Đại học thí điểm tự chủ: Trả lương cao, thu hút người giỏi

Theo dõi VGT trên

Thực tế từ 24 trường ĐH đang được thí điểm cơ chế tự chủ hiện nay cho thấy sinh khí mới của giáo dục ĐH với nhiều đổi thay tích cực.

Đại học thí điểm tự chủ: Trả lương cao, thu hút người giỏi - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Tài chính – marketing đi thực tế tại doanh nghiệp – Ảnh: Thái Châu

Lãnh đạo các trường này cho biết trong thời gian thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ trường đã làm được nhiều việc cho nhà trường, xã hội và người học. Trường có thêm nguồn lực để đầu tư cho các dự án trên cơ sở sự năng động, tiết kiệm, hiệu quả hơn.

“Tự chủ sẽ tạo điều kiện cho trường tăng cường huy động các nguồn thu ngoài ngân sách để bù đắp đủ chi phí của đơn vị. Từ đó có nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút được nhiều sinh viên giỏi.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh (hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM)

Thu nhập theo hiệu quả công việc

Các trường công tự chủ phải cân nhắc, tính toán và chi trả lương cho cán bộ, giảng viên nên thường thu nhập tốt hơn so với trường không tự chủ. Các trường tự chủ đều thực hiện cơ chế thu nhập theo hiệu quả công việc. Hằng năm các trường đều làm phân tích, đánh giá hiệu quả công việc viên chức, giảng viên rất kỹ. Viên chức cùng một công việc có thể người này có thu nhập cao so với người khác; giảng viên, nghiên cứu viên cùng một công việc cũng có người thu nhập mức trung bình, có người rất cao tùy vào hiệu quả thực hiện và tinh thần trách nhiệm.

Chỉ riêng góc độ tài chính, sau vài năm áp dụng cơ chế tự chủ, thu nhập của cán bộ, giảng viên ở một số trường ĐH đã tăng lên. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thu nhập bình quân mỗi tháng trong năm 2019 của PGS ở trường này là 63 triệu đồng, TS là 33 triệu đồng.

“Đây không phải lương mà là bình quân thu nhập đầu người của trường. Số tiền này bao gồm các khoản lương, dạy, nghiên cứu khoa học, thu nhập vượt giờ dạy, thưởng… Thực tế có người đạt thu nhập trên 100 triệu đồng và cũng có người không đạt mức trên” – ông Dũng cho hay.

TS Phan Hồng Hải – hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – cho biết từ khi được tự chủ trường có nhiều thay đổi từ nguồn thu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu cũng như chủ động mở ngành đáp ứng nhu cầu xã hội, công tác tuyển sinh… đến chất lượng đầu ra, công trình nghiên cứu. Trường cũng chủ động cân đối tài chính chi trả trong việc thu hút đội ngũ giảng viên giỏi…

Thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên, giảng viên nhà trường trước khi tự chủ (năm 2015) là 15 triệu đồng/tháng đã liên tục tăng qua các năm và đến năm 2019 khoảng 19 triệu đồng/tháng. Trong đó, thu nhập của giảng viên có trình độ TS trở lên hiện nay khoảng 30 triệu đồng/tháng. Trường có chính sách thu hút chất xám trình độ cao về công tác. Theo đó, TS được hỗ trợ 100 triệu đồng/người, PGS 200 triệu đồng và GS 300 triệu đồng.

“Ngoài ra, trường còn trả phụ cấp hằng tháng với cán bộ, viên chức có học hàm, học vị cao: TS 4 triệu đồng/tháng, PGS 5 triệu đồng/tháng và GS 7 triệu đồng/tháng. Nhà trường còn hỗ trợ giảng viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Toàn bộ học phí nghiên cứu sinh trong nước trường thanh toán. Đối với nghiên cứu sinh đi học ở nước ngoài được hưởng 40% lương cơ bản, sau khi tốt nghiệp trở lại công tác nhận bổ sung 60% khoản lương cơ bản còn lại và 50% tiền thưởng các ngày lễ, tết” – ông Hải chia sẻ.

Thu hút nhân lực chất lượng cao

Trường ĐH Tài chính – marketing là một trong năm trường ĐH đầu tiên được Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ từ năm 2015. Theo TS Hoàng Đức Long – hiệu trưởng nhà trường, từ khi được tự chủ, về mặt tài chính trường được quyền quyết định mức thu học phí cao, trích lập các quỹ từ nguồn thu, trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giảng viên. Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về công tác tại trường cũng khá hấp dẫn: GS dưới 50 tuổi 500 triệu đồng, PGS 350 triệu đồng, TS 100 triệu đồng.

“Quy chế chi tiêu nội bộ là xương sống của mọi hoạt động quản lý tài chính, ngân sách của trường. Quy chế này hằng năm được triển khai cuối quý 3 của năm liền kề để xây dựng quy chế áp dụng đầu năm sau. Tất cả người lao động của trường đều được tham gia góp ý xây dựng quy chế này một cách đầy đủ, toàn diện. Sau đó, dự thảo quy chế đưa vào hội nghị cán bộ viên chức hằng năm và tiếp đó trình hội đồng trường xem xét thông qua” – ông Long chia sẻ.

Video đang HOT

Cần lộ trình cắt giảm ngân sách

Theo các chuyên gia, thực tế hầu hết các trường ĐH công vẫn chưa được tự chủ, không ít trong số đó bám víu vào “bầu sữa” ngân sách, trả lương theo kiểu cào bằng. Chính điều này gây trì trệ nhà trường, chất lượng đào tạo không cải thiện. Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường còn cho biết hiện nay nhiều trường dù có mức học phí thấp nhưng vẫn không tuyển sinh được. Nếu tự chủ hoàn toàn mà tuyển sinh khó khăn, không thu hút được người học thì trường sẽ không sống nổi. Nếu tự chủ thì học phí sẽ cao hơn nữa dẫn đến tuyển sinh càng khó khăn hơn. Đây là lý do không ít trường vẫn đang bám vào “bầu sữa” ngân sách.

Trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục ĐH khá lớn nhưng do phải đầu tư dàn trải cho quá nhiều cơ sở đào tạo nên tỉ trọng chi cho từng trường ít. Theo hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trước khi tự chủ mỗi năm trường nhận kinh phí chi thường xuyên khoảng 50 tỉ đồng và thu học phí khoảng 80 tỉ đồng. Với khoảng 130 tỉ đồng này chỉ đủ để nhà trường “sống qua ngày và tồn tại chứ không thể phát triển được”.

“Trước đây, lương giảng viên chừng 7-8 triệu đồng/tháng, nhiều người phải làm thêm đủ thứ bên ngoài. Với mức lương thấp, trường rất khó giữ chân giảng viên chứ chưa nói đến chuyện thu hút người giỏi. Tình trạng chảy máu chất xám có lúc rất căng thẳng với hàng loạt giảng viên bỏ trường ra làm việc cho các doanh nghiệp. Nhà trường cũng không đủ nguồn lực để đầu tư cho các phòng thí nghiệm, trong khi muốn có bài báo khoa học phải có phòng thí nghiệm hiện đại. Chính vì cả hai yếu tố con người và cơ sở vật chất của trường không được đầu tư tốt dẫn đến chất lượng đào tạo ngày càng thê thảm.

Do vậy, nếu không có tự chủ ĐH, các trường cứ bám vào “bầu sữa” ngân sách sẽ không giải quyết được vấn đề này. Để thúc đẩy tự chủ, theo tôi, Nhà nước cần giảm dần ngân sách chi thường xuyên cho các trường chậm thực hiện cơ chế tự chủ. Cần công bố lộ trình cắt giảm ngân sách cấp cho các trường trong những năm tới” – ông Đỗ Văn Dũng nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Hoàng Hải – phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM – cũng cho rằng khi chưa tự chủ trường gặp nhiều hạn chế nhưng vẫn được nhận ngân sách chi thường xuyên. Khi đã tự chủ trường sẽ bị cắt toàn bộ ngân sách chi thường xuyên, phải tự lo từ nguồn thu của mình. Do vậy, những trường trước chưa đủ mạnh sẽ gặp khó khăn lúc đầu khi tự chủ.

“Thực tế hiện nay, học phí trường tự chủ thu mức cao hơn trường chưa tự chủ, tạo nên tình trạng có nhiều mức học phí khác nhau của cùng ngành đào tạo ở các trường khác nhau. Điều này thực sự không phù hợp, nên các trường cần phải thực hiện tự chủ hoàn toàn để có sự cạnh tranh công bằng” – ông Hải kiến nghị.

Ngân sách chi cho giáo dục ĐH trên 170.000 tỉ đồng

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ năm 2013-2017, ngân sách nhà nước đã chi trên 1,1 triệu tỉ đồng cho GD-ĐT, trong đó chi riêng cho giáo dục ĐH trên 170.000 tỉ đồng. Nhưng so với nhiều nước phát triển, tỉ lệ đầu tư cho giáo dục ĐH của Việt Nam cũng không cao (chiếm 50% trong số các nguồn đầu tư cho giáo dục ĐH), trong khi ở nhiều nước là trên 90%. Ngân sách nhà nước và học phí là hai nguồn thu chủ yếu của các trường ĐH hiện nay.

Hành lang pháp lý phải đồng bộ

PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh cho rằng để đẩy nhanh quá trình thực hiện tự chủ, cần sự thay đổi trong tư duy nói chung và triển khai chỉnh sửa, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ nói riêng.

“Hiện nay các văn bản dưới luật ban hành rất chậm và không đầy đủ, dẫn đến gây trở ngại cho các trường khi triển khai cơ chế tự chủ theo quy định trong luật. Ví dụ: việc thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH là được nêu trong luật nhưng chưa có văn bản hướng dẫn nên các trường gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc triển khai” – bà Tú Anh cho biết.

Tương tự, TS Hoàng Đức Long cũng khẳng định: “Muốn trao quyền tự chủ cho các trường cần phải có hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời trên tất cả các mặt, đồng thời có sự tăng cường giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu chỉ giao quyết định tự chủ thì trường cũng không làm gì được khi hàng loạt luật ràng buộc…”.

Mong chờ được tự chủ

Theo kế hoạch, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ tự chủ vào năm 2022. Hiện trường này đang xây dựng đề án trình hội đồng trường và hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua. PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – hiệu trưởng nhà trường – chia sẻ: “Trước thực tế đang diễn ra ở những trường đã được tự chủ, chúng tôi thấy cần có sự cân nhắc, chuẩn bị kỹ càng”.

Đó là tình trạng chảy máu chất xám do đời sống cán bộ giảng viên chưa được tốt. Dù là trường ĐH hàng đầu lĩnh vực khoa học xã hội phía Nam nhưng mức lương hiện tại của giảng viên trường bình quân khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Đại học thí điểm tự chủ: Trả lương cao, thu hút người giỏi - Hình 2

Sinh viên lớp chất lượng cao Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ học – Ảnh: Quỳnh Nhi

“Muốn trường phát triển, chất lượng đào tạo tốt phải có đội ngũ tốt. Thực tế hiện nay rất nhiều thầy cô của trường phải thỉnh giảng ở nhiều nơi, làm thêm nhiều giờ. Trong khi nếu mức lương, thu nhập của giảng viên tốt hơn thì có thể họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, từ đó phục vụ giảng dạy tốt hơn. Đây cũng là động lực để thúc đẩy tự chủ của các trường công lập” – bà Lan nói.

Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Tú Anh – hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), hiện nay trường đang được Nhà nước cấp một phần kinh phí chi thường xuyên và kinh phí đầu tư cơ sở vật chất của trường theo dự án đã được phê duyệt cho giai đoạn 2009-2013. Bên cạnh đó, trường được ĐH Quốc gia TP.HCM đầu tư một số phòng thí nghiệm và cấp kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học hằng năm. Tuy nhiên, nhà trường vẫn mong chờ được tự chủ.

Bà Tú Anh cho rằng: “Tự chủ sẽ tạo điều kiện cho trường tăng cường huy động các nguồn thu ngoài ngân sách để bù đắp đủ chi phí của đơn vị. Từ đó có nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút được nhiều sinh viên giỏi; có cơ sở và điều kiện để xây dựng bộ máy quản lý và phục vụ tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; tăng thu, tiết kiệm chi, có nguồn tài chính để cải thiện đời sống cán bộ, giảng viên, tạo động lực để họ tích cực lao động nâng cao chất lượng đào tạo”.

Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động Trường ĐH Công nghệ thông tin xây dựng đã được ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt và trình Thủ tướng vào năm 2018. Nhưng khi đó do Chính phủ đang chuẩn bị ban hành nghị định mới thay thế cho nghị quyết 77 nên đề án chưa được phê duyệt. Do chưa được tự chủ nên trường gặp không ít khó khăn, nhất là cơ chế tự chủ nguồn thu. Nguồn thu chủ yếu là học phí, lại bị hạn chế về chỉ tiêu tuyển sinh và trần học phí theo nghị định 86/2015/NĐ-CP.

“Trường nhìn nhận đây là khó khăn lớn nhất, bởi không tăng được nguồn thu đồng nghĩa với việc khó khăn trong công tác thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, giữ chân đội ngũ, không có được cơ sở vật chất đáp ứng công tác giảng dạy và nghiên cứu; không nâng được chất lượng đào tạo đạt các chuẩn mực quốc tế.

Tình trạng chảy máu chất xám cũng là vấn đề lớn khi có không ít cán bộ giảng viên của trường nghỉ việc để chuyển sang khối doanh nghiệp, các trường bạn; nhiều giảng viên của trường được cử đi học ở nước ngoài không trở về. Sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực nhân lực cho ngành công nghệ thông tin – truyền thông đang diễn ra ngày càng cao; chưa thể linh hoạt thay đổi chương trình đào tạo, hình thức, phương pháp giáo dục tiên tiến, áp dụng công nghệ mới” – bà Tú Anh chia sẻ.

8 trường đại học đưa phim ngắn của ICAEW vào đào tạo sinh viên

8 trường ĐH tại Việt Nam sẽ nhận chuyển giao bản quyền và đưa vào giảng dạy bộ phim False Assurance - phim ngắn nổi tiếng về đào tạo quản trị, tài chính, kế toán, kiểm toán do Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) sản xuất.

Ra măt vao tháng 10/2015, False Assurance đã được trình chiếu tại nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế và nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Một loạt các công ty, tập đoàn lớn đã mua bản quyền đào tạo toàn cầu cho nhân viên. Nhiều trường đại học trên toàn thế giới cũng mua bản quyền sử dụng.

8 trường đại học đưa phim ngắn của ICAEW vào đào tạo sinh viên - Hình 1

Buổi đào tạo hướng dẫn giảng dạy và khai thác bộ phim cho giảng viên các trường đại học hợp tác với ICAEW tại TP.HCM ngày 31/10

Xu hướng đào tạo nghề nghiệp tương lai

Theo đó, 8 trường ĐH đối tác của ICAEW Việt Nam gồm ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)), ĐH Ngoại Thương CS2, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công Nghiệp TP.HCM sẽ chính thức nhận bàn giao bộ phim từ ICAEW trong khuôn khổ hợp tác đưa vào đào tạo cho sinh viên từ năm 2020.

Chia sẻ về hành trình đưa bộ phim đào tạo này về cho sinh viên Việt Nam, bà Đặng Thị Mai Trang, Trưởng Đại diện ICAEW tại Việt Nam cho biết: "Lần đầu tiên được xem bộ phim này tại trụ sở ICAEW Anh quốc đầu năm 2017, tôi đã rất ấn tượng.

Tôi thấy đây thực sự là một phương pháp đào tạo mới và cũng sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp chuyên nghiệp trong tương lai. Bộ phim đươc xây dưng vơi tât ca nhưng thông lê, nhưng tinh huông co thê xay ra ơ bât ki đâu trên thê giơi, kê ca Viêt Nam chư không chi la trong thi trương Anh".

8 trường đại học đưa phim ngắn của ICAEW vào đào tạo sinh viên - Hình 2

Bà Đặng Thị Mai Trang, Trưởng Đại diện ICAEW tại Việt Nam

Là tổ chức nghề nghiệp hàng đầu và có kinh nghiệm lâu đời, ICAEW đặt ra mục tiêu quảng bá nghề nghiệp và đào tạo chuyên môn rộng khắp thế giới. Bộ phim là sáng kiến của ICAEW va đến nay, ICAEW cung la tô chưc nghê nghiêp quôc tê hiếm hoi trong linh vưc tai chinh, kê toan, kiêm toan co nhưng bô phim đao tao vê chuyên môn, đươc xây dưng môt cach chuyên nghiêp.

Bộ phim đã được Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) mua bản quyền từ năm 2018 và đưa vào đào tạo cho hội viên, các kiểm toán viên cũng như lãnh đạo, thành viên hội đồng quản trị nhiều công ty từ năm 2019.

Bà Trang chia sẻ thêm: "Chúng tôi vui mừng khi thời điểm này đã có thể chuyển giao bộ phim tới các trường ĐH đối tác của ICAEW tại Việt Nam trong tiến trình hiện thực hóa cam kết đồng hành và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao Việt Nam của ICAEW.

Tôi hi vọng đây sẽ là bô tai liêu đao tao theo phương phap mơi đê cac ban sinh viên có thể tiêp cân nghề nghiệp chuyên môn môt cach thưc tê nhât từ nhiêu goc đô khac nhau".

Hỗ trợ tiếp cận môn học từ nhiều khía cạnh

Trước khi chuyển giao bản quyền bộ phim False Assurance cho các trường, ICAEW phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), tổ chức các buổi đào tạo hướng dẫn giảng dạy bộ phim cho giảng viên các khoa chuyên môn của 6 trường trong tháng 10/2020. ICAEW sẽ tiếp tục triển khai buổi đào tạo giảng viên cho các trường khác trong tháng 11/2020.

8 trường đại học đưa phim ngắn của ICAEW vào đào tạo sinh viên - Hình 3

Buổi đào tạo hướng dẫn giảng dạy bộ phim cho giảng viên Viện Kế toán - Kiểm toán tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Tại buổi đào tạo "Train the Trainer" về bộ phim False Assurance ngày 31/10/2020 tại TP.HCM, Ths Nguyên Ngoc Thuy Vy - giang viên bô môn Nghiêp vu Trương ĐH Ngoai Thương TP.HCM cho biết: "Bô phim thât sư rât hưu ich cho cac ban sinh viên không chi thuôc chuyên nganh kê kiêm ma con thuôc chuyên ngành tai chinh và quan tri nưa.

Bơi vi cac ban co thê nhin thây đươc nhiêu vân đê, nhiêu khia canh liên quan đên môn hoc cua cac ban trong thưc tiên cua doanh nghiêp. Tôi rât hy vong co thê sư dung đươc bô phim nay như la hoc liêu bô sung cho cho cac ban sinh viên trong qua trinh giang day cac môn, vi du như cac môn vê kiêm toan, hê thông thông tin kê toan hay kê toan quôc tê".

8 trường đại học đưa phim ngắn của ICAEW vào đào tạo sinh viên - Hình 4

Ông Nguyễn Viết Thịnh, GĐ Điều hành của VIOD hướng dẫn giảng viên trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) khai thác phim False Assurance

False Assurance được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và giành được nhiêu giai thương cua cac tô chưc, cac hiêp hôi nghê nghiêp vê đao tao. Bộ phim dài 38 phút nêu rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, tính hoài nghi nghề nghiệp và sự cần thiết của việc kiểm tra chất lượng, chất vấn thông tin khi điều hành tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bộ phim cũng phát triển hiểu biết thương mại cho học viên ICAEW CFab, giúp các em nhìn nhận được các tác động của những quyết định về kinh doanh mà một kế toán viên công chứng ICAEW cần đưa ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng MyanmarThủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar
11:39:31 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!

Netizen

17:06:44 22/12/2024
Mới đây, một bức ảnh gia đình đã được đăng tải và nhận về hàng nghìn lượt chia sẻ trên MXH. Thoạt nhìn, tấm hình này không có gì đặc biệt với sự xuất hiện của 5 người phụ nữ cùng 1 em bé mới sinh.
Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Sao thể thao

17:04:20 22/12/2024
Phút 57 trận Việt Nam và Myanmar trên sân Việt Trì tại AFF Cup 2024 tối ngày 21/12. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn bị cầu thủ tuyển Myanmar phạm lỗi nguy hiểm
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Sáng tạo

15:59:39 22/12/2024
Cố gắng không xem live stream bán hàng trực tiếp khi bạn buồn chán: Điều này có thể làm giảm cảm giác ham muốn mua sắm một cách hiệu quả.
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.