Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức lại kỳ thi đánh giá năng lực
Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay đơn vị này đang chuẩn bị tổ chức lại kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đầu vào, sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển nhằm tiết kiệm nguồn lực.
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay trường này đang chuẩn bị tổ chức thi đánh giá năng lực trở lại để tuyển sinh đầu vào.
“Sắp tới, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ họp và đưa ra quyết định thống nhất để có thể triển khai ngay năm 2021,” giáo sư Nguyễn Đình Đức cho biết.
Tại Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gần đây, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đề nghị Bộ ủng hộ chủ trương này của Đại học Quốc gia Hà Nội và ủng hộ sự tham gia của các đơn vị khác trong việc sử dụng điểm kỳ thi này để xét tuyển nhằm tiết kiệm nguồn lực.
Video đang HOT
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay, theo Luật Giáo dục Đại học, việc tuyển sinh nằm trong quyền tự chủ của các đại học.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tổ chức theo nhóm, kết quả sử dụng chung cho nhiều trường để thí sinh không phải dự nhiều kỳ thi. Điều này giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian và chi phí cho cả thí sinh và các trường,” Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.
Mùa tuyển sinh đại học năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước tổ chức thi riêng với bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào (kể từ năm 2002, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi đại học theo hình thức ba chung: chung đề, chung đợt, chung kết quả thi). Kỳ thi được tổ chức hoàn toàn trên máy tính, thí sinh biết điểm ngay sau khi làm bài xong.
Dù là đơn vị đi tiên phong với rất nhiều khó khăn nhưng kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được thí sinh và các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng. Năm 2017, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia với cơ cấu đề thi có nhiều điểm tương đồng với bài thi đánh giá năng lực, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo dừng tổ chức kỳ thi này và chỉ xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức./.
'Nhiều cựu sinh viên là nhà báo tuyến đầu trong thời khắc cam go, bão tố'
Sau 30 năm, Viện đào tạo báo chí và truyền thông cho ra đời nhiều thế hệ cựu sinh viên là nhà báo tuyến đầu trong thời khắc cam go bão tố, lũ lụt, nhiều nhà báo là cây bút hàng đầu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn (phải) trao bằng khen cho Viện đào tạo báo chí và truyền thông - Ảnh: QUANG DỰ
Sáng 7-11 tại Hà Nội, Viện đào tạo báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Năm 1990 - cách đây tròn 30 năm đánh dấu sự kiện việc đào tạo và nghiên cứu báo chí được đặt trong một trường đại học không nằm trong hệ thống trường Đảng, là trường đại học hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
PGS.TS. Đặng Thu Hương, viện trưởng Viện đào tạo báo chí và truyền thông, cho biết từ mái trường này, hơn 10.000 sinh viên, học viên báo chí đã tỏa về mọi miền đất nước, cống hiến những dòng tin hối hả, tạo nên dòng chảy liền mạch trong xã hội, gắn kết thông tin giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân, giữa doanh nghiệp với công chúng.
Tri ân các giáo sư, phó giáo sư đầu tiên giảng dạy tại viện - Ảnh: QUANG DỰ
"Nhiều cựu sinh viên là các nhà báo luôn ở tuyến đầu trong những thời khắc cam go bão tố, lũ lụt, thiên tai, nhiều nhà báo là cây bút hàng đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, hàng trăm cựu sinh viên đã được nhận giải thưởng báo chí quốc gia và giải báo chí toàn quốc của các ngành, các cấp", PGS.TS. Đặng Thu Hương chia sẻ.
Tại lễ kỷ niệm, Bộ GD-ĐT trao bằng khen cho Viện đào tạo báo chí và truyền thông vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Thế Kỷ, tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết những sinh viên từ khoa báo chí (nay là Viện đào tạo báo chí và truyền thông) luôn có nét riêng.
Nét riêng đó là khoa được thành lập trên cơ sở các khoa khoa học xã hội của Trường Đại học tổng hợp. Chất khoa học xã hội nhân văn trong sinh viên báo chí, đặc biệt giảng viên trong khoa rất rõ.
"Người ta nói làm báo không phải làm văn, nhưng làm báo rất cần chất văn. Chính các thầy cô đã truyền được chất văn đó vào các thế hệ sinh viên", ông Kỷ nói.
Tuyển sinh đầu vào các ngành Báo chí, Báo chí chất lượng cao và Quan hệ công chúng của viện luôn đứng trong top 3 các ngành có đông đảo nhất sinh viên đăng ký và nhiều năm liền.
100% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó 35% cán bộ giảng dạy của viện là PGS, hơn 60% đạt học vị Tiến sĩ. Nhiều cán bộ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp ở Liên Xô, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nga... và là các chuyên gia uy tín trong giới học thuật, nghiên cứu báo chí truyền thông.
Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ "biến mất" Các chương trình mang tính liên ngành, xuyên ngành đã và đang xuất hiện ngày càng nhanh trong "bản đồ ngành nghề" ở Việt Nam. Cùng đó sẽ là sự "biến mất" của những ngành đào tạo không còn nhu cầu XH. Đó là nhận định của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN....