Đại học Pháp có học phí thấp
Học phí ở trường ĐH tổng hợp và ĐH công lập của Pháp rất thấp do được nhà nước Pháp hỗ trợ từ 10.000 đến 14.000 euro/năm/ sinh viên.
So với các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand…, mức học phí tại Pháp thuộc loại thấp nhất vì được nhà nước chi trả phần lớn. Do không có sự phân biệt nào giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên Pháp về học phí nên sinh viên Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi này để du học với chi phí thấp.
Sinh viên tìm hiểu thông tin du học tại Triển lãm Giáo dục ĐH Pháp 2012
Học phí chỉ từ 181 euro
Mức học phí hằng năm trong các cơ sở đào tạo công lập ở Pháp do nhà nước ấn định. Cụ thể, năm học 2012-2013, đối với sinh viên bậc cử nhân là 181 euro, thạc sĩ: 250 euro, tiến sĩ: 380 euro, sinh viên trường kỹ sư: 596 euro. Mức học phí trong các cơ sở đào tạo tư thục, nhất là các trường thương mại, thường cao hơn.
Bên cạnh đó, sinh viên quốc tế cũng như trong nước đều được hưởng nhiều chính sách giảm giá, cho phép chi trả những nhu cầu cơ bản với túi tiền khiêm tốn. Theo Campus France, văn phòng chính thức của Đại sứ quán Pháp, phụ trách du học sinh Việt Nam sang Pháp, với nhiều ưu đãi giảm giá, ngân sách của sinh viên trung bình hằng tháng khoảng từ 800 euro ở tỉnh đến 1.000 euro ở Paris.
Ngoài ra, luật pháp của Pháp cũng cho phép sinh viên nước ngoài làm việc với những quy định cụ thể. Sinh viên cũng có thể có việc làm tại cơ sở đào tạo ĐH công lập như: đón tiếp sinh viên, hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên khuyết tật, dạy phụ đạo, quảng bá và thông tin về đào tạo…
Lên kế hoạch du học
Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh, dù lựa chọn bậc ĐH hay sau ĐH, điều quan trọng là xây dựng được kế hoạch du học cũng như mục tiêu để chọn lựa chương trình học và trường ĐH phù hợp với mình. “Tôi thấy rằng Campus France hỗ trợ rất nhiều cho học sinh trong việc lên kế hoạch du học” – Hoàng Hoa, đang thực hiện đề tài tiến sĩ về lĩnh vực hóa học, cho biết.
Campus France cung cấp thông tin, giúp học sinh, sinh viên chọn chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo, tìm nguồn tài chính cho kế hoạch học tập (học bổng và nguồn tài chính khác), xin tiếp nhận vào trường, xin thị thực… Người có nhu cầu du học Pháp có thể tiếp cận thông tin tại trang web:www.vietnam.campusfrance.org. 3.500 cơ sở đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ với 36.000 chương trình đào tạo cùng nhiều thông tin phong phú được giới thiệu tại trang web này. Pháp cũng có 600 chương trình dạy bằng tiếng Anh. Do đó, nếu biết tiếng Anh, bạn vẫn có thể du học Pháp.
Ba bước ghi danh vào ĐH Pháp
Video đang HOT
- Lập một hồ sơ điện tử trên trang web www.vietnam.campusfrance.org, thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp và thực hiện phỏng vấn Campus France trước hoặc sau khi nhận được giấy tiếp nhận tạm thời vào học tại cơ sở đào tạo ĐH là bước cần thiết cho phép nộp hồ sơ xin thị thực. Giấy chứng nhận phỏng vấn Campus France và giấy tiếp nhận tạm thời không thể thiếu trong hồ sơ xin cấp thị thực vào Pháp.
- Đăng ký hành chính xác nhận việc nhập học được thực hiện tại trường, ngay khi tới Pháp và được hoàn tất sau khi đã nộp học phí. Giấy chứng nhận đăng ký nhập học và thẻ sinh viên là bằng chứng của việc đăng ký.
- Đăng ký học vụ. Sau khi đăng ký hành chính, sinh viên được triệu tập đến làm thủ tục cuối cùng này để hoàn tất việc nhập học. Sinh viên sẽ lựa chọn giờ học cho các môn bắt buộc, môn tự chọn, hình thức kiểm tra.
Bài và ảnh: PHONG LAN
Theo Giao duc
Cuộc đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và sinh viên
Sau buổi tiết lộ về cuốn tiểu thuyết Toán hiệp, sáng 4/8, giáo sư Ngô Bảo Châu đã tiếp tục ở trong vòng vây câu hỏi và xin chữ ký của sinh viên tại diễn đàn du học sinh Pháp.
Sáng qua (4/8), tại ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đã diễn ra hội thảo lần thứ 7 du học Pháp. Chương trình do Tổng hội du học sinh Việt Nam tại Pháp và đại sứ quán Pháp phối hợp tổ chức.
Tại đây, đại sứ quán, các giảng viên đại học người Pháp và du học sinh đã có những chia sẻ rất thiết thực về hành trang đến với nước Pháp.
Đó là những thông tin rất tổng quan như tìm hiểu hệ thống giáo dục ở Pháp, cách xin visa, mua bảo hiểm... đến các mẹo nhỏ để có một hành trang tốt nhất khi đi du học như chuẩn bị hành lý ra sao, có thể thuê những ngôi nhà như thế nào...
Giáo sư Ngô Bảo Châu trong vòng vây của sinh viên Hà Nội.
Đặc biệt, rất đông học sinh, sinh viên đã bày tỏ sự thích thú khi có sự xuất hiện của giáo sư Ngô Bảo Châu, người cũng từng du học tại Pháp. Tại đây, các bạn trẻ đã hỏi khá giáo sư khá nhiều các vấn đề liên quan đến những năm tháng anh ở Pháp
Dưới đây là cuộc trò chuyện của giáo sư với các bạn trẻ:
- Là người từng đi du học Pháp, vậy nước Pháp trong trái tim của giáo sư như thế nào?
- Tôi có 18 năm ở Việt Nam, 17 năm ở Pháp, nước Pháp ở trong tôi chỉ ít hơn Việt Nam một chút thôi. Kỷ niệm xa nhất nhưng in đậm trong tôi là hôm đầu tiên sang Pháp. Khi đặt chân đến sân bay, tôi được một giáo sư ra đón. Lúc đó còn rất sớm, và thành phố Paris 5h sáng không một bóng người với tiếng nhạc trong xe là điều mà tôi không thể quên được.
- Lý do gì giáo sư lựa chọn tiếng Pháp, chia sẻ một vài lời khuyên cho các bạn học ngoại ngữ này.
- Việc đi học ở Pháp là sự tình cờ. Hết lớp 12 tôi được đi học bổng ở Hungary. Học ở đó 1 năm thì họ cắt học bổng. Lúc đó có 2 giáo sư người Pháp sang Việt Nam và tìm học sinh sang Pháp học. Thế rồi tôi qua Pháp.
Lúc đó tiếng Pháp của tôi rất kém, đã thế thời đó rất ít du học sinh nên tôi hầu như chỉ tiếp xúc với người Pháp. Thế rồi tôi chơi với họ, tiếp thu được rất nhiều điều văn hóa, cuộc sống của họ. Và từ đó, việc học tiếng Pháp mở ra cho tôi hướng hiểu biết về kho tàng nhân văn của văn hóa Pháp.
Giáo sư Ngô Bảo Châu trả lời các câu hỏi của sinh viên.
- Là sinh viên du học ở Pháp, giáo sư đã khắc phục như thế nào về sự thay đổi về môi trường, văn hóa và đặc biệt là gia đình?
- Có lẽ khó khăn nhất khi đi du học là về sự khác biệt văn hóa. Những năm gần đây, văn hóa Việt Nam và phương Tây tuy rằng có sự gần gũi hơn nhưng đối với sinh viên vừa sang Pháp thì thời gian đầu rất khó. Tôi nghĩ cái sai lầm khi bạn mới sang và chỉ sinh hoạt trong một cộng đồng của người Việt Nam trong khi các bạn có nhiều cơ hội để mở rộng mối quan hệ. Dù rằng điều đó không dễ, vì chẳng hạn mình nói đùa họ không hiểu, nhưng rồi qua một vài lần dù hơi vô duyên một chút nưng rồi cũng thành bạn cả mà thôi.
- Và chắc hẳn giáo sư cũng có những người bạn thân thiết từ thưở đầu?
- Tôi nhớ nhiều những người bạn từ năm thứ nhất của tôi. Có những người lớn tuổi hơn tôi, buổi tối gặp nhau, trò chuyện, ăn tối (dù lúc đầu tôi nói họ không hiểu lắm, nhưng rồi họ cũng chia sẻ về cuộc sống, vui buồn của họ với tôi).
- Trong những ngày đầu khó khăn, điều gì đã giúp giáo sư vượt qua khó khăn. Con đường nghiên cứu cũng vậy, và với giáo sư, đâu là động lực?
- Xét về phương diện cá nhân, tâm tư tình cảm thì một năm đầu rất khó khăn đối với tôi. Nhưng xét một điều đơn giản thì sang Pháp học là điều mà tôi chưa từng mơ tới. Và chính khát khao học tập đã biến những điều đó trở nên nhỏ bé hơn.
Sinh viên xin chữ ký của giáo sư.
- Hiện tại, giáo sư làm việc ở viện Toán, vậy làm sao để chúng em có thể tham gia được những buổi nói chuyện với các nhà khoa học lớn do viện tổ chức?
- Hiện tại tôi đang muốn xây dựng một chuỗi các bài giảng khoa học thường thức. Mà thời gian qua đã có một số chương trình khá thành công. Như buổi nói chuyện về hạt Higgs (hạt của chúa) của giáo sư Pierre Darriulat cách đây khoảng 2-3 tuần, với khoảng 150 người tham gia. Buổi nói chuyện đó kéo dài 2,5 tiếng đồng hồ và diễn ra rất thú vị.
Buổi nói chuyện thứ 2 sẽ diễn ra ĐH Quốc gia HN với chủ đề nóng trong khoa học ở lĩnh vực y. Việc tham gia như thế nào, lịch trình ra sao thì các bạn có thể xem thông báo trên trang web của viện.
- Em đã học về ngành Toán ứng dụng trong kinh tế quản trị, giáo sư có suy nghĩ gì về ngành học của em?
- Toán học không phải là chất thơ (đối với riêng tôi thì có cần), mà nó là vũ khí con người tạo ra để chinh phục thiên nhiên, chinh phục thế giới. Trong cuộc sống bất cái gì mà không có Toán thì khó lắm. Và bạn cũng như đa số người học Toán, đều phục vụ cho mục đích tính toán cụ thể trong cuộc sống. Đó là điều rất thực tế.
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Học phí thấp công khai, cao "giấu nhẹm" Lo ngại công khai các khoản thu khiến trường ĐH ngoài công lập khó cạnh tranh với các trường công lập nên nhiều trường cố tình... "giả vờ quên" để giấu thông tin học phí, còn với không ít sinh viên khi "sập bẫy"... "giấu" này đã bị rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Học phí thấp công khai, cao giấu nhẹm...