Đại học Texas cho phép sinh viên mang súng lên giảng đường
Hiệu trưởng Đại học Texas tại Austin, Mỹ, thông qua quy định mới, cho phép sinh viên mang súng lên giảng đường, dù ông cho rằng trường học không phải nơi dành cho súng đạn.
Ngày 17/2, hiệu trưởng Đại học Texas ở Austin, Mỹ, tuyên bố trường cho phép giảng viên và sinh viên mang súng lên giảng đường, dù bản thân ông không ủng hộ quyết định này, theo NBC.
Hiệu trưởng Đại học Texas tại Austin không ủng hộ luật mới. Ảnh: Stateman.
Gregory L. Fenves nhậm chức hiệu trưởng từ tháng 6/2015. Hai ngày sau khi Greg Abbott, thống đốc bang Texas, ký quyết định thông qua luật SB 11, cho phép sử dụng súng tại khuôn viên các trường đại học trong bang, ông Fenves gửi thư tới toàn thể sinh viên trường, bày tỏ sự phản đối của ông trước luật mới.
“Tôi cho rằng, trường học, môi trường để giáo dục và nghiên cứu, không phải là nơi dành cho súng đạn. Nhưng với tư cách hiệu trưởng một đại học công lập, tôi có trách nhiệm phải thực thi luật này”, ông nói.
Điều luật mới có hiệu lực từ ngày 1/8. Theo đó, những người được cấp phép sử dụng súng từ 21 tuổi trở lên được phép mang súng đến trường và phải che giấu cẩn thận. Trên thực tế, Đại học Texas tại Austin cho phép súng xuất hiện trong trường từ 20 năm trước nhưng cấm mọi người đưa chúng vào các tòa nhà, bao gồm giảng đường.
Video đang HOT
Người biểu tình tụ tập trong khuôn viên trường để phản đối chính quyền bang thông qua luật mới hồi tháng 10/2015. Ảnh: AP.
Ông Fenves buộc phải ký quyết định trên sau khi hội đồng cố vấn cho rằng, sinh viên dành phần lớn thời gian trong lớp học, việc tiếp tục cấm mang súng lên giảng đường sẽ vi phạm luật mới của bang.
Texas là bang thứ tám tại Mỹ cho phép người có giấy phép mang súng đến trường. Tuy nhiên, nhiều sinh viên và giảng viên Đại học Texas tại Austin kiến nghị, biểu tình chống lại luật mới.
“Phụ huynh của những sinh viên đang và sẽ học tập tại trường đã liên lạc với tôi, bày tỏ sự lo lắng của họ trước quyết định mới. Bản thân tôi cũng lo ngại về mức độ ảnh hưởng của nó tới khả năng trường tuyển sinh và giữ chân giảng viên, sinh viên”, ông cho biết.
Theo ước tính, 1% sinh viên trường có giấy phép sử dụng súng. Ngoài ra, luật SB 11 không áp dụng cho các tòa nhà hội sinh viên hay hiệp hội khác, khu ký túc xá và trung tâm thể thao.
Theo Zing
Những trường đại học hà khắc nhất ở Anh
Các trường đại học ở Anh đang hạn chế tự do của sinh viên khi ban hành hàng loạt quy định vô lý về trang phục, phát ngôn, thậm chí cách ra hiệu bằng tay.
Theo Independent, tình trạng sinh viên bị hạn chế tự do ngôn luận dường như đã trở thành một "đại dịch" ở Anh.
Các sinh viên tham gia biểu tình chống quy định hà khắc của trường do tạp chí Spikedtổ chức. Ảnh: Spiked.
Trong bảng xếp hạng các trường tự do nhất (FSUR) năm 2016 của tạp chíSpiked, khoảng 90% trường ở Anh kiểm soát ngôn luận đối với sinh viên. Năm 2015, tỷ lệ này là 80%. Đại học Aberystwyth, Đại học Edinburgh và Đại học Leeds nằm cuối cùng trong danh sách, đồng nghĩa với việc đây là 3 trường hà khắc nhất.
Nhóm đại học hàng đầu Russell cũng bị chỉ trích khi 23 trong số 24 trường thành viên đặt ra những quy định ngăn cản tự do ngôn luận.
Theo thống kê, trong 3 năm qua, các trường ở Anh ban hành tất cả 148 lệnh cấm, bao gồm 125 lệnh cấm do Hội Sinh viên đặt ra và 23 lệnh riêng của mỗi trường. Các lệnh cấm thường liên quan báo chí (30 lệnh), âm nhạc (25 lệnh), câu lạc bộ thể thao và đoàn hội (20 lệnh).
Những đại học hà khắc nhất ở Anh. Ảnh: Independent.
Theo Tom Slater, điều phối viên của FSUR, trường đại học ở Anh "gần như không có không có chỗ cho các cuộc tranh luận hay những sinh viên muốn theo đuổi sự thật".
"Họ thậm chí không dám tự quyết định và chỉ biết suy nghĩ cho bản thân", ông nói.
Một số trường đưa ra những quy định rất vô lý, bao gồm cấm làm cử chỉ tay mang ý nghĩa tấn công hoặc phân biệt chủng tộc.
Trong khuôn khổ quyền ngôn luận được cho phép, thành viên Hội sinh viên Đại học Edinburgh giải thích: "Trường chấp nhận những cử chỉ biểu thị sự đồng ý hoặc những cách ra hiệu được hiểu theo cách thông thường và chưa từng xuất hiện với ý nghĩa đáng sợ. Hành động vỗ tay được chấp thuận khi một bản kiến nghị được thông qua. Nếu nó không được thông qua, những người có mặt tại đó không thể vỗ tay".
Hội Sinh viên Đại học Northumbria cũng đưa ra quy định rõ ràng về loại trang phục không phù hợp.
Matt Auden, Phó ban Phúc lợi, cho biết: "Nếu bạn không chắc bộ quần áo đó có đúng quy định hay không, đừng mặc nó. Bạn có hàng triệu kiểu quần áo để lựa chọn. Tuy nhiên, xu hướng thời trang của bạn, dù hài hước hay sắc sảo, đều không quan trọng bằng quyền được cảm thấy an toàn khi học tập trong trường của mỗi sinh viên".
Nhưng theo FSUR, lệnh cấm kỳ lại nhất được đưa ra bởi Hội Sinh viên Đại học Swansea. Tháng 10/2013, họ thống nhất quy định cấm hội giảm cân hoạt động với lý do "liên quan chặt chẽ với ngành công nghiệp tình dục tại Anh".
Ngoài ra, Hội Sinh viên các trường cũng thường xuyên chèn ép các hội nhóm khác. Tháng 9/2014, Hội Sinh viên Đại học Dundee hủy bỏ hoạt động hội chợ của Hội Bảo vệ Thai nhi.
Hội Sinh viên trường Derby, Goldsmiths, East London và Oxford gây cản trở cho Hội chống phá thai vì lý do "sinh viên có quyền được an toàn trong khuôn viên trường và không phải đối mặt những nhóm mang quan điểm chống đối".
Tuy nhiên, ông Slater cho rằng, tình hình hiện tại vẫn còn hy vọng. Ông nói: "Trong những năm qua, Spiked cố gắng gặp gỡ và trao đổi với sinh viên trên khắp nước muốn thay đổi bầu không khí kìm kẹp trong khuôn viên trường. Nhiều người trong số họ góp phần tích cực vào quá trình thống kê, hoàn thiện bảng xếp hạng năm nay. Chúng tôi hy vọng nó có thể tiếp thêm động lực để sinh viên tiếp tục đấu tranh".
Theo Zing
Công Vinh tâm sự ngày thành sinh viên Luật Đầu tháng 1 năm nay, tuyển thủ Lê Công Vinh đã nhận được giấy thông báo trúng tuyển hệ tại chức của trường Đại học Luật Hà Nội với 21 điểm. Cụ thể, điểm số các môn Văn, Sử, Địa của chân sút Nghệ An là 7,5, 6,5 và 7 (tổng điểm là 21). Đáng nói ở chỗ, số điểm của Công Vinh...