Đại học Trung Quốc cấm sinh viên dùng điện thoại trong lớp
Điện thoại mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng khiến giới trẻ phụ thuộc vào công nghệ. Vì thế, một trường đại học ở Trung Quốc cấm sinh viên sử dụng chúng trong lớp học.
Trước tình trạng giới trẻ ngày càng lạm dụng điện thoại di động, ban lãnh đạo Đại học Công nghệ Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, cấm sinh viên sử dụng điện thoại trong lớp nhằm giúp họ “cai nghiện công nghệ”.
Tân Hoa Xã cho hay, trước giờ vào học, tất cả sinh viên phải ngừng sử dụng điện thoại, tắt chuông và đặt chúng trong những túi được chuẩn bị sẵn tại bàn đầu tiên trong phòng.
Theo một giảng viên tại Đại học Công nghệ Thái Nguyên, ban lãnh đạo trường cấm sinh viên sử dụng điện thoại di động trong lớp nhằm giúp các em tập trung hơn vào nội dung bài học, đồng thời không gây phiền nhiễu tới người khác.
Lệnh cấm này cũng cho thấy mức độ giới trẻ Trung Quốc cuồng điện thoại. Nó không chỉ ảnh hưởng công việc và học tập.
Video đang HOT
Năm ngoái, một nghiên cứu xã hội chỉ ra rằng, việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều làm mất đi mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên trong gia đình.
Ban lãnh đạo nhà trường hy vọng, quyết định mới không chỉ cải thiện kết quả học tập của sinh viên mà còn tạo cho các em thói quen sử dụng điện thoại một cách khoa học.
Theo Zing
Khám phá ngôi trường lớn nhất thế giới
Ngôi trường lớn nhất thế giới City Montessori có số học sinh vượt quá 50.000 nhưng không em nào bị lơ là, gần một nửa trong số họ đạt kết quả từ 90% trong các kỳ thi quốc gia.
Trường City Montessori (CMS) ở thành phố Lucknow, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ hiện là ngôi trường lớn nhất thế giới theo Sách Kỷ lục Guinness. Ảnh: Cmseducation.
CMS được thành lập năm 1959 với một tòa nhà dạy học cùng 5 học sinh. Đến nay, trường có hơn 52.000 học sinh từ bậc mầm non đến lớp 12 học tập tại 20 cơ sở. Tạp chí Educational World đánh giá đây là trường học tốt nhất Ấn Độ. Ảnh: Cmseducation.
Hai nhà đồng sáng lập CMS Jagdish Gandhi và Bharti Gandh chụp ảnh lưu niệm trước tòa nhà chính tại cơ sở Gomti Nagar. Đằng sau họ là câu nói nổi tiếng của Bahá'u'lláh, cha đẻ của đạo Bahá'í: "The Earth is but one country and mankind its citizens" (Trái đất là một quốc gia với công dân là toàn thể nhân loại). Vì thế, trường City Montessori rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Ảnh: Bahainews.
CMS cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện giáo dục nổi bật. Năm 2012, cuộc thi Geologically Yours diễn ra tại cơ sở Anandnagar với sự tham gia của học sinh đến từ các nước Nepal, Iran và Sri Lanka. Ảnh: Theasis.
Trường có 1.050 phòng học với số lượng học sinh mỗi lớp vượt quá 45 em nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong thành phố. Geeta Kingdon, Chủ tịch CMS, cho biết, phụ huynh luôn cố vận dụng các mối quan hệ trong kinh doanh, chính trị để con họ được nhận vào trường. Ảnh: Cmseducation
Mặc dù City Montessori là một trường danh tiếng, tỷ lệ cạnh tranh cao, mức học phí của trường vẫn thấp hơn 25% so với mặt bằng chung. Với học phí từ 300 bảng đến 700 bảng/năm, họ được hưởng môi trường học tập đầy đủ tiện nghi của một trường tư thục ưu tú. Ảnh: Cmseducation.
CMS cũng trả giáo viên mức lương cao, xứng đáng với đóng góp của họ đối với trường. Ngoài ra, các thầy cô còn được hưởng phụ cấp 1% lương cho mỗi học sinh nằm ngoài chỉ tiêu 45 em trong lớp họ phụ trách. Hiệu trưởng tại các cơ sở được hưởng mức lương gấp đôi so với thành viên trong ban giám hiệu và có thêm hai trợ lý hỗ trợ họ giải quyết gánh nặng hành chính. Ảnh: Cmseducation.
Ngoài việc cung cấp thiết bị hiện đại, hỗ trợ công tác giảng dạy của giáo viên, trường còn chi 100.000 bảng Anh mỗi năm để khen thưởng những cá nhân có học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc gia. Bên cạnh các cuộc họp phụ huynh định kỳ, hàng tháng, thầy cô phải đến nhà học sinh dưới vai trò người giám hộ để kiểm tra điều kiện học tập tại nhà của các em. Theo bà Kingdon, trường muốn quan tâm đến từng học sinh. Ảnh: Cmseducation.
Bên cạnh việc giảng dạy, CMS cũng bồi dưỡng tài năng nghệ thuật cho các học sinh. Điều này không chỉ tạo cơ hội để các em phát triển năng khiếu mà còn giúp trường gây dấu ấn trong các lĩnh vực như âm nhạc, văn học, hội họa. Ảnh: Cmseducation.
Không chỉ giảng dạy kiến thức, trường còn đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiến sĩ Gandhi muốn tất cả các em trung thành với trường, cố gắng học tập, rèn luyện nhằm trở thành một người vừa có tài vừa có đức, đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Ảnh: Cmseducation.
Theo Zing
Giáo viên phạt học sinh dùng tay vớt giấy trong bồn cầu Vì học sinh dùng quá nhiều giấy khi đi vệ sinh, một giáo viên mầm non ở Mỹ bắt cậu bé dùng tay không vớt giấy lên. Hình phạt này khiến phụ huynh bức xúc. "Từ khi con trai còn nhỏ, tôi đã dạy bé không được cho tay vào bồn cầu", Tiffany Huffman, mẹ cậu bé 4 tuổi ở hạt Flagler, bang...