Đại học tư thục dùng nhiều chiêu trò để tuyển sinh
Tháng 8 vừa qua, nhiều học sinh lớp 12 ở một số tỉnh miền Trung nhận được tài liệu, thư nặc danh có nhiều so sánh không chính xác, thậm chí nói xấu một số trường đại học ở Đà Nẵng.
Tài liệu trên còn thống kê điểm cộng, điểm trừ các trường. Nhiều ý kiến trên fanpage của ĐH Đà Nẵng khẳng định đó là thông tin thiếu khách quan, có tính chất “nâng mình, hạ người”, tự cho các trường đại học “điểm cộng, điểm trừ”, qua đó gây tâm lý hoang mang, phân tâm cho thí sinh.
Trước đó, nhiều thí sinh bức xúc khi nhận tin nhắn kêu gọi nhập học phản cảm của ĐH Gia Định, TP.HCM: “Điểm của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định, 185 Hoàng Văn Thụ, TP.HCM để nhập học sớm”. Tin nhắn giới thiệu đường link để thí sinh nộp hồ sơ ưu tiên.
Nhà trường nêu lý do nội dung hệ thống SMS của trường đang gặp sự cố nghiêm trọng. Trường đã gửi lời xin lỗi đến học sinh.
Không đối sánh thông tin cẩn thận, thí sinh có thể rơi vào “bẫy” chiêu sinh của một số trường đại học. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Mua thông tin dữ liệu của thí sinh
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng những trường đại học, cao đẳng không được thí sinh quan tâm, phải dùng nhiều chiêu trò “không lành mạnh” tuyển sinh để trường tồn tại.
Ông Dũng cho hay một số trường tư thục “chăm lo rất kỹ” hiệu trưởng hoặc ban giám hiệu các trường phổ thông, nhằm định hướng cho học sinh của trường đó đăng ký xét tuyển hay hạn chế số lượng nguyện vọng.
Chưa kể, ban giám hiệu các trường, giáo viên còn ưu ái thông tin, tần suất giới thiệu về một trường nào đó với thí sinh “vì lợi ích từ các trường đại học”.
“Có trường đại học áp dụng chính sách mỗi học sinh trúng tuyển, họ gửi cho trường phổ thông một triệu đồng. Mỗi trường có 20 hay 50 em trúng tuyển, hiệu trưởng sẽ được chuyến du lịch nước ngoài”, hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết.
Video đang HOT
Tài liệu nặc danh phân tích, định hướng cho thí sinh chọn trường khi xét tuyển. Ảnh: Học sinh cung cấp.
Cách thức dễ nhận thấy và phổ biến hiện nay là mua dữ liệu thông tin cá nhân, học lực của thí sinh để gửi thư mời nhập học.
Nhiều thí sinh chưa thi tốt nghiệp THPT đã nhận được giấy báo nhập học của 5-7 trường đại học.
PGS Đồng Văn Hướng, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết không ít trường tư thục đầu tư kinh phí lớn cho việc quảng bá thông tin tuyển sinh.
Đội ngũ tư vấn viên của đại học về các trường phổ thông để tổ chức tư vấn với nhiều hoạt động, quà tặng thu hút thí sinh. Từ đó, các trường kêu gọi thí sinh đăng ký xét tuyển, nộp hồ sơ học bạ.
“Hiện nay, trường công và tư đều chú trọng việc quảng bá thông tin đến thí sinh nhưng rõ ràng có những hoạt động trường tư tỏ ra vượt trội. Đơn giản vì các trường công lập không thể chi tiền nhiều”, PGS Hướng lý giải.
Thí sinh cẩn trọng giữa “ma trận” thông tin
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng những năm gần đây, các trường tư đầu tư mạnh vào hoạt động chiêu sinh và đã tạo sức nóng tới trường công lập. Điều này khiến nhiều trường công tăng cường hoạt động tư vấn tuyển sinh hơn, nhất là hình thức tư vấn online.
Theo hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, khi các trường đều tăng cường đưa thông tin đến thí sinh, phụ huynh, chính thí sinh phải là người bản lĩnh để đưa ra lựa chọn phù hợp.
“Vẫn có nhiều thí sinh lơ mơ khi đăng ký chọn ngành, trường. Các em chỉ xem sơ qua ngành học, điểm chuẩn mà không hề tìm hiểu thông tin về chất lượng đào tạo, học phí. Khi các trường đưa ra thông tin nhập nhèm, các em dễ ngộ nhận”, ông Dũng cho biết.
Thạc sĩ Nguyễn Sơn Thái, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng khi các trường có nhiều chiêu trò để “vơ bèo vạt tép”, thí sinh vẫn là người chịu thiệt nhất.
Ông khuyên thí sinh nên tìm hiểu thông về trường, ngành học thật kỹ để có quyết định đúng. Thông tin về trường, ngành học, phương án tuyển sinh đều được các trường thông tin đầy đủ trên website.
Thí sinh nên kết nối với các sinh viên, cựu sinh viên của trường để hỏi thêm thông tin. Các em nên đề phòng những thông tin trường đưa ra chỉ “tô hồng” để phục vụ tuyển sinh.
Nhiều đại học tư thục ở TP.HCM công bố điểm sàn xét tuyển
ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Ngoại ngữ - Tin học, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM đã công bố điểm sàn cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ảnh minh họa
ĐH Gia Định xác định điểm điều kiện đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường là từ 15 trở lên.
Điểm xét tuyển của thí sinh là tổng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển đã tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định.
ĐH Công nghệ Sài Gòn công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của 8 ngành đào tạo là từ 15 đến 16 điểm.
Ngành có điểm sàn cao nhất của trường là Công nghệ thông tin, các ngành còn lại đều có điểm sàn 15.
Danh sách điểm sàn các ngành của ĐH Công nghệ Sài Gòn cụ thể như sau:
Điểm sàn các ngành đào tạo của ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech) từ 18 trở lên. Riêng ngành Dược học, nhà trường nhận hồ sơ theo ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành Sức khỏe do Bộ GD&ĐT quy định.
15 điểm là mức nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT của ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Đây là điểm sàn chung cho tất cả ngành đào tạo của trường.
Riêng các ngành thuộc khối Sức khỏe và Giáo dục, nhà trường nhận hồ sơ đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.
ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố điểm sàn theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ở 25 ngành đào tạo từ 18. So với năm 2019, mức điểm sàn của nhà trường tăng từ 1 đến 2 điểm.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM là từ 16 đến 18 điểm. Hai ngành có điểm sàn cao nhất của trường là Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc, điểm sàn là 18.
Xem điểm sàn các ngành đào tạo của ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM tại đây.
ĐH Nguyễn Tất Thành công bố mức điểm sàn dự kiến cho 44 ngành đào tạo từ 15 đến 16.
Công nghệ kỹ thuật Ôtô và Quản trị kinh doanh là hai ngành có điểm sàn cao nhất của trường: 16.
Đối với các ngành thuộc khối Sức khỏe như Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Y học dự phòng, ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ công bố điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Chi phí học đại học ở Mỹ Ngoài khoản học phí từ 5.000 đến 50.000 USD mỗi năm tùy từng trường, sinh viên du học Mỹ phải tính đến nhiều chi phí khác như ăn ở, mua sắm, vui chơi. Dưới đây là thống kê của Times Higher Education (THE) để phụ huynh, học sinh tham khảo: Học phí Mỹ là một trong những địa điểm du học phổ biến...