Đại học nghiên cứu tại Việt Nam: Đề xuất từ các chuyên gia tại Pháp

Theo dõi VGT trên

Có cần xây dựng các đại học mà chức năng chính là nghiên cứu tại Việt Nam và làm thế nào để xây dựng các đại học nghiên cứu hiệu quả tại Việt Nam?

Có cần xây dựng các đại học mà chức năng chính là nghiên cứu tại Việt nam và làm thế nào để xây dựng các đại học nghiên cứu hiệu quả tại Việt Nam, những thành công và bài học của Pháp trong lĩnh vực này là gì… Đó là những nội dung thảo luận sôi nổi tại bàn tròn giáo dục lần thứ 3 do Hội Chuyên gia Việt nam tại Pháp (AVSE) tổ chức tại Paris.

Tại hội thảo, các diễn giả đã phân tích hai loại hình đại học chính trên thế giới là đại học chuyên về giảng dạy và đào tạo và thứ hai là đại học nghiên cứu, tức là nghiên cứu chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Đại học nghiên cứu tại Việt Nam: Đề xuất từ các chuyên gia tại Pháp - Hình 1

Các diễn giả tại Bàn tròn giáo dục lần 3 (Ảnh: Thùy Vân)

Nghiên cứu tại Pháp – triển khai từ lâu nhưng đầu tư còn hạn chế:

Về tình hình phát triển đại học nghiên cứu tại Pháp, bà Sacha KALLENBACH, Tổng thanh tra Bộ giáo dục Pháp và ông Damien VERHAEGHE, Tổng thanh tra Bộ giáo dục Pháp và Chánh văn phòng đại học Aix-Marseille cho biết Pháp đứng thứ 6 trên thế giới về các ấn phẩm khoa học, thứ 4 về các bằng phát minh quốc gia đăng kí bản quyền tại Châu Âu, và thứ 8 nếu tính theo bản quyền đăng kí tại Mĩ. Tuy nhiên, nước Pháp chỉ đứng thứ 24 về đổi mới công nghệ, do đầu tư cho nghiên cứu vẫn chưa đứng hàng đầu khu vực và thế giới.

Pháp có một mô hình đào tạo, nghiên cứu khá đặc biệt so với thế giới với:

- Các cơ quan, tổ chức chuyên về nghiên cứu (và chỉ làm nghiên cứu, không có đào tạo)

- Các đại học: có 73 trường trên toàn Pháp. Cần chú ý là không phải tất cả 73 trường này đều có nghiên cứu.

- Các Trường Lớn chuyên đào tạo ra nguồn nhân lực cao hay chính là giới tinh hoa làm quản lý các cơ quan đầu ngành.

Video đang HOT

Đại học nghiên cứu tại Việt Nam: Đề xuất từ các chuyên gia tại Pháp - Hình 2

Hai thanh tra giáo dục của Pháp (Ảnh: Thùy Vân)

Từ 2007 đến nay, chính sách đưa ra là phải liên kết ba khối này với nhau, đặc biệt là giữa các trung tâm nghiên cứu và trường đại học tạo nên các Đơn vị phối hợp nghiên cứu UMR. Về số lượng, có hơn 30 cơ quan tổ chức chuyên về nghiên cứu, trong đó phải kể đến CNRS – Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp và có 73 trường đại học phân bổ trong nhiều vùng khác nhau của Pháp.

Một số đặc điểm chung về nghiên cứu tại Pháp:

Hai Tổng thanh tra giáo dục của Pháp tham gia cuộc bàn tròn phân tích sâu một số đặc điểm về nghiên cứu tại Pháp như việc phân bổ, gắn kết giữa nghiên cứu và giảng dạy không đồng đều, thiếu gắn kết.

Ngân sách cho nghiên cứu, khoảng 20 tỉ Euro, chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước, nguồn đến từ doanh nghiệp còn hạn chế. Ngân sách chủ yếu dùng để chi trả tiền lương và thưởng cho người làm nghiên cứu. Một hình thức đang phát triển là đầu tư cho nghiên cứu trên các hình thức kêu gọi vốn cho dự án. Các chủ đầu tư hay tài trợ có thể là các cơ quan nhà nước, hay các doanh nghiệp tư nhân.

Cũng theo hai chuyên gia của Pháp, việc quản lí ngân sách chi tiêu cho nghiên cứu tại các trường đại học Pháp gặp nhiều khó khăn. Việc đánh giá nghiên cứu không diễn ra từ A đến Z, trước và sau khi giải ngân như tại Mỹ.

Đại học nghiên cứu tại Việt Nam: Đề xuất từ các chuyên gia tại Pháp - Hình 3

Toàn cảnh Bàn tròn giáo dục lần 3 (Ảnh: Thùy Vân)

Một số thách thức của nghiên cứu tại Pháp:

Từ những phân tích đó, các diễn giả cho rằng Pháp nêu ra một số thách thức của nghiên cứu tại Pháp như:

- Xây dựng một chính sách nghiên cứu quốc gia và khớp nối với các chính sách đơn lẻ của các đơn vị độc lập.

- Tìm kiếm một mô hình kinh tế mới để có thể đầu tư phát triển cho nghiên cứu tốt hơn nữa, đưa lên tầm cao hơn của thế giới.

- Làm thế nào để tăng sức hấp dẫn của Pháp đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài, cũng như thu hút các sinh viên giỏi quốc tế ?

- Nên xóa bỏ hay không những chức danh hay quy chế nghiên cứu riêng biệt.

- Tạo các liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học hoặc các nhóm (tổ hợp) đại học.

- Cải tiến phương pháp đánh giá nghiên cứu, không chỉ trên mỗi cá nhân nghiên cứu, mà trong tổng hòa chiến lược chung của một cơ sở nghiên cứu. Đánh giá được tác động của nghiên cứu tới kinh tế, và khả năng cạnh tranh của quốc gia.

Đại học nghiên cứu tại Việt Nam: Đề xuất từ các chuyên gia tại Pháp - Hình 4

Những người tham gia Hội thảo Bàn tròn giáo dục lần 3 (Ảnh: Thùy Vân)

Tham dự cuộc bàn tròn, các giảng viên cấp cao người Việt tại các trường đại học của Pháp đã phân tích việc hợp tác đào tạo nghiên cứu giữa Việt Nam và Pháp. Sự liên kết trên diện rộng hơn được đánh dấu bằng việc ra đời của Ủy ban hợp tác khoa học – kỹ thuật với Việt Nam (CCSTVN) vào năm 1973.

Thời kì 1990-2010, theo diễn giả Nguyễn Qúy Đạo, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp và Giáo sư Trường kĩ sư Ecole Central de Paris, là thời kì vàng son của hợp tác Pháp- Việt, trong đó bao gồm cả về giáo dục, đào tạo, đánh dấu bằng hiệp định song phương kí kết năm 1990, nối tiếp bằng chuyến thăm của tổng thống Franois Mitterrand năm 1993 với thông điệp “Cộng hòa Pháp sẵn sàng phát triển cùng Việt nam một hợp tác tham vọng, toàn diện” (Franois Mitterrand, 02/09/1993).

Hợp tác được thể hiện bằng nhiều kết quả cụ thể như đào tạo cán bộ, cộng tác trong các công trình nghiên cứu và các hội thảo chuyên ngành về các lĩnh vực khác nhau về y học, kĩ sư v.v, cùng nhiều kí kết quan trọng.

Diễn giả PHAN-LABAYS Thị Hoài Trang, Tiến sĩ, giảng viên và chủ nhiệm chương trình cao học Khoa học chính trị và quan hệ quốc tế, đại học Jean Moulin Lyon 3, chia sẻ một kinh nghiệm hợp tác, đặt biệt trong nghiên cứu giữa đại học Lyon 3 và Học viện ngoại giao Hà Nội.

Đại học nghiên cứu ở Việt Nam: liệu có cần thiết?

Câu hỏi về sự cần thiết xây dựng đại học nghiên cứu ở Việt nam, theo diễn giả PHAN-LABAYS Thị Hoài Trang, nghiên cứu gần như một hoạt động chính không thể thiếu của một trường đại học bên cạnh hoạt động quan trọng thứ nhất là giảng dạy.

Chiều ngược lại hoàn toàn có thể, nghĩa là các viện nghiên cứu hoàn toàn không có giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên hiểu theo nghĩa rộng thì nghiên cứu cũng là một cách giảng dạy, truyền thêm kiến thức, mà có lẽ nhìn rõ nhất là thông qua các nghiên cứu luận án tiến sĩ.

Đại học nghiên cứu liệu có cần thiết ở Việt Nam? Câu trả lời rất rõ là “Có”. Có nghiên cứu, mới đổi mới được đào tạo, mới truyền lại các kiến thức mới nhất. Có nghiên cứu mới có thế có đủ kiến thức, và kĩ năng hợp tác trong các dự án nghiên cứu và chuyên ngành quốc tế. Có nghiên cứu mới có thể tạo uy tín cho giáo dục trong cộng đồng quốc tế.

Nếu nhìn trên diện rộng và ra các nước phát triển như Mĩ, Nhật, khối Châu Âu hay một nước như Hàn Quốc thì thấy mối liên hệ song hành mật thiết giữa nghiên cứu và phát triển công nghệ, các ngành khoa học cơ bản, kinh tế, xã hội.

Đề xuất cho Đại học nghiên cứu tại Việt Nam

Các diễn giả tham dự cuộc thảo luận bàn tròn đã nêu một số đề xuất cho việc phát triển đại học nghiên cứu tại Việt nam :

Theo diễn giả PHAN-LABAYS Thị Hoài Trang, cần thay đổi “triết lí giáo dục”, giảng dạy về tính cần thiết của nghiên cứu ngay trong những năm đầu của đại học. Định hướng nghiên cứu và giảng dạy phương pháp nghiên cứu. Ngay trong cách học, cũng tăng cường “tìm tòi nghiên cứu trong việc học” thay vì thụ động trong kiến thức giảng viên truyền lại.

Thứ hai, cần tạo ra những mô hình giảng viên mới, những giảng viên nghiên cứu, mà số giờ giảng dạy được giảm bớt để có thời gian cho nghiên cứu và đăng tải các công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế. Các chính sách tuyển dụng dài hạn, hoặc theo hợp đồng nghiên cứu những nhà khoa học thế giới cần linh hoạt.

Theo các thanh tra giáo dục Pháp Sacha Kallenbach và Damien Varhaeghe, cần tạo những tổ hợp với những chính sách nghiên cứu chung. Phát triển ý tưởng này, nguồn lực của Việt nam còn hạn chế, có lẽ bước đầu nên tập trung đầu tư mạnh một số khối (ví dụ Đại học quốc gia Hà Nội, nơi qui tụ nhiều đại học nhỏ) để nâng cao uy tín và vị thế lên tầm quốc tế.

Về nguồn tài chính, ngoài nguồn nhà nước cấp, các diễn giả cho rằng cần có chính sách và chiến lược hợp tác nhằm huy động được đầu tư từ các doanh nghiệp./.

Thùy Vân/VOV – Paris

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ vì tội trộm cắpCa sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ vì tội trộm cắp
14:06:06 05/02/2025
Nóng nhất MXH xứ tỷ dân: Từ Hy Viên cách bệnh viện chỉ 4 phút nhưng vẫn không thể qua khỏiNóng nhất MXH xứ tỷ dân: Từ Hy Viên cách bệnh viện chỉ 4 phút nhưng vẫn không thể qua khỏi
11:34:19 05/02/2025
Phó công an phường và vợ đi xe máy "đầu trần" xin rút kinh nghiệmPhó công an phường và vợ đi xe máy "đầu trần" xin rút kinh nghiệm
11:00:49 05/02/2025
Vụ người phụ nữ rơi khỏi ô tô đang chạy: Tài xế sẽ bị phạt 4-6 triệu đồngVụ người phụ nữ rơi khỏi ô tô đang chạy: Tài xế sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng
12:14:21 05/02/2025
Chấn động bài bóc phốt hơn 1.100 chữ "kể tội" chồng cũ doanh nhân hủy hoại Từ Hy ViênChấn động bài bóc phốt hơn 1.100 chữ "kể tội" chồng cũ doanh nhân hủy hoại Từ Hy Viên
15:01:54 05/02/2025
Ngày càng có nhiều người bắt đầu bỏ tủ tivi và chọn 5 cách thay thế cho cả ngôi nhà đẹp không tầm thườngNgày càng có nhiều người bắt đầu bỏ tủ tivi và chọn 5 cách thay thế cho cả ngôi nhà đẹp không tầm thường
13:03:32 05/02/2025
Đám cưới của Hoa hậu Kỳ Duyên và chồng kín tiếng: Cô dâu khoe visual "đỉnh chóp", không gian tiệc đẹp như mơĐám cưới của Hoa hậu Kỳ Duyên và chồng kín tiếng: Cô dâu khoe visual "đỉnh chóp", không gian tiệc đẹp như mơ
11:31:26 05/02/2025
Doãn Hải My khoe nhan sắc xinh đẹp hậu thẩm mỹ, cùng mẹ chồng và Đoàn Văn Hậu đưa con trai du xuânDoãn Hải My khoe nhan sắc xinh đẹp hậu thẩm mỹ, cùng mẹ chồng và Đoàn Văn Hậu đưa con trai du xuân
12:44:36 05/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thuế quan có thể 'đóng sập' khả năng Fed giảm lãi suất trong năm 2025

Thuế quan có thể 'đóng sập' khả năng Fed giảm lãi suất trong năm 2025

Thế giới

16:49:21 05/02/2025
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã ký các sắc lệnh áp đặt thuế quan bổ sung đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ: 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và 10% đối với Trung Quốc.
NSND Thái Bảo hé lộ ảnh hiếm, kể kỷ niệm lần đầu 'đi Tây' với diva Thanh Lam

NSND Thái Bảo hé lộ ảnh hiếm, kể kỷ niệm lần đầu 'đi Tây' với diva Thanh Lam

Sao việt

16:47:31 05/02/2025
Trong dịp đầu năm mới, vợ chồng NSND Thanh Lam đã đến thăm gia đình NSND Thái Bảo. Tại đây, hai nữ nghệ sĩ đã có ôn lại kỷ niệm thời sinh viên.
Sau những ngày Tết đầy ắp thịt cá, nhìn mâm cơm nhà ai cũng xuýt xoa

Sau những ngày Tết đầy ắp thịt cá, nhìn mâm cơm nhà ai cũng xuýt xoa

Ẩm thực

16:45:10 05/02/2025
Chị khéo léo cân bằng giữa món mặn, món canh, rau xanh và các món phụ để tạo nên bữa cơm hài hòa, đầy đủ dinh dưỡng.
Đoạn video vỏn vẹn 22 giây nhưng xem xong ai cũng cảm thấy khó thở

Đoạn video vỏn vẹn 22 giây nhưng xem xong ai cũng cảm thấy khó thở

Netizen

16:44:29 05/02/2025
Nhắc đến những kỳ thi đại học căng thẳng nhất châu Á, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Singapore, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nhưng nếu bỏ qua Trung Quốc, thì chắc chắn đó là một thiếu sót lớn.
Tác giả nguyên tác 'Vườn sao băng': Nụ cười của Từ Hy Viên rất khó quên

Tác giả nguyên tác 'Vườn sao băng': Nụ cười của Từ Hy Viên rất khó quên

Sao châu á

16:41:26 05/02/2025
Nhà văn Nhật Bản Yoko Kamio, tác giả bộ truyện tranh Con nhà giàu bày tỏ sự thương tiếc với nữ diễn viên Đài Loan Từ Hy Viên khi biết tin cô qua đời.
4 điều kiêng kỵ ngày vía Thần Tài

4 điều kiêng kỵ ngày vía Thần Tài

Trắc nghiệm

16:15:12 05/02/2025
Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài ở nước ta thường rơi vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch.
Công an làm rõ vụ ngăn cản ở giải đua thuyền huyện Krông Ana

Công an làm rõ vụ ngăn cản ở giải đua thuyền huyện Krông Ana

Tin nổi bật

15:57:27 05/02/2025
Chỉ đến khi lực lượng công an áp tải thuyền phản ứng vào bờ, cuộc đua mới được tiếp tục. Dù vậy, khi đội vô địch về đến đích, lại có thuyền đua lao tới áp sát, xảy ra xô xát giữa các vận động viên.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?

Sức khỏe

15:52:45 05/02/2025
Tăng cường chất chống oxy hóa: Uống sữa hạnh nhân giúp tăng cường chất chống oxy hóa vì nó chứa vitamin E và các chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
Phim 'Nụ hôn bạc tỷ' lội ngược dòng, vượt mốc 70 tỷ đồng sau một tuần

Phim 'Nụ hôn bạc tỷ' lội ngược dòng, vượt mốc 70 tỷ đồng sau một tuần

Hậu trường phim

15:37:20 05/02/2025
Qua mấy ngày đầu công chiếu không mấy khả quan, phim Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang đang tăng tốc về doanh thu, đạt hơn 70 tỷ đồng sau một tuần ra rạp.
Buổi concert lớn nhất thế kỷ 21 không phải đêm diễn của Taylor Swift, 1 chi tiết gây hoang mang tột độ

Buổi concert lớn nhất thế kỷ 21 không phải đêm diễn của Taylor Swift, 1 chi tiết gây hoang mang tột độ

Nhạc quốc tế

15:34:24 05/02/2025
Thành tích 130.000 người/show diễn đã phá vỡ kỷ lục đêm nhạc có lượng khán giả đông nhất của Taylor Swift với 96 nghìn khán giả Melbourne.
Loại nước ép trái cây có lượng calo thấp và chất xơ cao giúp giảm cân hiệu quả

Loại nước ép trái cây có lượng calo thấp và chất xơ cao giúp giảm cân hiệu quả

Làm đẹp

14:48:40 05/02/2025
Nước ép đu đủ sống có chứa một loại enzyme gọi là papain giúp phân hủy protein và hỗ trợ tiêu hóa. Khi bạn uống nước ép thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, từ đó giảm đầy hơi và ngăn ngừa táo bón.