Đại học Úc thuê máy bay chở sinh viên nước ngoài trở lại nhập học
Đại học Canberra và Đại học Quốc gia Úc đang xin phép thuê máy bay chở các sinh viên nước ngoài quay lại để tiếp tục học.
Sinh viên nước ngoài sắp có cơ hội quay lại tiếp tục học tại Úc – REUTERS
Hãng Reuters ngày 17.6 đưa tin 2 trường đại học Úc đang có kế hoạch thuê máy bay chở hàng trăm sinh viên nước ngoài quay lại Úc để học sau khi họ gặp khó khăn trong việc trở lại Úc vì các quy định phòng chống Covid-19.
Đại học Canberra và Đại học Quốc gia Úc, cả hai đều nằm tại thủ đô, cho hay họ sẽ thuê 1 máy bay chở 350 sinh viên nước ngoài đến Úc vào tháng 7 để học, sau khi qua thời gian cách ly theo quy định.
Kế hoạch đã được chính quyền địa phương xác nhận và còn chờ chính quyền liên bang phê duyệt.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang tìm mọi cách để chào đón các sinh viên quốc tế quay lại trường, quay lại cộng đồng Canberra sôi động, càng sớm và an toàn càng tốt”, phó hiệu trưởng Paddy Nixon của Đại học Canberra chia sẻ.
Hai trường chưa thông báo chuyến bay sẽ xuất phát từ nước nào cũng như khả năng quá cảnh ở đâu. Một đại diện trường cho biết có thể chuyến bay sẽ được sắp xếp và xuất phát từ một trung tâm trong khu vực để sinh viên nhiều nước có thể tập trung tại đó.
Các trường gọi đây là “chương trình thí điểm” và dành cho nhóm sinh viên từng học ở Canberra và bị gián đoạn do Covid-19.
Du học sinh là nguồn thu quan trọng của các đại học Úc. Kể từ khi Úc phong tỏa để chống dịch, các trường đại học cho biết họ có thể thất thu đến 16 tỉ USD.
Dù chính phủ cho biết có thể giới hạn nhập cảnh ít nhất đến năm 2021, Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông hy vọng sẽ có thể để các trường đại học tự sắp xếp đưa sinh viên đến Úc vào tháng 7.
Chương trình chất lượng cao cần kiểm soát và giám sát chặt chẽ
Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT khẳng định mục đích đào tạo chất lượng cao (CLC) trình độ ĐH là: "Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ ĐH ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới".
Nhưng ở đây, có thực tế là cách hiểu về chương trình CLC không đồng nhất, dẫn đến yếu tố đầu vào có không ít tranh cãi, vậy, chương trình CLC phải có những điều kiện đảm bảo nào để phát triển đúng hướng?
Theo đánh giá, chương trình đào tạo CLC đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ở những trường thực hiện nghiêm túc Thông tư 23, chất lượng đào tạo đã được xã hội tín nhiệm, tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ở một số trường khá cao, có nơi cao hơn cả hệ đại trà.
Trong bối cảnh học phí ĐH còn thấp, nguồn thu từ các chương trình CLC giúp các trường đầu tư cải thiện được điều kiện cơ sở vật chất dạy học, phòng thí nghiệm; nâng cao thu nhập cho đội ngũ, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Việc thực hiện tốt mô hình CLC cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các trường ở trong nước cũng như quốc tế. Nhiều chương trình CLC của các trường đã tuyển sinh được sinh viên nước ngoài.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự giám sát kỹ càng với các chương trình CLC. Ảnh: P.T
Tuy nhiên, nhìn vào các chương trình CLC hiện nay cũng có không ít những băn khoăn. Ví dụ như tại một số trường, chương trình CLC đang phát triển khá nóng. Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM đến nay đã có 5/11 ngành tuyển sinh CLC. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đào tạo 17 chương trình CLC/39 chương trình đào tạo, chiếm tỷ lệ gần 44%. Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chương trình đại trà có 39 ngành thì hệ CLC cũng theo sát đến 26 ngành.
Tuy nhiên, vấn đề của các ngành CLC này lại là điểm đầu vào có những tranh cãi. Một số cơ sở đào tạo đã định ra những mức điểm chuẩn đầu vào thấp hơn nhiều so với đại trà để tranh thủ nguồn tuyển. Không chỉ thấp 1 - 2 điểm, có ngành, có nơi điểm chuẩn CLC còn thấp hơn trên 5 điểm so với đại trà. Điều đó đặt ra những băn khoăn cho rằng: Phải chăng không đỗ đại trà, bỏ học phí cao hơn là có thể học ngành CLC? Nếu đúng theo mô hình này, thì chương trình CLC phải là chương trình dịch vụ CLC mới đúng tên gọi. Theo ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) thì: Làm sao gọi là chương trình CLC được khi thí sinh thi chương trình thường thì không trúng tuyển nhưng thi vào chương trình CLC lại trúng tuyển? Cần phải cân nhắc điều này.
Điểm nổi bật nhất của chương trình CLC là chú trọng kỹ năng ngoại ngữ. Chương trình đào tạo của chất lượng được bổ sung từ giáo trình của nước ngoài nên việc thuần thục tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc cho sinh viên khi tốt nghiệp, có nơi đòi hỏi phải đạt Ielts 4.5 - 5.5 đầu ra. Nhưng cũng có trường hợp đỗ ngành CLC, không đáp ứng được chương trình trong quá trình học, lại được chuyển sang các lớp đại trà.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đưa vào Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020 vấn đề liên quan đến chương trình CLC. Tại khoản1 Điều 16 trong Dự thảo quy định điểm trúng tuyển chương trình CLC phải bằng hoặc cao hơn trúng tuyển chương trình chuẩn cùng ngành. Bộ cũng cho rằng tăng cường hậu kiểm, kiểm định chất lượng các chương trình CLC là để đảm bảo đào tạo CLC đúng như tên gọi. Về phía mình, các trường ĐH được quyền phát huy vai trò tự chủ trong tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo trách nhiệm tuân thủ các quy chuẩn chất lượng và trách nhiệm trước xã hội.
Trên thực tế, chương trình CLC cũng có nhiều ưu điểm. Với số lượng một lớp học ít, sinh viên chương trình CLC có điều kiện phát triển kỹ năng mềm. Giảng viên thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm, quản lý học tập qua dự án. Qua đó, SV phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc chung trong một nhóm, khả năng trình bày ý tưởng và thuyết trình trước đám đông. Sinh viên học hệ CLC cũng được chú trong trau dồi kỹ năng ngoại ngữ.
Vì thế, khi bàn về những quy chế mới cho chương trình CLC, một số ý kiến cũng đề nghị không nên quy định điểm trúng tuyển đối với ngành học chương trình CLC như hiện tại, mà nên để các trường quy định chuẩn CLC. Bởi đó là sự cam kết về danh dự, uy tín của chính nhà trường. Sau đó, Bộ có những quy chế về kiểm tra, giám sát, chế tài liên quan nếu chương trình đó không đảm bảo chuẩn đầu ra như các trường đã cam kết trong đề án tuyển sinh của nhà trường.
T.Fan (phapluatxahoi.vn)
Xét tuyển học bạ vào đại học: Kết quả có đáng tin cậy? Trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không thể tổ chức thi THPT quốc gia, nhiều đại học đã chuyển hướng lấy xét tuyển học bạ là chính. Vậy kết quả xét tuyển này có đáng tin cậy? Xét tuyển học bạ đã được nhiều trường đại học thực hiện từ lâu. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2019 đã...