Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội tuyển sinh thế nào?
Thí sinh đăng ký ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cần vượt qua vòng sơ tuyển, làm hai bài thi năng khiếu và sử dụng kết quả bài thi môn Văn hoặc Toán làm điểm xét tuyển.
- Bạn Trần Minh Thúy hỏi: Em muốn đăng ký vào ĐH Kinh tế TP.HCM và thấy nhiều người cũng đăng ký vào đây. Sức học của em ở mức khá, liệu có thể trúng tuyển không?
- Trả lời: Số lượng người lượng đăng ký nhiều dẫn đến tỷ lệ “chọi” cao. Điều này khiến thí sinh lo lắng điểm chuẩn của trường sẽ tăng.
Tuy nhiên, điểm trúng tuyển được xác định dựa trên chất lượng thí sinh nộp đơn. Do đó, khi đăng ký xét tuyển đại học, bạn nên xem xét điểm chuẩn các năm trước, so sánh với sức học hiện tại của bản thân để đưa ra quyết định.
Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn 2016 và chỉ tiêu 2017 của ĐH Kinh tế TP.HCM trước khi lựa chọn.
Lưu ý, điểm tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh nhân hệ số hai.
- Bạn Minh Tâm hỏi: Năm nay, tôi 30 tuổi và muốn đăng ký vào ĐH Sân khấu Điện ảnh ngành Đạo diễn. Tôi có được xét tuyển học bạ không hay thi tuyển theo hình thức khác?
- Trả lời: ĐH Sân khấu Điện ảnh không xét tuyển học bạ mà chỉ xét tuyển dựa trên điểm thi môn năng khiếu và điểm Văn hoặc Toán.
Trao đổi với Zing.vn, cô Phạm Thị Ngọc Anh, chuyên viên phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học, cho biết trường tuyển sinh theo hình thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Cụ thể, thí sinh đăng ký ngành Đạo diễn sẽ phải vượt qua bài thi viết về kiến thức chung văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật ở vòng sơ tuyển. Sau đó, họ thi tuyển hai bài năng khiếu, thi viết và xem phim, viết phân tích phim cùng bài thi vấn đáp về dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn, trả lời các câu hỏi liên quan bài thi ở vùng chung tuyển.
Điểm môn năng khiếu nhân với hệ số hai, cộng với điểm môn Văn thành tổng điểm xét tuyển.
Video đang HOT
Trong trường hợp của Minh Tâm, bạn cần công chứng bằng tốt nghiệp THPT, đồng thời xin nhà trường xác nhận điểm số môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp năm đó. Điểm này sẽ được sử dụng để xét tuyển cùng điểm bài thi năng khiếu.
Thời gian nộp giấy báo điểm bản sao có công chứng từ ngày 14/7 đến 20/7. Nếu không có giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh dù đạt điểm năng khiếu cũng không đủ điều kiện trúng tuyển.
Bạn có thể tham khảo thêm điểm trúng tuyển 2016 và chỉ tiêu tuyển sinh 2017 của ngành Đạo diễn, ĐH Sân khấu Điện ảnh dưới đây:
Theo Zing
9X nhận học bổng 6,5 tỷ đồng và đề luận khác lạ của ĐH Chicago
Sau 6 tháng chuẩn bị, Lâm Quang Nhật trúng tuyển vào ĐH Chicago, Mỹ với học bổng 6,5 tỷ đồng. Đây là nơi GS Ngô Bảo Châu và GS Đàm Thanh Sơn giảng dạy.
Tháng 8 tới, nam sinh lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định) sẽ trở thành sinh viên ngành Vật lý của ĐH Chicago.
Lâm Quang Nhật chia sẻ với Zing.vn về quá trình xin học bổng và được nhận vào trường đại học hàng đầu của Mỹ, cũng như trên thế giới.
Hành trình 'tìm x'
- Giấc mơ mang tên ĐH Chicago của em bắt đầu như thế nào?
- Ấp ủ giấc mơ du học từ những năm cấp hai nhưng đến cuối năm lớp 11 (cách thời điểm điểm nộp hồ sơ nửa năm), sau một biến cố nhỏ, em mới nghiêm túc tìm hiểu cơ hội du học. Em tham dự các cuộc thi lấy chứng chỉ cần thiết.
Trước đó, em nghĩ giấc mơ là giấc mơ thôi và chưa một lần nghiêm túc vạch ra cần làm những gì để học tập ở nước ngoài. Tất cả việc chuẩn bị, thi cử dồn lại trong 6 tháng cuối năm lớp 11. Lúc đó, em rất áp lực vì còn quá nhiều thứ cần làm, trong đó có bài vở, học tập ở trường.
Chính vì bắt đầu quá muộn, em gặp nhiều khó khăn trong việc chọn trường, chuẩn bị hồ sơ, thi các chứng chỉ.
Em đổi 4 lần danh sách những trường chọn nộp đơn, sau khi tìm hiểu và thấy môi trường không phù hợp. Có lúc em rất nản, nhưng sau nhiều nỗ lực, mục tiêu chính được đề ra là ĐH Chicago, Mỹ.
Thư mời của ĐH Chicago gửi tới Quang Nhật.
- Trong bài luận, em đề cập vấn đề gì? Nhật có lời khuyên nào cho các bạn có ý định du học khi viết luận?
- Em gửi tổng cộng 4 bài luận đến ĐH Chicago. Đây là trường nổi tiếng với những bài luận khó, đòi hỏi sáng tạo cao. Chúng còn được gọi là "Uncommon Essay" - bài luận khác thường.
Đề của trường đưa ra chỉ vỏn vẹn có hai chữ "Find x" - tìm x. Em đã viết về những giấc mơ từ nhỏ của mình, hành trình đi tìm x, cũng như khám phá bản thân từ những giấc mơ đó.
Bài luận của trường là thử thách thú vị và cũng là một trong những lý do em chọn ĐH Chicago.
Bài luận không phải nơi duy nhất để các ứng viên thể hiện mình nhưng rõ ràng nó rất quan trọng, có yếu tố quyết định. Mình nên viết về những gì bản thân tâm huyết và đã trải nghiệm.
Quang Nhật chơi ghita, piano, rubik... để thư giãn sau giờ học.
- Tại sao em lại chọn ĐH Chicago mà không phải trường nào khác?
- Em nộp hồ sơ đến 10 trường, 3 trường gửi lời mời nhập học trước khi em nhận được kết quả từ ĐH Chicago. Em đã chọn ĐH Chicago và rút đơn các trường còn lại.
Em muốn chứng tỏ với ĐH Chicago là mình thật sự nghiêm túc với lựa chọn cá nhân, cũng như để các trường còn lại dành suất học bổng cho học sinh quốc tế khác.
Lúc nộp đơn, em cũng đặt nhiều hy vọng nhất vào ĐH Chicago vì biết trường tôn trọng cá tính, cái tôi của mỗi người.
Chủ yếu học qua mạng
- Trong thời gian ngắn, em phải hoàn thành nhiều kỳ thi chứng chỉ với kết quả rất cao. Phương pháp học tập của Nhật như thế nào?
- Em không có bí quyết gì cả, học khá ngẫu hứng với những gì mình thích, không đi học thêm nhiều, cũng không thuộc dạng chăm chỉ, cần mẫn. Thậm chí, lúc ôn tập cho kỳ thi chuẩn hóa (SAT), em cũng không mua sách để học mà chỉ tìm tòi, học hỏi trên mạng.
Học trên mạng rất dễ sa đà vào những thứ khác, em đặt ra cho mình đến thời gian nào đó phải xong việc. Đây không phải cách học hay nhưng phù hợp với em.
Lời chúc mừng đươc viết tay của một thành viên trong ban tuyển sinh và món quà của ĐH Chicago tặng Quang Nhật.
- Điều kiện ở Quy Nhơn không bằng những thành phố như Hà Nội hay TP.HCM. Nhật có nghĩ đây là điều thiệt thòi trong cuộc đua đến với ĐH Chicago?
- Trong cái khó ló cái khôn, Quy Nhơn không có nhiều hoạt động giao lưu quốc tế, triển lãm du học, trung tâm tư vấn, nên em phải chủ động hơn. Em chủ động kết bạn với nhiều người trên thế giới, tìm hiểu thông tin từ anh chị đã du học, hỏi họ về trường và những điều cần lưu ý khi làm hồ sơ.
Việc tự vận động như vậy lại giúp em cứng rắn và có nhiều kinh nghiệm. Trong 6 tháng cuối năm lớp 11, đầu năm lớp 12, em vấp ngã rất nhiều. Mỗi lần như vậy, em học được nhiều bài học quý. Em nghĩ rằng nhờ luôn ước mơ và không từ bỏ nên đã dần vượt qua được chính mình.
Ngoài ra, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Nếu không có sự ủng hộ, định hướng và động viên của bố mẹ, em đã không đạt được kết quả mãn nguyện như thế này.
Theo Zing
Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi cách học thế nào? Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới quy định các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(chương trình tổng thể) để xin ý kiến trước khi ban hành....