Đại học mệnh danh “ông lớn kinh tế” ở Hà Nội: Sinh viên ra trường lương bao nhiêu mà năm nào điểm chuẩn cũng cao vút?
Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng….
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nhìn chung, NEU đào tạo chuyên sâu vào học thuật cho sinh viên. So với các trường kinh tế khác thì mức độ học thuật, khái quát ở các môn học của NEU khá cao và nhiều trường đại học cũng thường xuyên tham khảo sách của NEU. Sinh viên NEU được đánh giá có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo vững và khi ra trường rất nhiều người đã trở thành lãnh đạo cấp cao của nhà nước, lãnh đạo của các tập đoàn lớn.
Tại Hà Nội, NEU được xem là 1 trong “4 ông lớn khối ngành kinh tế” vì điểm chuẩn năm nào cũng cao chót vót (3 “ông lớn” còn là Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng). Nếu không tự tin đạt 25 điểm trở lên, thí sinh chớ dại nộp hồ sơ. Năm 2020, điểm chuẩn của trường theo phương xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT có ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng lấy tới 28 điểm. Tức là thí sinh phải đạt 2 môn 10 điểm, 1 môn 9 điểm trở lên mới có thể trúng tuyển.
Từ điểm chuẩn có thể thấy, chất lượng đầu vào của Đại học Kinh tế Quốc dân rất cao. Tất nhiên, chất lượng đầu ra cũng được bảo đảm.
Video đang HOT
Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân 2020.
Vậy mức lương ra trường của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân ra sao?
Trong 1 buổi tổ chức buổi tư vấn trực tuyến tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân vào năm 2019, TS Lê Việt Thủy – Phó Trưởng phòng Quản lý Đào tạo cho biết: Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm ở ĐH Kinh tế Quốc dân là 95%. Mức lương trung bình của sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân sau khi ra trường là 9-10 triệu.
Tuy nhiên, sinh viên có việc làm đúng ngành thì chưa tới 95% vì phương thức đào tạo của nhà trường hướng tới diện rộng nên khi ra trường các em có thể làm các ngành khác, chẳng hạn như làm quản trị kinh doanh có thể ra làm ngân hàng. Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn có phương thức hỗ trợ việc làm cho sinh viên.
Với mức lương 3.000 USD (70 triệu đồng) của sinh viên ĐH Bách khoa, Ngoại thương, Khoa học Tự nhiên vừa mới ra trường như báo chí đưa tin, TS Lê Việt Thủy cho rằng đó là con số rất ít đối với tất cả các trường ĐH.
“Có thể, số lượng chỉ là 1-2% sinh viên sau khi ra trường. Thông thường, mức lương này có thể dành cho 2 đối tượng chính là sinh viên khởi nghiệp tốt từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường và trường hợp 2 là những bạn có kiến thức chuyên sâu, rất giỏi về 1 lĩnh vực, sau khi ra trường được doanh nghiệp nghiệp nước ngoài tuyển dụng ở vị trí chuyên gia” , TS Lê Việt Thủy nói.
Biến động điểm chuẩn ĐH Ngoại thương trong 5 năm qua
Nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Luật luôn là những ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Trường ĐH Ngoại thương qua các năm.
Năm 2020 , nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất là 28,15 điểm. Tại cơ sở Hà Nội, điểm chuẩn nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế là 28 điểm. Cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 20 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.
Năm 2019 , Kinh tế và Quản trị Kinh doanh vẫn là nhóm ngành có điểm trúng tuyển cao nhất tại cả ba cơ sở của Trường ĐH Ngoại thương, nhưng điểm chuẩn thấp hơn năm 2020 từ 2 - 3 điểm.
Tương tự, năm 2018 , nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất là 24,25 điểm. Tại cơ sở Hà Nội, nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật và nhóm ngành Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh doanh có điểm chuẩn cao nhất là 24,1 điểm. Cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 17 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.
VietNamNet tổng hợp điểm chuẩn vào Trường ĐH Ngoại thương trong 5 năm gần đây để quý phụ huynh, học sinh tham khảo và đưa ra lựa chọn trước khi đăng ký xét tuyển đại học năm 2021.
Năm 2021, Trường ĐH Ngoại thương tuyển 3.990 chỉ tiêu tại cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Trong đó, 1.200 chỉ tiêu tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT; 2.790 chỉ tiêu tuyển theo các phương thức khác.
Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh theo 6 phương thức gồm:
Phương thức 1 - Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia, đạt giải HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Phương thức 2 - Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 3 - Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 4 - Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 5 - Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 6 - Xét tuyển thẳng (dự kiến 3% chỉ tiêu) được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường.
Khối ngành sức khỏe - sư phạm tăng sức hút Dù điểm sàn khối sức khỏe không tăng, điểm sàn khối sư phạm tăng 0,5 điểm nhưng điểm chuẩn của 2 khối ngành này dự kiến sẽ tăng trong mùa xét tuyển năm nay Ngày 26-8, trong khuôn khổ chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2021, Báo Người Lao Động tổ chức buổi tọa đàm - tư vấn trực tuyến...