Đại học Quốc gia TP HCM sẽ đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ
Để tăng hiệu quả nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia TP HCM phát triển nhiều nguồn lực, tạo nhiều sản phẩm cho cộng đồng trong lĩnh vực này.
Sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM trong một triễn lãm khoa học, công nghệ. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo báo cáo của Đại học Quốc gia TP HCM tại hội nghị thường niên ngày 27/12, một trong những chiến lược quan trọng của đại học này trong năm 2018 là phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ với chủ đề hoạt động “Khoa học công nghệ – nâng tầm hội nhập”.
Trường tiếp tục triển khai các nội dung hợp tác khoa học đã ký kết với Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2017-2020, hai bên sẽ phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển…
Đây cũng là những nội dung được Thủ tướng phê duyệt trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 và Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020.
Ngoài ra, Đại học Quốc gia TP HCM sẽ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kinh phí tăng cường trang thiết bị, năng lực nghiên cứu, tăng kinh phí từ các nguồn ngoài ngân sách để phát triển nguồn lực khoa học công nghệ.
Cơ chế xét duyệt đề tài cấp Đại học Quốc gia sẽ được chuyển sang cơ chế đầu tư dài hơi cho các nhóm nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học có giá trị cao, như các bài báo ISI.
Video đang HOT
Việc tham gia đấu thầu, tuyển chọn đề tài cấp quốc gia từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho năm tới nhằm tăng nguồn kinh phí hoạt động khoa học công nghệ và khai thác nguồn nhân lực cũng được đại học này chú trọng.
Đến hết tháng 9, Đại học Quốc gia TP HCM đã công bố gần 1.800 bài báo, báo cáo hội nghị trên tất cả lĩnh vực. Mục tiêu sắp tới là tăng gấp đôi số bài báo khoa học, giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 5 năm trước đó.
Đại học Quốc gia TP HCM đặt mục tiêu đăng ký ít nhất một sáng chế tại Mỹ, thành lập doanh nghiệp và tăng doanh thu từ khoa học, công nghệ 10% so với năm 2017.
Trước đó, tại lễ khai khóa năm học này, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã “đặt hàng” đại học phối hợp với các sở ngành nghiên cứu quy hoạch ba quận ở khu Đông thành phố trở thành một khu đô thị sáng tạo, có không gian hạ tầng và công nghệ hoàn chỉnh.
Riêng Đại học Bách khoa TP HCM, ông Nhân đề nghị trường nghiên cứu sâu lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh, vi mạch và thiết bị nông nghiệp.
Đại học này đang cùng Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ nhiệm chương trình Tây Nam bộ, nhằm giải quyết các bài toán lớn tại các tỉnh ở khu vực này về môi trường, kinh tế, xã hội.
Đại học Quốc gia TP HCM được đặt hàng xây dựng khu đô thị sáng tạo và đô thị thông minh. Ảnh: Mạnh Tùng.
Được thành lập từ năm 1995, hiện Đại học Quốc gia TP HCM có 7 thành viên gồm Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quốc tế, Kinh tế – Luật, Công nghệ thông tin và Viện Môi trường – Tài nguyên cùng hơn 30 đơn vị trực thuộc.
Khối đại học này có hơn 5.400 cán bộ, giảng viên với hơn 300 người có trình độ giáo sư, phó giáo sư; gần 1.200 tiến sĩ.
Theo VNE
Nhà khoa học nhỏ tuổi nhất Ấn Độ với những phát minh thiên tài
Trong khi hầu hết những đứa trẻ cùng lứa tuổi còn đang mải mê chơi game hoặc đọc truyện tranh, thì cậu bé này lại đắm chìm trong thế giới phát minh và thử nghiệm của mình.
Trong khi hầu hết những đứa trẻ cùng lứa tuổi còn đang mải mê chơi game hoặc bận rộn với những trò chơi mà các thiếu niên thường ưa thích, thì cậu bé này lại đắm chìm trong thế giới phát minh và thử nghiệm của mình. Tất cả những nỗ lực và niềm đam mê đó đã giúp Adithyaa giành được 15 giải thưởng cho những phát minh của mình, và được giới chuyên môn của Ấn Độ đánh giá là một thiên tài trẻ tuổi. Cậu bé đó chính M.Tenith Adithyaa, một nhà khoa học trẻ tuổi nhất Ấn Độ.
Adithyaa không tin vào việc phải chấp nhận sống chung với những bất tiện, và cậu tin rằng luôn có nhiều cách để giải quyết những vấn đề khó chịu này. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy 17 phát minh đã ra đời, mang lại cho cậu nhiều giải thưởng cùng với nỗ lực 2 lần được ghi tên vào danh sách Kỷ lục thế giới.
Ngoài rất nhiều thành tựu được ghi tên của mình, Adithyaa còn luôn cố gắng để mỗi ngày trôi qua là một ngày mới đầy trải nghiệm thú vị. Ngay từ khi còn rất nhỏ, cậu không chỉ là người sáng tạo, Adithyaa còn là nhà sưu tập tiền xu chuyên nghiệp, nhà phát triển phần mềm, giáo viên, thợ săn chim và một game thủ.
Vào thời điểm đó, ngay khi trở thành một game thủ, với niềm đam mê mới mẻ nhất, Adithyaa bắt đầu nghiên cứu ứng dụng máy tính và hiện cậu đã trở thành chủ nhân của 35 ứng dụng máy tính với 6 ngôn ngữ khác nhau. Adithyaa luôn cảm thấy thiếu thốn thời gian, 24 tiếng trong một ngày đối dường như không đủ nên cậu phải tận dụng thời gian tối đa trong ngày để chui vào phòng thí nghiệm và tìm ra những sáng kiến, các giải pháp khác nhau để có thể giúp xã hội phát triển. Thông thường, thiên tài nhỏ tuổi này phải thức đến 3 giờ sáng mỗi ngày trong phòng phòng thí nghiệm của mình, do đó không thể lên lớp đúng giờ và chấp nhận bị phạt đứng ngoài lớp học.
Hành trình tìm kiếm các phát minh không hề dễ dàng, nhưng Adithyaa tin rằng những trở ngại nhỏ đó "không thể hạn chế những gì bạn làm hoặc đạt được những gì bạn muốn", cậu bé chia sẻ. "Có một sự cố đã xảy ra khi tôi đang thử nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng một số hóa chất và do nhầm lẫn, tôi đã hít một hơi khói độc tới nỗi phải nhập viện. Sự việc này đã làm cho cha mẹ tôi cảm thấy lo lắng và sau đó giới hạn tôi trong việc thực hiện các thí nghiệm. Nhưng là một người đam mê khoa học, tôi đã không bỏ cuộc mà cố gắng thuyết phục cha mẹ và tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới và đam mê với những phát minh thú vị khác".
Trong khi thử nghiệm, Adithyaa cũng vô tình sáng tạo ra những thiết bị ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống. Ví dụ, có lần cậu cần cùng lúc nhiều ổ điện và dây cắm nối dài nhưng rất cồng kềnh, để giải quyết vấn đề này Adithyaa đã phát minh ra một bảng điện mở rộng đã được điều chỉnh và thu gọn, trong đó có thể đặt bất kỳ loại phích cắm điện nào trong không gian có sẵn. Thiết bị được tạo ra có hiệu quả trong khoảng cách khoảng 3 mét, mô hình này đã được thương mại hóa và rất thu hút khách.
Tương tự như vậy, khi đi dã ngoại cùng gia đình hay lớp học, Adithyaa nhận thấy những đồ dùng như cốc, bát, đĩa bằng nhựa này tạo ra rất nhiều chất thải, vì vậy cậu đã đưa ra ý tưởng và phát minh ra công nghệ để làm tách, bát, đĩa bằng lá chuối. Công nghệ này rất hữu ích trong việc bảo quản lá chuối trong gần một năm mà không sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Ngoài ra nó cũng làm tăng độ bền của lá chuối. Chi phí sản xuất của các đĩa và cốc này rất thấp và chúng cũng có thể được sử dụng làm phân chuồng khi không còn dùng được nữa.
Với những đóng góp ở độ còn quá trẻ trẻ như vậy, Adithyaa đã nhận nhiều giải thưởng bao gồm 2 lần lọt vào danh sách kỷ lục thế giới, 2 giải thưởng quốc gia, 7 giải thưởng về phát minh, 5 giải thưởng của tiểu bang và nhiều giải thưởng của khu vực. Không chỉ có vậy cậu còn là người chiến thắng giải thưởng IGNITE do Tổ chức Sáng kiến Quốc gia - Ấn Độ tiến hành. Adithyaa cũng đã được lựa chọn cho chương trình "Innovator in Residence" của văn phòng Tổng thống được đưa ra bởi Chủ tịch Honour của Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee vào năm 2013.
Hiện, thần đồng này đang có những kế hoạch dành cho tương lai rất tuyệt vời, cậu muốn trở thành một kỹ sư hàng không và tham gia ISRO, nơi cậu có thể thực hiện các thí nghiệm của mình trên quy mô lớn hơn. Hy vọng Adithyaa sẽ mang lại nhiều thành công hơn nữa với những phát minh trong tương lai của mình.
Theo Danviet
Lời cảnh báo đáng sợ từ 2 tảng đá khổng lồ trên vách núi Giới khoa học hiện đang tranh cãi về nguồn gốc của 2 tảng đá khổng lồ nằm trên vách đá cao hơn 15 m ở đảo Eleuthera - Bahamas. Các nhà khoa học chưa biết chính xác làm thế nào hai tảng đá khổng lồ lại xuất hiện trên vách đá cao hơn 15 m. Chúng không thể lăn lên đỉnh của vách...