Đại học sắp được tự quyết học phí
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ sớm đề xuất cho các trường đại học, các trường nghề được tự quyết định học phí.
Tại “Phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí” do Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội tổ chức, rất nhiều đại biểu đã bức xúc đặt câu hỏi về tình trạng lạm thu học phí ở bậc đại học hiện nay.
Đại biểu Mã Điền Cư (Phó Chủ tịch Hồi đồng Dân tộc Quốc hội) thẳng thắn đặt ra câu hỏi: “Hiện nay ở nhiều trường đại học, cao đẳng diễn ra tình trạng thu học vượt khung học phí và thu các khoản không có trong quy định. Trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ GD-ĐT trong việc giải quyết các vấn đề này như thế nào?”
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề xuất chuyển học phí đại học thành giá dịch vụ (Ảnh: Phạm Thịnh)
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết với cơ sở giáo dục đào tạo, căn cứ vào khung học phí quy định tại nghị định 49 để thực hiện. Thực tế trong thời gian vừa qua, việc điều chỉnh học phí cũng rất hạn chế.
“Đặc biệt là giáo dục đại học, giáo dục nghề trong thời gian tới cần tiến hành xã hội hóa mạnh mẽ hơn. Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo rất lớn nên cần nguồn kinh phí lớn để đổi mới chương trình, giáo án, đào tạo giáo viên… Ngân sách có hạn dù Quốc hội cũng rất quan tâm đầu tư ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đào tạo”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Bộ Tài chính cho rằng với cơ chế tính học phí như hiện nay rất là khó đổi mới. Nếu chúng ta không có cách làm mới để huy động nguồn lực xã hội mà chỉ nhằm vào học phí như hiện nay thì rất khó đổi mới giáo dục đại học.
Bên cạnh đó, đại biểu Mã Điền Cư cũng nêu ra thực tế: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính một phần trong khi phải chi lương, chi tiền giờ giảng, chi cho cơ sở vật chất… Làm thế nào để giải quyết khó khăn này cho các trường?”.
“Chúng ta nên nghiên cứu theo hướng học phí giáo dục đại học chuyển theo hướng giá dịch vụ. Như vậy, chúng ta mới huy động được nguồn lực xã hội cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cải cách tiền lương. Yêu cầu đặt ra là rất lớn. Không chuyển sang giá dịch vụ thì không làm được”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề xuất.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp cùng Bộ GD-ĐT để rà lại lưới an sinh xã hội liên quan đến chính sách hỗ trợ cho con em gia đình chính sách, gia đình người có công với cách mạng, học sinh vùng sâu vùng xa, học sinh nghèo để đảm bảo người đi học với điều kiện bình thường phải trả được chi phí
“Những người đi học là con em gia đình chính sách, hộ nghèo phải được hỗ trợ tương xứng”, người đứng đầu Bộ Tài chính khẳng định.
Video đang HOT
Nếu được tự chủ về học phí, các trường đại học sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay chúng ta đang cấp bình quân. Sau này, chúng ta tiến tới chỉ cấp cho con người nghèo, con gia đình chính sách.
“Đổi mới sang giá dịch vụ đối với cấp học có khả năng thu hồi, huy động nguồn lực của xã hội. Ở cấp này thì cần phải đẩy mạnh hơn”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu ý kiến.
Cũng có cùng thắc mắc về những khoản phí sinh viên phải đóng góp, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách, Tài chính Quốc hội băn khoăn đặt câu hỏi: “Lệ phí thi lại, lệ phí hồ sơ, lệ phí làm bằng tốt nghiệp, tiền vệ sinh, an ninh, làm thẻ sinh viên, bảo vệ luận văn, khóa luận… Câu chuyện ở đây là giá hay phí?”.
Trước những thắc mắc của các đại biểu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Những khoản này không nằm trong danh mục phí, lệ phí đã được quy định thì không thể gọi là phí được. Những khoản này là khoản huy động thêm. Những khoản này làm cho người học, phụ huynh, học sinh cứ hiểu rằng đó là phí, lệ phí. Tuy nhiên, chấn chỉnh việc thu thêm đó lại là một câu chuyện khác”.
Cùng với phần trả lời của Bộ tài chính, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng (Bộ GD-ĐT) giải thích: “Khi phát hiện những khoản thu như thế, quan điểm của Bộ GD-ĐT là phải chấn chỉnh các cơ sở có những khoản thu không nằm trong quy định. Nhưng đó cũng là thực tế xuất phát từ chính các cơ sở giáo dục đào tạo”.
Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng lấy ví dụ khi chuyển từ học niên chế sang tín chỉ thì có nhu cầu của người học muốn được học cải thiện nâng điểm, được học lại để có điểm tốt hơn.
Nếu người học có nhu cầu học lại thì cơ sở giáo dục phải tổ chức giảng dạy, ra đề, chấm thi mà bình thường không phải làm. Đó là thực tế đặt ra.
“Tất nhiên, những hoạt động này không khuyến khích và cũng phải có những nhắc nhở những cơ sở giáo dục có những khoản thu ngoài quy định”, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định.
Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cũng cho biết, hiện nay, học phí của giáo dục chuyên nghiệp và đại học được xây dựng trên cơ sở sự chia sẻ giữa người học và nhà nước và trên cơ sở khung học phí Nghị định 49 đã quy định. Hiện nay, học phí chưa tiếp cận được với chi phí đào tạo và còn cách rất xa.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng thông tin trong thời gian tới khi xây dựng học phí cho năm học tiếp sẽ xây dựng học phí đại học theo hướng tiệm cận hơn nữa với chi phí thực tế đào tạo thì mới hạn chế được bất cập.
Theo VNE
Học phí năm học mới cao nhất 26 triệu đồng
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố mức học phí năm học 2014-2015 của các trường tư thục, dân lập tại TP.HCM dao động từ 3 đến 5 triêu/học sinh/tháng. Trường có yếu tố nước ngoài cao nhất 26 triệu/tháng.
Ảnh minh họa: Lê Huyền
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và quy định mức học phí năm học 2014-2015 cho các trường THPT, TT GDTX, phân hiệu bổ túc văn hóa...Ngoài việc quy định mức học phí các trường công lập, mức học phí cao "ngất ngưởng " được áp dụng cho các trường ngoài công lập năm 2014-2015 cũng được Sở công bố cụ thể.
Trường nội: học phí dao động 3 đến 5 triệu
Năm học 2014-2015 trường tư thục THCS- THPT Đăng Khoa ở hai cơ sở Quận 1 và Quận Phú Nhuận có mức học phí nội trú 3.680.000đ/tháng, bán trú 605.000đ/tháng, học hai buổi/ ngày là 1.495.000đ/tháng.
Trường tự, trường tư thục THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (cơ sở Q3 và Tân Phú) có mức học phí nội trú 2.650.000đ/tháng; bán trú 950.000đ/tháng, học hai buổi/ ngày 1600.000đ/ tháng, học 1 buổi/ ngày là 1000.000đ/tháng.
Trong khi đó, tại quận 5 trường THCS-THPT tư thục An Đông thu học một buổi/ ngày với mức 1.150.000đ/tháng. Một số trường tư thục khác ở quận này cũng có mức học trương đối cao như THCS-THPT dân lập Thăng Long học phí nội trú 2.200.000đ/tháng, bán trú 850.000đ/tháng, học 1 buổi/ ngày đóng 850.000đ/tháng. Trường THCS-THPT tư thục Khai Trí học 2 buổi/ngày là 1.800.000đ/tháng.
Riêng trường THCS-THPT Quang Trung Nguyễn Huệ có mức học phí nội trú 4.950.000đ/tháng, phí bán trú 1.000.000đ/tháng, học 2 buổi/ngày 2950.000đ/tháng.
Từ nhiều năm nay hai trường dân lập tại Quận Tân Bình luôn được đánh giá là học phí cao, chất lượng tốt như THPT Nguyễn Khuyến, Thanh Bình. Năm học tới trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến học phí nội trú 3750.000đ/tháng, bán trú 1470.000đ/tháng, học hai buổi 1920.000đ/tháng; Trường THPT dân lập Thanh Bình với mức học phí học 2 buổi 2.000.000đ/tháng.
Ngoài ra một số trường trên địa bàn quận này cũng có học phí cao như THPT Việt Thanh 3.600.000đ/ tháng phí nội trú, THPT Tân Trào 3.800.000đ/ tháng phí nội trú, THCS-THPT Bác Ái 3.000.000đ/tháng phí nội trú. Riêng trường THCS-THPT Thái Bình học phí nội trú 4.500.000đ/tháng, bán trú 1200.000đ/tháng, học hai buổi 3.500.000đ/tháng. Trường TH, THCS,THPT Thái Bình Dương với mức học phí bán trú 2.100.000, học hai buổi 5.400.000đ/tháng
Đỉnh điểm thu học phí cao được một số trường ở quận Tân Phú áp dụng như THPT Đông Á (Tân Phú) học phí nội trú 4.100.000đ/ tháng, bán trú 2200.000đ/ tháng.
Ở một trường khác cũng có mức học phí cao ngất ngưởng như THPT An Dương Vương học phí nội trú 5200.000đ/tháng, bán trú 3.000.000đ/tháng, học hai buổi 1.800.000đ/tháng hay THPT Huỳnh Thúc Kháng học phí bán trú 4.955.000đ/tháng, bán trú 2900.000đ/tháng,học hai buổi 1.550.000đ/tháng, THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng mức học phí nội trú 4.000.000đ/tháng, học hai buổi 1900.000đ/tháng....
Trường ngoại thu đến 26 triệu/tháng
Các trường có yếu tố nước ngoài luôn có mức học phí giao động từ 10 triệu đến vài chục triệu/tháng. Cụ thể, trường THCS-THPT Việt Mỹ học phí bán trú 7.985.000đ/tháng; THCS-THPT Việt Anh học phí nội trú 3540.000đ/tháng, bán trú 1.716.000đ/tháng, học hai buổi 7.998.000đ/tháng.
Mức học phí ở trường THPT dân lập Châu Á Thái Bình Dương (Q1) cũng lên đến 7.500.000đ/ tháng dành cho học sinh học 2 buổi/ ngày; Trường TH,THCS, THPT Á Châu có mức học phí 9.751.000đ/ tháng. Trường Tiểu học,THCS, THPT Úc Châu (Q3, Q1) có mức giá thấp hơn 3.360.000đ/ tháng, học sinh học 1 buổi/ ngày.
Tại quận 2, trường song ngữ quốc tế Horizon học phí, phí nội trú là 8.300.000đ/ tháng, học phí phí bán trú 1.200.000đ/tháng. Riêng mức học phí dành cho học sinh học hai buổi là 17.000.000đ/tháng.
Đỉnh điểm mức học phí học hai buổi tại trường THCS-THPT Sao Việt (Q7) là 88.900.000đ/năm.
Một số trường có yếu tố nước ngoài khác có mức học phí dao động từ 11 triệu đến 17 triệu như : Trường Tiểu học,THCS-THPT Quốc Tế Canada (Q7) thu học phí nội trú 11.000.000/tháng, học 2 buổi/ngày 17.325.000đ/tháng.
Trường Tiểu học, THCS-THPT Nam Mỹ (Q8) với mức học phí: phí nội trú 5.700.000đ/tháng, phí bán trú 2.000.000đ/tháng, học hai buổi từ 11.900.000đ đến 14.900.000đ/tháng, học một buổi 3.300.000đ/tháng.
Một số trường có yếu tố nước ngoài đóng tại quận 10 có học phí cao nhất như Trường TH,THCS,THPT Việt Úc (Q.10, Phú Nhuận)học phí bán trú 15.000.000đ/tháng; THPT Quốc Tế Mỹ (Q.10) học phí 26.000.000đ/tháng.
Ngoài ra hai trường THPT Việt Úc và TH,THCS,THPT Quốc tế (Phú Nhuận) cũng có mức học phi tương ứng là học phí 16.000.000đ/hs/tháng và học phí 2 buổi tại trường Quốc tế 9.690.000đ/tháng.
Theo Vietnamnet
TP HCM tăng học phí năm học 2014-2015 Học phí các bậc học (trừ Tiểu học) ở TP HCM đều tăng 25.000-50.000 đồng mỗi tháng so với năm học trước. Sở GD&ĐT TP HCM vừa công bố danh sách các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh lớp 10 trung học; đồng thời công bố mức học phí áp dụng cho năm học...