Đại học tư thục đang bị buôn bán!
Theo Luật Giáo dục thì hơn 80 trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay phải chuyển đổi thành trường tư thục (TT). Tuy nhiên, do các quy chế về trường TT chưa hợp lý nên quá trình chuyển đổi vẫn còn đầy rẫy những chuyện dở khóc dở cười.
Nộp hồ sơ vào một trường ngoài công lập ở TP.HCM – Ảnh: Đ.Nguyên
Cơn sốt mua bán trường
Theo GS Phạm Phụ – trường ĐH Bách khoa TP.HCM, lợi nhuận ở một số trường ĐH ngoài công lập là cực lớn. Ông cho biết: “Họ tổ chức lớp đông để kiếm lời nhưng chất lượng lại cực thấp. Thầy thì thuê, trường đi mượn. Ví dụ một lớp cơ khí, 300 sinh viên ngồi thì làm sao học được”. Chính vì siêu lợi nhuận mà hiện tượng mua bán trường ĐHTT đã trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay.
Trong một cuộc hội thảo về mô hình trường ĐHTT mới đây, TS Đặng Văn Định – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH Chu Văn An, cảnh báo: “Hiện tượng mua bán quyền sở hữu vốn góp để kiếm lời theo kiểu lướt ván đã và đang diễn ra, biến trường ĐH thành vật buôn bán”. GS Phạm Phụ cho biết: “Hiện nay ở phía Nam người ta bán trường rất nhiều, giống như bán công ty”. Ông Nguyễn Công Tạn – Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Thành Tây, thừa nhận rất nhiều người muốn nhảy vào mua trường ông, nhưng ông không bán.
Hiện tượng mua bán quyền sở hữu vốn góp để kiếm lời theo kiểu lướt ván đã và đang diễn ra, biến trường ĐH thành vật buôn bán
Video đang HOT
TS Đặng Văn Định – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH Chu Văn An
Điều đáng nói là có những nhà đầu tư mua lại cổ phần của những nhà giáo dục chỉ là để “lướt sóng”. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến mâu thuẫn giữa nhà giáo dục và nhà đầu tư diễn ra căng thẳng, thậm chí xảy ra cả “hỗn chiến” ngay tại đại hội cổ đông. PV Thanh Niên từng chứng kiến cuộc ẩu đả tại đại hội cổ đông của một trường ĐH mới thành lập. Bất chấp sự tham dự của cán bộ lãnh đạo các vụ chức năng của Bộ GD-ĐT, các cổ đông vẫn nhảy vào đánh nhau. Nguyên nhân là do một cổ đông cũ phát hiện trong đại hội xuất hiện nhà đầu tư mới chưa từng có tên trong danh sách nên đã đứng lên phản đối. Ngay lập tức người này bị vị đại diện của cổ đông mới xông tới túm áo và buông ra những lời thô tục như: “Mày định gây sự à, có muốn chết không?”. Một đám người khác (cũng là đại diện cho cổ đông mới) hùa theo: “Đánh bỏ mẹ nó đi”…
“Vốn trí tuệ” không được xem trọng
TS Đặng Văn Định cho rằng một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là bởi các quy định hiện nay về trường ĐHTT chưa tính đến giá trị trí tuệ của các nhà sáng lập, các nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp của trường. Vì thế trong các trường ĐH này thường xảy ra tranh chấp quyết liệt giữa nhà giáo dục và chủ đầu tư về quyền sở hữu trường. Nhiều nhà đầu tư đã tìm cách mua lại cổ phần ít ỏi của những nhà sáng lập, nhà giáo, nhà khoa học hoặc tìm cách góp vốn lớn để thâu tóm quyền lực về tay mình. Vai trò quản trị nhà trường của đội ngũ nhà sáng lập, nhà giáo, nhà khoa học mất dần và quyền ấy từng bước đến với người nhiều tiền.
Không chỉ có vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục thì một số quy định hiện nay còn làm “vô hiệu hóa” quyền của các nhà giáo. Chẳng hạn Quyết định 61 ban hành năm 2009 về Quy chế trường ĐHTT dường như đã coi trường ĐH như một công ty. Khi nói về cơ cấu hội đồng quản trị của ĐHTT, quy chế quy định chỉ bao gồm “những người góp vốn xây dựng trường”, không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội và đại diện cho sinh viên. Hơn nữa, giá trị biểu quyết trong hội đồng quản trị được quy định tỷ lệ với số cổ phần mà cổ đông đại diện. Như vậy, những nhà đầu tư có nhiều tiền sẽ có quyền quyết định những vấn đề của trường, còn các nhà giáo dục dù có nhiều trí tuệ đóng góp nhưng số vốn ít ỏi nên tiếng nói sẽ không còn giá trị.
Thuở ban đầu, đa số người xin thành lập trường là những nhà giáo dục, nhà khoa học. Họ cũng là những người có uy tín để các cấp thẩm quyền tin tưởng giao đất và tạo điều kiện thành lập trường. Tuy nhiên, sau khi đã có đất, nhiều trường rơi vào tình trạng thiếu vốn xây dựng, buộc phải kêu gọi đầu tư. Lúc này họ (có thể) buộc phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư có vốn lớn.
Rắc rối và thiếu nhất quán
- Năm 1993, Chính phủ ban hành quy chế đầu tiên về ĐHTT. Tuy nhiên, quy chế này không được áp dụng mặc dù nó vẫn tồn tại.
- Năm 1994, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế tạm thời về trường ĐH dân lập (DL) để đáp ứng việc ra đời của hàng loạt trường ĐHDL lúc đó.
- Năm 2000, quy chế chính thức về trường ĐHDL ra đời nhưng có nhiều bất cập như: một trường ĐHDL phải do một tổ chức nào đó xây dựng, vì vậy mỗi trường phải tìm cho mình một tổ chức để hợp thức hóa mặc dù tổ chức này không giúp gì và đôi lúc gây khó khăn. Quy chế quy định nhà trường theo chế độ sở hữu tập thể nhưng không nói rõ tập thể nào là chủ sở hữu và quyền hạn của họ ra sao…
- Năm 2005, Chính phủ có nghị quyết 05/2005/ NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó quy định chỉ có hai loại trường ngoài công lập là DL và TT.
- Nghị định 75 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục năm 2005 lại quy định đối với GDĐH chỉ có loại hình công lập và TT. Vì vậy những trường ĐHDL tồn tại là trái luật.
- Tháng 5.2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho phép 19 trường ĐHDL chuyển sang ĐHTT và quy định cho đến cuối tháng 6.2007 phải hoàn thành. Tuy nhiên, đến thời hạn chỉ có một trường là ĐH Thăng Long được quyết định chuyển đổi.
- Bộ GD-ĐT đã soạn thảo rất nhiều thông tư hướng dẫn nhưng loay hoay mãi sau 5 năm (đến năm 2010), thông tư 20/2010 về chuyển đổi các trường ĐHDL sang ĐHTT mới được ban hành. Nhưng đã gần một năm nay, việc chuyển đổi vẫn chưa hoàn thành do các trường gặp quá nhiều vướng mắc.
Theo Thanh Niên
Phụ huynh không ủng hộ cấm ĐTDĐ
Thay vì cấm, xuất phát từ thực tế nhu cầu đi lại, sử dụng điện thoại hợp lý của con cái, nhiều phụ huynh đề xuất những biện pháp để quản lý HS.
Quy định giờ sử dụng điện thoại trong trường
Họ tên:Chu Văn Chung
Tiêu đề:Liệu có nên cần lắp ở mỗi phòng học 1 camera giám sát?
Camera giám sát bất kỳ một phòng học nào đó vào một giờ nào đó sẽ tránh được rất nhiều chuyện đó! Giá camera thì rẻ thôi, từ 500 tới 700 ngàn! Chả lẽ ngành giáo dục Việt Nam không làm được?
Họ tên:Lê Tuấn
Tiêu đề: Cần có quy chế trong nhà trường
Về việc sử dụng điện thoại di động: Nên có một quy chế bắt đầu từ nhà trường. Trong giờ học phải tắt máy, nếu phát hiện lần 1 thì thế nào, lần 2 thì sao, lần 3 đuổi học chẳng hạn? Có sự răn đe, hay xử lý thích đáng thì mới làm tốt được...!
Họ tên:Hải Vân
Tiêu đề: Nên cấm dùng ĐT trong giờ học
Theo tôi nên cấm học sinh sử dụng điện thoại khi vào trường.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cha mẹ cần liên hệ khẩn với các con hoặc ngược lại thì nhà trường nên bố trí một số cán bộ phụ trách việc này, đơn giản là cung cấp cho những người này một máy điện thoại và thông báo số cho phụ huynh biết, giống như số máy hotline, khi cần báo tin gì, bố mẹ hoặc các con báo qua số máy này và người này sẽ nhắn lại cho các con.
Chi phí để trả cho dịch vụ sẽ do các gia đình tham gia đóng góp. Để giảm chi phí, có thể một người phụ trách 2-3 lớp vì thực tế trong giờ học, cần liên lạc khẩn với các con không nhiều. Tan học, ra khỏi trường, các con được dùng điện thoại bình thường.
Dùng hộp khóa giữ điện thoại, máy phá sóng, camera trong trường.
Họ tên: Uyên
Tiêu đề: Nên có biện pháp quản lý HS sử dụng ĐTDĐ trong lớp học
Theo tôi không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại di động. Mà cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học thì hơn. Vào giờ học , tất cả học sinh có ĐTDĐ phải tắt hết, hoặc mỗi lớp có một tủ chia làm các ngăn nhỏ có khoá.
Tuỳ theo điều kiện có thể mỗi em một ngăn, 2 em một ngăn hoặc một nhóm 5 bạn một ngăn có khóa riêng, vào giờ học tất cả những ai có ĐT không cần tắt máy để chế độ rung vào hộp, hết tiết học có thể mở ra sử dụng, vào học lại bỏ vào. Còn việc cấm sử dụng ĐTDĐ đến trường trong thời đại công nghệ này theo tôi là không nên!
Họ tên: Phùng Hồng
Tiêu đề: Trường con tôi có hộp giữ ĐT
Con tôi học THPT. Giờ truy bài học sinh để tự động để ĐTDĐ vào một cái tủ con 04 ngăn cho 04 tổ, hết giờ học lấy về. Nhà trường nên có nội quy và quy chế về việc này là ổn.
Họ tên: Giang DB
Tiêu đề: Sử dụng máy phá sóng trong trường
Theo ý kiến của tôi, các trường học có thể sử dụng máy phá sóng điện thoại di động cho các khu vực lớp học. Học sinh và giáo viên, khi đã lên lớp thì ngoài việc giảng dạy và học tập, không nên có mối quan tâm nào khác.
Việc sử dụng điện thoại di động, có thể diễn ra tại các khu vực công cộng như căng tin, sân trường, nhà vệ sinh, văn phòng ban giám hiệu... Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả ở các trường phổ thông và đại học nước ngoài. Tôi hi vọng, góp ý này có thể giúp ích hơn cho xã hội Việt Nam.
Theo Kênh1 4
TP Huế: Nhiều HS quan tâm về năm tuyển sinh đầu tiên của ĐH Dầu khí VN Chiều 5/3, gần 500 học sinh khối 12 trường THPT chuyên Quốc Học (TP Huế) đã có buổi giao lưu tuyển sinh với ĐH Dầu khí Việt Nam về năm tuyển sinh đầu tiên của trường. Nhiều HS đã rất quan tâm đặt câu hỏi đến việc học, việc làm trong môi trường dầu khí. Buổi làm việc có sự góp mặt của...