều rằng các bạn học sinh Việt Nam thường mắc các lỗi sau đây khi làm hồ sơ du học. "Ở đây cô có thể dùng từ là "múa rìu qua mắt thợ". Các em thường cố viết một bản hồ sơ về mình một cách quá hoàn hảo đến mức đó không còn là chính các em nữa. Cô thường đọc rất nhiều bản hồ sơ mà với cô, với những người làm việc đánh giá lâu năm thế này thì chỉ cần đọc sơ qua cũng hoàn toàn có thể phát hiện được đâu là sự thật và đâu là chi tiết các em nói quá. Điều này rất dễ khiến các em bị mất điểm đối với hội đồng đánh giá xét duyệt, thậm chí là hoàn toàn có thể bị rớt. Và đó là một sai lầm mà rất nhiều em học sinh ở Việt Nam thường mắc phải, khi cứ cố làm mình đặc biệt hơn với một bản hồ sơ không phải của chính mình".
Ngoài ra trong buổi hội thảo, các bạn học sinh còn được tham khảo với nhiều chủ đề khác nhau như: Lý do tại sao đi du học, phân tích bài luận và chia sẻ kinh nghiệm nộp đơn và cách chọn trường. Buổi chiều, hội thảo mở cửa tự do. Phụ huynh và học sinh tham gia sẽ có những cuộc nói chuyện chuyên sâu về hệ thống trường cấp 3, đại học cộng đồng (Community College) và ý nghĩa năm chuyển tiếp (Gap year) tại Mỹ. Song song đó, triển lãm du học sẽ diễn ra với sự tham gia của hơn 100 trường đại học hàng đầu tại Mỹ: Yale, Princeton, Duke, Wesleyan, Hamilton, Amherst, Texas Christian University...
Đã có rất đông các bạn đến tham dự buổi hội thảo này.
Tại đây các bạn có vô số thông tin bổ ích về các trường đại học tốt nhất tại Mỹ cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các anh chị đi trước.
Theo Trithuctre
Hội thảo khoa học "Công nghệ giáo dục tiểu học" Khi đi học, trẻ em vừa chiếm lĩnh được tri thức, tức là học được, vừa nhận thấy, một cách tự nhiên, rằng đi học là hạnh phúc, chiếm lĩnh tri thức là hạnh phúc. Toàn cảnh Hội thảo Xoay quanh những vấn đề nêu trên, sáng nay (15/6), tại Hà Nội, Trường Tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội phối hợp...