Đại học Úc bị điều tra vì liên kết với Viện Khổng Tử
Giới chức Úc ngày 25-7 cho biết các trường đại học nước này đang bị điều tra về hợp đồng liên kết với Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc điều hành.
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Úc Christian Porter cho biết chính phủ nước này đang xem xét liệu các thỏa thuận giữa 13 trường đại học tại Úc và Viện Khổng Tử có vi phạm luật can thiệp nước ngoài mới hay không.
Viện Khổng Tử của Trung Quốc, tương tự như các tổ chức lớn trên thế giới như Trung tâm Văn hóa Pháp, Viện Cervantes của Tây Ban Nha, hay Hội đồng Anh, giảng dạy sinh viên về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng các lớp học được giảng dạy về các vấn đề của cuộc sống Trung Quốc và cố tình không đề cập các vấn đề nhạy cảm tại nước này.
Viện Khổng Tử do Trung Quốc quản lý có mặt trên khắp thế giới. Ảnh: Wikipedia
Chính phủ Úc đã theo luật mới để gây áp lực lên các trường đại học có ý định liên kết với các viện này (vốn do Bộ Giáo dục Trung Quốc điều hành) vì cho rằng các nhân tố nước ngoài đang tìm cách gây ảnh hưởng đến chính trị và chính phủ Úc.
Ông Porter cho biết Bộ tư pháp đang thực hiện các cuộc điều tra với một số trường đại học trong những tháng gần đây để xác định xem liệu các thỏa thuận chắc chắn có nên được ký kết hay không và gặp đại diện của Viện Khổng Tử.
“Tôi đã yêu cầu Bộ tư pháp kiểm tra cụ thể các thỏa thuận giữa tất cả Viện Khổng Tử và các trường đại học để đảm bảo tuân thủ “Chương trình minh bạch ảnh hưởng nước ngoài” của Úc hay không”, ông Porter nói.
Video đang HOT
Trường Đại học Queensland, nơi có các lớp học của Viện Khổng Tử. Ảnh: Internet
Hôm 25-7, các trường đại học tại Úc cho biết đã “hết sức lưu ý” quy định của luật này, ra đời từ năm 2018.
“Các trường đại học của chúng tôi đang làm việc với Bộ tư pháp, và xem xét kỹ các thỏa thuận với các đối tác nước ngoài để đảm bảo họ tuân thủ luật mới”, bà Catriona Jackson, Giám đốc điều hành của Đại học Úc, nói với tờ The Guardian.
Trước đó tờ Sydnery Morning Herald của Úc công bố 11 trong số 13 hợp đồng giữa Học viện Khổng Tử và các trường đại học Úc.
Bốn hợp đồng trong số đó bao gồm các điều khoản đã đưa ra quyết định cuối cùng của các viện nghiên cứu Trung Quốc về “chất lượng giảng dạy” và các hoạt động phải tôn trọng “tập quán văn hóa”.
Đổi lại, các trường đại học nhận được khoản tài trợ tối thiểu từ 100.000 – 150.000 AUD và 3.000 cuốn sách Trung Quốc cùng các tài liệu khác.
Bốn trường đại học được nêu gồm Đại học Griffith, Đại học La Trobe, Đại học Charles Darwin và Đại Học Queensland đã tự bảo vệ mình việc nói rằng các trung tâm của Học viện Khổng Tử không có vai trò trực tiếp trong chương trình học thuật cấp bằng, mà chỉ là một hoạt động cho cộng đồng: giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ.
Các thỏa thuận giữa các trường đại học và Viện Khổng Tử giúp thúc đẩy mối quan hệ giáo dục giữa Trung Quốc và Úc.
Ước tính 190.000 sinh viên Trung Quốc học tập tại các trường đại học Úc, mang lại doanh thu nguồn doanh thu đáng kể.
Theo plo.vn
500 kg rác treo 'ngập đầu', cảnh báo giới trẻ 'xả ít thôi'
Nhằm cảnh cáo về lượng rác thải đang không thể tiêu hủy hết, một chương trình triển lãm có chủ đề "Xả rác ít thôi" vừa được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội).
Khách tham quan ngỡ ngàng khi thấy khu vực trần nhà với đủ loại loại rác thải quen thuộc trong đời sống hàng ngày được treo lơ lửng trên đầu với ý nghĩa "cảm giác bí bách, ngộp thở và con người đang dần chìm trong rác thải".
Đây là 500 kg rác thải qua xử lý tạo nên không gian nghệ thuật sắp đặt ấn tượng tại Triển lãm "Xả rác ít thôi" ở Trung tâm Văn hóa Pháp L'Espace số 24 Tràng Tiền (Hà Nội).
Triển lãm được tổ chức bởi UBND TP Hà Nội, vùng Ile-de-France và PRX-Vietnam với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Pháp - AFD.
Nhiều thông tin tại triển lãm khiến lần đầu mọi người mới hiểu được tác hại của rác thải nhựa: Phần lớn rác thải sinh hoạt của con người được làm từ nhựa và nylon, loại vật liệu tốn từ hàng trăm đến hàng triệu năm mới có thể phân hủy được trong đất. Thời gian phân hủy cửa hộp xốp là 50 năm. Chúng sẽ phân hủy thành các hạt vi nhựa và gây ô nhiễm các môi trường nước (nước ngọt và nước biển). Hơn nữa hộp xốp không phải lúc nào cũng thích hợp để đựng đồ ăn. Styrene, một phần tử trong thành phần hộp xốp là một chất bị nghi ngờ có thể gây ung thư và là chất độc thần kinh. Nó có khả năng lây sang thực phẩm và đồ uống được đựng trong hộp.
Hơn nữa, rác thải nhựa còn gây nguy hiểm cho động vật trên Trái Đất khi chúng lầm tưởng rác là thức ăn. Việc sản xuất các lọ dầu gội sữa tắm của các doanh nghiệp kéo theo nhu cầu sử dụng rất nhiều năng lượng và nguyên liệu trong khi thời gian sử dụng sản phẩm rất ngắn, còn các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không phải là vô tận.
"Khi bị thải ra môi trường tự nhiên, một chiếc chai nhựa phải mất 100 - 1000 năm mới phân hủy được. Ngoài ra quá trình sản xuất chai nhựa gây phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, tiêu tốn các nguồn năng lượng hóa thạch không thể tái tạo và sử dụng nhiều nước. Bạn có biết để sản xuất được một chai nhựa có dung tích 1 lít người ta phải dùng đến 3 lít nước hay không?", một thông điệp và câu hỏi được đề tại triển lãm.
Phương Thảo (17 tuổi) cho biết: "Em cũng từng làm một triển lãm về rác thải nhựa. như thế này. Em đánh giá rất cao cách sắp đặt treo những mô hình rác của BTC. Cũng vì hưởng ứng phong trào đẩy lùi rác thải nhựa mà em đã mua một chiếc ly thủy tinh để hạn chế rác từ cốc nhựa mỗi khi đi uống café".
Thông qua triển lãm mới thấy không chỉ rác khi thải ra, những đồ dùng, vật dụng trong bếp của mỗi gia đình cũng đáng lưu ý. Việc sửa dụng các hộp như trưng bày không phải là không có nguy hiểm. Trong quá trình tiếp xúc với thực phẩm, các chất gây ô nhiễm có thể nhiễm vào thực phẩm, trong số đó có một số hợp chất phtalates được sử dụng để làm mềm nhựa, hoặc bisphenol A. Cả hai đều là chất gây rối loạn nội tiết.
Bên cạnh những mô hình rác thải, triển lãm "Xả rác ít thôi" còn cung cấp những tấm infographic giúp công chúng hiểu hơn về hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Chẳng hạn như thông điệp về lượng rác thải trung bình của một gia đình 4 người tại Hà Nội là 3,48 kg.
Tại đây, triển lãm cũng cho thấy con số thống kê mỗi gia đình Việt Nam thải ra một ngày từ 5 đến 7 chiếc túi nylon. Tính trong phạm vi cả nước mỗi ngày có 25 triệu túi nylon được thải ra gây rất nhiều hậu quả cho môi trường.
Và minh chứng rõ nét nhất là chiếc xe của công nhân quét rác từ năm 2010 đến năm 2050 sẽ chất cao như núi, gấp 4-5 lần sau 40 năm. Năm 2010 người dân Hà Nội thải rác ra là 5.000 tấn/ngày, đến năm 2050 dự kiến con số sẽ lên tới 15.900 tấn/ngày.
Theo Zing
Ít nhất 15 trưởng đại học Mỹ đóng cửa Học viện Khổng Tử Trong 18 tháng qua, ít nhất có 15 trường đại học ở Hoa Kỳ đã đóng cửa Viện Khổng Tử. Gần đây nhất, ngày 1/5, Đại học Tây Kentucky, Đại học bang San Francisco và Đại học Oregon cũng đã tuyên bố sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử. biểu tình chống Viện Khổng Tử. Sự kiện này được bắt nguồn tháng 8 năm...