Đại học Thương mại tuyển sinh thêm hai ngành mới
Trường dự kiến tuyển sinh theo hai phương thức với sáu tổ hợp, trong đó có một tổ hợp mới là D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Năm 2019, Đại học Thương mại (Hà Nội) dự kiến tuyển 3.800 chỉ tiêu cho 19 chuyên ngành ở chương trình đại trà và hai chuyên ngành chất lượng cao, trong đó có hai ngành mới là Kiểm toán, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: Quỳnh Trần
Trường sẽ tuyển sinh với hai phương thức: tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia.
Với phương thức xét tuyển, trường sẽ xét trên sáu tổ hợp gồm A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh), D01 (Toán – Văn – Anh), D03 (Toán – Văn- Tiếng Pháp), D04 (Toán – Văn – Tiếng Trung) và D07 (Toán – Hóa – Tiếng Anh). Trong đó, năm tổ hợp đã sử dụng trong đợt tuyển sinh năm 2018, riêng D07 mới được bổ sung trong năm nay để xét tuyển các chương trình chất lượng cao.
Đại học Thương mại lấy điểm trúng tuyển theo từng ngành, chuyên ngành hoặc chương trình và không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.
Với các chương trình chất lượng cao, thí sinh có chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh (IELTS, TOEFL) còn hiệu lực đến thời điểm xét tuyển sẽ được lựa chọn một trong hai cách tính điểm tiếng Anh. Thứ nhất là dùng điểm bài thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia. Thứ hai là điểm tiếng Anh quy đổi theo thang điểm 10 tương đương với từng loại, mức điểm của từng chứng chỉ tiếng Anh. Thí sinh được sử dụng điểm cao hơn để xét tuyển.
Video đang HOT
70% chỉ tiêu tuyển sinh chương trình chất lượng cao được xét tuyển trực tiếp theo kết quả đăng ký của thí sinh và 30% còn lại dành cho thí sinh đã trúng tuyển vào trường có nguyện vọng đăng ký vào học chương trình chất lượng cao.
Ngoài chương trình đại trà và chất lượng cao, ngay sau khi công bố danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1, Đại học Thương mại sẽ tiếp tục tuyển sinh đại học chính quy chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù với chỉ tiêu dự kiến như sau:
Dương Tâm
Theo VNE
Nhiều đại học ở TP HCM công bố phương án tuyển sinh 2019
Các trường giữ cách tuyển sinh, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển như năm 2018 để tránh gây xáo trộn cho thí sinh.
Đại học Công nghiệp TP HCM vừa công bố phương thức tuyển sinh dự kiến năm 2019 với 31 ngành, nhóm ngành ở hai chương trình đại trà và chất lượng cao, tổng chỉ tiêu 7.000. Hai ngành học mới là Quản lý đất đai và Bảo hộ lao động.
Ở bậc đại học, cơ sở chính TP HCM tuyển sinh theo ba phương thức: tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dùng kết quả thi THPT quốc gia (70 -90% tổng chỉ tiêu); dùng kết quả học tập năm học kỳ THPT (không kể học kỳ 2 năm lớp 12) các môn có trong tổ hợp xét tuyển với ngưỡng nhận hồ sơ là điểm trung bình ba môn trong tổ hợp từ 6,5 trở lên.
Trường xét tuyển theo 12 tổ hợp và áp dụng môn chính trong tất cả ngành. Thí sinh dùng kết quả học tập THPT có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đăng ký online trên trang web tuyển sinh trường, dự kiến mở từ tháng 3/2019.
Tại phân hiệu Quảng Ngãi, trường sử dụng hai phương thức là kết quả thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT năm lớp 12 các môn có trong tổ hợp xét tuyển (điều kiện nhận hồ sơ là điểm trung bình ba môn từ 6 trở lên).
Năm 2019, Đại học Nông Lâm TP HCM giữ ổn định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển từng ngành, dự kiến tuyển 4.745 sinh viên.
Tại cơ sở chính TP HCM, trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và tuyển thẳng, ưu tiên tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục. Riêng hai phân hiệu tại Ninh Thuận và Gia Lai, trường tuyển sinh cả nước, đồng thời bổ sung tuyển dựa trên điểm học bạ.
Cơ sở chính Đại học Nông Lâm TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Đại học Luật TP HCM duy trì phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực trong mùa tuyển sinh mới. Trường sẽ thực hiện hai bước xét tuyển và kiểm tra năng lực, với ba tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).
Ở bước xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét điểm trung bình sáu học kỳ THPT của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển (chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển) và điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (dự kiến chiếm tỷ trọng 60%) từ cao xuống thấp để xác định thí sinh đạt yêu cầu.
Những thí sinh đạt yêu cầu sẽ tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực, chiếm tỷ trọng 30% điểm trúng tuyển. Kết hợp ba tiêu chí trên, trường xác định điểm trúng tuyển theo từng ngành và theo từng tổ hợp môn.
Năm 2019, trường chỉ sử dụng một cách thức đăng ký xét tuyển trực tuyến. Điểm chuẩn năm 2018 tại Đại học Luật TP HCM cao nhất ở ngành Luật Thương mại quốc tế với 24,5; thấp nhất là ngành Quản trị kinh doanh với 19 điểm.
Đại học Giao thông Vận tải TP HCM giữ nguyên các phương thức xét tuyển (kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tuyển bằng điểm học bạ THPT theo tổ hợp) với tổng chỉ tiêu 2.750 sinh viên, tăng 80 chỉ tiêu so với năm nay.
Trong đó, 2.050 chỉ tiêu cho chương trình đại trà, 600 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao và 100 chỉ tiêu đại học liên thông chính quy. Trường sử dụng 4 tổ hợp xét tuyển cho tất cả các ngành gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh); B00 (Toán, Hóa, Sinh); D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh).
Năm 2018, ngành Khai thác vận tải ở trường này lấy điểm cao nhất với 21,2; các ngành còn lại lấy 14-20,9.
Mạnh Tùng
Theo VNE
ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 Năm 2019, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM giữ nguyên các phương thức xét tuyển nhưng tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Năm 2019, nhà trường tuyển sinh trên cả nước với tổng chỉ tiêu đại học chính quy là 2.750 sinh viên, tăng 80 chỉ tiêu so với năm 2018. Cụ thể, 2.050 chỉ tiêu cho chương trình đại trà, chương trình chất...