Đại học RMIT giành quán quân Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh năm 2021
Các sinh viên Đại học RMIT TP Hồ Chí Minh sẽ đại diện Việt Nam tham gia tranh tài tại Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh HSBC khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Đội dự thi đến từ Trường Đại học RMIT xuất sắc giành chiến thắng chung cuộc của Cuộc thi năm nay.
Vượt qua 20 sinh viên ưu tú của 5 đội thi đến từ các trường đại học danh tiếng trên toàn quốc, các thí sinh của Trường Đại học RMIT TP Hồ Chí Minh đã xuất sắc giành chiến thắng chung cuộc tại Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh năm 2021 do Ngân hàng HSBC Việt Nam phối hợp cùng Quỹ học bổng VietSeeds tổ chức. Đây là vòng thi quốc gia của Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh uy tín và có quy mô lớn dành cho sinh viên các trường đại học trên toàn thế giới.
Đội chiến thắng trong cuộc thi năm nay sẽ nhận giải thưởng trị giá 50 triệu đồng và trở thành đại diện của Việt Nam tham dự vòng thi khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khác với mọi năm, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, vòng chung kết năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm tạo điều kiện để các đội dự thi có cơ hội tiếp xúc với mô hình thi mới dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại; đồng thời, giúp khán giả trong và ngoài nước có cơ hội theo dõi một cách dễ dàng dù ở bất kỳ đâu một cách an toàn nhất.
Năm đội thi xuất sắc đại diện cho ba miền tham dự vòng Chung kết bao gồm Trường Đại học RMIT chi nhánh Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học RMIT chi nhánh Nam Sài Gòn và Đại học Ngoại thương TP Hồ Chí Minh. Theo luật thi, các đội dự thi được giao một tình huống kinh doanh thực tế, do Trung tâm Nghiên cứu Tình huống châu Á (ACRC) danh tiếng thuộc Khoa Kinh doanh và Kinh tế học trường Đại học Hong Kong (HKU) xây dựng. Các đội có sáu giờ làm việc trực tuyến cùng nhau để đưa ra giải pháp chiến lược, cũng như lập kế hoạch triển khai chiến lược trước khi bước vào buổi thuyết trình và phản biện với ban giám khảo.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của COVID-19, vòng chung kết của Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Năm nay, Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh tiếp tục nhận được sự tham gia hỗ trợ tích cực từ các nhân viên và đối tác doanh nghiệp của HSBC Việt Nam cũng như quỹ học bổng VietSeeds. Các Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính từ các tập đoàn đa quốc gia và các nhà đồng sáng lập của quỹ học bổng VietSeeds cũng tham gia hỗ trợ cuộc thi với vai trò thành viên Ban tổ chức, người hướng dẫn và Ban giám khảo.
Vòng quốc tế cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh châu Á – Thái Bình Dương HSBC/HKU sẽ được tổ chức thông qua hình thức thi trực tuyến với sự tham gia của các đội đến từ các trường đại học hàng đầu trong và ngoài khu vực, diễn ra từ 31/05/2021. Giải thưởng cho đội giành chức vô địch trị giá 10.000 USD.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008, Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh doanh Châu Á – Thái Bình Dương áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống kinh doanh, đã được sử dụng trong mọi ngành nghề đào tạo, từ kỹ thuật đến khoa học xã hội. Thông qua sân chơi và phương pháp học thuật tiên tiến này, các thí sinh tham dự sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện… vốn là những kỹ năng thực tế, cần thiết, sẽ hỗ trợ tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên trước khi bước vào môi trường làm việc quốc tế và chuyên nghiệp.
Các tình huống được sử dụng trong cuộc thi là những tình huống kinh doanh thực tế, hiện đã được hàng trăm đại học trên khắp thế giới sử dụng, kể cả những trường kinh doanh danh giá nhất, hoặc những công ty tư vấn và tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường mới như McKinsey & Co, Bain & Co, Boston Consulting Group, Cadbury, Cisco, Innosight, General Motors, Pfizer, Wyeth, PepsiCo.
Kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016, đến nay, Cuộc thi Giải quyết Tình huống Kinh Doanh của HSBC tại Việt Nam đã ghi nhận thành tích xuất sắc của các đội từ những trường đại học danh tiếng như Trường Đại học RMIT, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh…
Các sinh viên Việt Nam đã có cơ hội cọ xát thực tế với tình huống kinh doanh cụ thể, được thể hiện và học hỏi từ chính những thành viên cấp cao tại những tập đoàn đa quốc gia, cũng như học hỏi tư duy từ các đối thủ quốc tế. Những sinh viên ưu tú của các trường, sau khi bước ra khỏi cuộc thi, cũng đã tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức để tham gia vào các tổ chức kinh doanh quốc tế đa ngành nghề hoặc thực hiện các ước mơ khởi nghiệp của bản thân.
Tiềm năng của tâm lý học tích cực trong lớp học
Theo một chuyên gia Đại học RMIT Việt Nam, cảm xúc tích cực được nuôi dưỡng từ tâm lý học tích cực có thể cải thiện những gì học sinh, sinh viên thể hiện trong lớp học.
Tâm lý học tích cực được biết đến là một hướng tiếp cận khoa học đối với sức khoẻ trong học tập. Lĩnh vực tâm lý này tìm hiểu về những điểm mạnh của mỗi cá nhân cũng như những yếu tố như sự lạc quan, hài lòng, biết ơn, trắc ẩn, tự trọng và hy vọng.
Cô Jamila Ahmed, Điều phối viên của bộ phận Thành công trong học tập tại RMIT Việt Nam, là một người đã dành nhiều năm nghiên cứu và phổ biến tâm lý học tích cực đến cộng đồng dạy và học. Cô chia sẻ rằng "nói một cách khái quát, tâm lý học tích cực có thể cải thiện cuộc sống con người bằng cách tăng cảm giác khoẻ mạnh và hài lòng, khiến con người trở nên bền bỉ hơn, đồng thời giảm căng thẳng và lo âu".
Theo cô Jamila Ahmed, Điều phối viên bộ phận Thành công trong học tập tại RMIT Việt Nam, ứng dụng tâm lý học tích cực có thể cải thiện những gì học sinh, sinh viên thể hiện trong lớp học.
Cô Ahmed từng đưa nội dung này vào chính lớp học của mình trong thời gian là giáo viên tiếng Anh tại Khoa tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học thuộc Đại học RMIT, trước khi nhận công tác tại bộ phận Thành công trong học tập. Cô tin rằng áp dụng tâm lý học tích cực có thể giúp thay đổi rõ nét sự tham gia của người học trong lớp học.
"Ứng dụng tâm lý học tích cực trong lớp học nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và giúp người học khám phá ra điểm mạnh cá nhân. Điều này khuyến khích họ nhận ra mục đích và ý nghĩa của việc học tập, và tích cực học hành hơn", cô Ahmed cho hay.
"Người học tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp sẽ chăm chú và tập trung hơn, có động lực học và tham gia vào các hoạt động trên lớp hơn, qua đó trải nghiệm học tập cũng trở nên ý nghĩa hơn. Và điều này còn chuyển thành kết quả học tập tốt hơn và ý thức đến lớp đều đặn hơn".
Cô Ahmed lấy ví dụ từ Geelong Grammar School, một trường trung học độc lập và có nhiều ý tưởng tiến bộ ở Úc: "Thông qua việc hợp tác với một trong những 'cha đẻ' của tâm lý học tích cực - ông Martin Seligman, trường đã thay đổi giáo án và cho ra mắt chương trình Tâm lý học tích cực".
"Kết quả thực hiện chương trình này cho thấy học sinh tích cực tham gia trong lớp và sáng tạo hơn, thành tích học tập cao hơn và có kỹ năng tư duy phản biện tốt hơn. Chương trình còn tác động tích cực lên những học sinh bị lo âu, căng thẳng hay rối loạn điều chỉnh", cô Ahmed cho biết.
Đây là những kết quả đáng chú ý mà mọi giáo viên vẫn luôn tìm kiếm.
Cô Ahmed nhấn mạnh rằng tâm lý học tích cực không chỉ tốt cho người học mà còn đối với những người làm công tác giáo dục.
"Chẳng hạn, việc các thầy cô biết về thế mạnh tính cách của người học và đưa hiểu biết đó vào công việc có thể có ý nghĩa to lớn đối với người học, đặc biệt trong những khoảng thời gian khó khăn. Nhiều người trong số chúng ta đã trải qua các mức độ căng thẳng, đau buồn, lo lắng và sợ hãi đáng kể do đại dịch. Điều này nhấn mạnh rằng chúng ta phải phát triển kỹ năng liên quan tới tính bền bỉ, hy vọng, lòng biết ơn, sự lạc quan thông qua rèn luyện và biết dùng thế mạnh tích cách của chúng ta".
Cô Ahmed cho biết tâm lý học tích cực có thể tóm gọn lại trong cụm từ PERMA được viết tắt từ các chữ - Positive emotion (cảm xúc tích cực), Engagement (tham gia), Relationships (mối quan hệ), Meaning (ý nghĩa) và Achievement (thành quả). Đây là khung quan trọng trong tâm lý học tích cực, và là phương cách khích lệ học sinh, sinh viên học hành tốt hơn và tận hưởng trải nghiệm học.
"Gần đây, tôi đã giới thiệu cách dùng thế mạnh tính cách, PERMA và nhiều phương thức can thiệp tâm lý học tích cực khác nhau với một nhóm những người làm công tác giáo dục", cô Ahmed chia sẻ về phần trình bày đã được đông đảo người dự khán đón nhận tại hội nghị quốc tế về giảng dạy tiếng Anh CamTESOL 2021.
"Tâm lý học tích cực đã là một phần của giáo dục nhưng vẫn còn dư địa để phát triển mảng này nhằm tăng động lực và tham gia của người học. Lĩnh vực này đã phát triển mạnh mẽ trong mười năm qua nhưng tác động mà khái niệm này có thể mang lại cho giáo dục vẫn còn được hiểu rất sơ sài, nên đây vẫn được coi là lĩnh vực khá mới".
Hà Nội có 1 trường cấp 3: Năm nào học sinh cũng "chọi sứt đầu mẻ trán" mới trúng tuyển, chất lượng dạy thì đỉnh của chóp Được biết đây là một trong những ngôi trường có tỷ lệ trúng tuyển thấp nhất Việt Nam. Năm 2018, tỷ lệ trúng tuyển là 1/10. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 6 trường Trung học phổ thông chuyên và 2 trường Trung học phổ thông có lớp chuyên. Có 4 trường chuyên và trường có lớp chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT...