Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đào tạo thạc sĩ chưa đúng quy định
Tất cả các lớp đều có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng chưa có văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa đúng quy định.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, ngày 27/9/2019, ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết luận 110/KL-Ttr, về việc thanh tra hành chính tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phối hợp tổ chức đào tạo thạc sĩ chưa đúng với quy định
Kết quả kiểm tra, xác minh, kết luận thanh tra này đưa ra tại điểm c, mục 1.3 của phần III cho biết, việc tổ chức đào tạo thạc sĩ bên ngoài cơ sở, trong thời kỳ thanh tra, nhà trường là đơn vị chủ trì, phối hợp với 14 đơn vị tuyển sinh, tổ chức đào tạo chương trình thạc sĩ của 5 ngành, với tổng số 40 lớp đào tạo thạc sĩ.
Các lớp này được tổ chức tại các tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Phan Thiết (Bình Thuận), Cần Thơ, Phú Yên, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa: báo Phụ nữ TPHCM)
Qua kiểm tra hồ sơ cho thấy, tất cả các lớp đều có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nhưng chưa có văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa đúng quy định tại khoản 2, điều 23 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT, công văn 1761/BGDĐT-GDĐH ngày 15/4/2015 về việc hướng dẫn thực hiện khoản 2, điều 23 của quy chế này.
Theo báo cáo của nhà trường, việc trường phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ tư pháp ở tại các địa phương.
Trên cơ sở văn bản của lãnh đạo các tỉnh về việc đào tạo thạc sĩ Luật cho các cán bộ thuộc diện quy hoạch là cán bộ của tỉnh, nhà trường phối hợp với các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, trang thiết bị để tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo đúng quy định.
Hàng năm, trường có báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động phối hợp đào tạo trình độ thạc sĩ.
Tổ chức bồi dưỡng, ôn tập, thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh chưa đúng quy định
Trong thời kỳ thanh tra, nhà trường chưa được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức bồi dưỡng, ôn tập, tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, nhưng trường vẫn thực hiện việc liên kết với Trung tâm VASS để tổ chức ôn tập, thi, cấp chứng chỉ là chưa đúng quy định tại thông báo kết luận của Bộ giáo dục và Đào tạo, điều 6, thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.
Chứng chỉ được cấp cho người học là chứng chỉ theo mẫu của trường, không đúng theo mẫu quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Theo báo cáo, trường chỉ cho phép chứng chỉ này lưu hành trong nội bộ nhà trường.Tuy nhiên, việc trường xét miễn thi ngoại ngữ đối với những thí sinh có chứng chỉ này trong tuyển sinh đầu vào thạc sĩ là không đúng với quy định tại điểm d, khoản 3, điều 5 thông tư 15/2014/TT-BGDĐT.
Trường chưa chú trọng công tác quản lý phôi, cấp phát chứng chỉ theo quy định tại thông tư 19/2015/TT-BGDĐT. Tại thời điểm kiểm tra, trường không cung cấp được hồ sơ in phôi chứng chỉ, việc bàn giao phôi chứng chỉ không có biên bản.
Phương Linh
Video đang HOT
Theo giaoduc.net
Chưa có bằng đại học vẫn được học thẳng lên thạc sĩ không có gì sai!
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền đào tạo thẳng lên thạc sĩ, việc này hoàn toàn có cơ sở và được đánh giá cao trong thực tiễn.
Chưa có bằng đại học vẫn được học thẳng lên thạc sĩ là có cơ sở
Một thông tin đáng chú ý trong những ngày gần đây, khi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quy định tạm thời về đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên thạc sĩ.
Người dự tuyển là sinh viên năm 3 và 4 có điểm trung bình tích lũy đạt loại khá trở lên (7,0 điểm trở lên trong thang điểm 10) và đang theo học ngành phù hợp với ngành đào tạo liên thông.
Các đơn vị cơ sở sẽ xây dựng quy định chi tiết về thời gian, điều kiện và tiêu chí xét tuyển người học vào chương trình này.
Sau khi thông tin này được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số báo đưa tin: Chưa có bằng đại học vẫn được học thẳng lên thạc sĩ.Hình thức tuyển sinh là xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh không vượt quá 50% chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng.
Điều này khiến cho dư luận xã hội có cái nhìn chưa cụ thể cũng như hiểu đúng về quy định này.
Thậm chí một số bình luận tiêu cực còn ám chỉ rằng: Việc chưa có bằng đại học vẫn được học thẳng lên thạc sĩ sẽ dẫn đến tình trạng "phổ cập thạc sỹ", "thạc sỹ, tiến sĩ giấy".
Để làm sáng tỏ thông tin trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến.
Theo giải thích của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đây là hình thức đào tạo thẳng "một lèo" lên thạc sĩ.
Hình thức này đã xuất hiện trong thời kỳ bao cấp và vẫn đang được một số quốc gia như Liên Bang Nga, Đức, Mỹ... áp dụng.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến trả lời: "Việc đào tạo thẳng một lèo lên thạc sĩ là chuyện có thật đang tồn tại trong thực tiễn. Tại một số quốc gia như Nga, Đức, Mỹ...vẫn tồn tại hình thức đào tạo kiểu này.
Hiểu như thế này, đối với hệ đại học đa phần trình độ thấp nhất là hệ cử nhân. Và nếu như có bằng cử nhân có thể học liên tục theo hướng cung cấp kiến thức tiềm năng ta có bằng thạc sĩ.
Còn nếu học theo hướng đi sâu về nghề nghiệp, ta học 1 năm để lấy cái bằng kỹ sư.
Thời kỳ bao cấp Việt Nam cũng từng đào tạo thẳng một lèo lên thạc sĩ và kỹ sư. Nhưng từ khi nước ta đổi mới thì tách ra như thế.
Hiện nay, luật giáo dục viết điều đó không rõ ràng lắm. Theo tôi, nếu chiếu đúng theo luật giáo dục thì chỉ có cái bằng gọi là bằng đại học thôi.
Học 4 năm lấy bằng cử nhân, học 5 năm hay 6 năm lấy bằng kỹ sư hay bác sĩ".
Việc đào tạo thẳng lên thạc sĩ hoàn toàn có cơ sở để thực hiện (Ảnh:L.T)
Trong luật giáo dục hiện nay không có quy định về hình thức đào tạo thẳng lên thạc sĩ.
Nhưng một số trường có quyền cao hơn, không phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn có thể đào tạo theo hình thức này.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nói: "Đối với một số trường chẳng hạn như Đại học Quốc gia họ có quyền cao hơn và không phải xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo họ có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia khác đào tạo thẳng một lèo thành thạc sĩ.
Nhưng chỉ áp dụng với Đại học Quốc gia thì có quyền đó còn các trường Đại học khác không phải Đại học nào cũng có quyền đó.
Bởi theo quy định hiện nay thì Đại học Quốc gia đứng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng cho nên họ không cần thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với các trường khác (trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) nếu trường đại học có đào tạo liên kết với các trường nước ngoài cấp bằng thạc sĩ thì được còn trong hệ thống giáo dục Việt Nam thì không".
Nói về ưu nhược điểm của hình thức đào tạo thẳng lên thạc sỹ, tiến sĩ Lê Viết Khuyến giải thích:
"Việc đánh giá ưu điểm có hay không phải gắn với hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia.
Đối với bằng cử nhân thông thường, khi ra trường anh có thể làm việc trong một tập thể và dưới sự giúp đỡ của mọi người, qua quá trình trưởng thành, đúc rút kinh nghiệm và học cao lên có thể trở thành các chuyên gia và có khả năng làm việc độc lập.
Còn đối với hình thức đào tạo lên thẳng thạc sĩ thì sau thời gian đào tạo anh có thể trở thành chuyên gia làm việc độc lập được ngay".
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thí điểm hình thức đào tạo thẳng lên Thạc sĩ trong 2 năm (Ảnh:vnuhcm.edu.vn)
Như vậy, có thể thấy việc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thí điểm hình thức đào tạo lên thẳng thạc sĩ là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và thực tiễn.
Điều này phù hợp với khẳng định của ông Vũ Phan Tú, trưởng ban sau Đại học, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Mục tiêu quan trọng của chương trình này nhằm rút ngắn thời gian học đại học và thạc sĩ của người học.
Tuy nhiên, yêu cầu của người học với chương trình này là phải có học lực khá giỏi, còn cơ sở đào tạo phải được kiểm định quốc tế ở cấp chương trình hoặc trường với ngành học triển khai.
Vì thế trước khi có đánh giá toàn diện, dư luận xã hội không nên có cái nhìn quá tiêu cực về hình thức đào tạo này nhất là khi nó mới chỉ trong giai đoạn thí điểm.
Chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngành chưa thể so sánh đào tạo thạc sĩ thụt lùi so với trước đây
Một vấn đề nữa được đặt ra: Phải chăng tiêu chuẩn đào tạo Thạc sỹ của các trường hiện nay đang thấp hơn so với trước kia. Điều này dấy lên lo ngại về chất lượng của đội ngũ Thạc sĩ hiện nay.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến giải thích:Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Chúng ta chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể cho từng ngành vì thế không nên đánh giá cảm tính mà phải căn cứ cụ thể vào từng trường hợp; không nên đánh đồng tất cả.
"Hiện nay chưa có tiêu chuẩn đầu ra cho từng ngành cho nên không thể đánh giá và so sánh chất lượng đào tạo Thạc sĩ hiện nay so với trước kia một cách cảm tính và chung chung.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cố gắng xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành.
Nhưng hiện nay mới chỉ có: Khung trình độ Quốc gia quy định trong văn bản 1982/QĐ-TTg.
Do vậy trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nỗ lực ban hành quy chuẩn đầu ra cho từng ngành cụ thể căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ của Bộ được quy định tại Luật giáo dục 2019".
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng Bộ nên sớm ban hành tiêu chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo (Ảnh:T.L)
Một trong những hình thức đào tạo thạc sĩ phổ biến hiện nay đó chính là đào tạo liên kết. Tiến sĩ Lê Viết Khuyến chỉ ra nghịch lý:
"Hiện nay có một chuyện nực cười đó là nhiều trường đào tạo liên kết (nước ngoài) lại có điều kiện tuyển sinh thấp hơn cả các trường trong nước.
Điều này đặt ra dấu hỏi về chất lượng đào tạo thạc sĩ theo hình thức liên kết".
Do đang thiếu đi chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo cụ thể cho nên việc đào tạo Thạc sĩ hiện nay đang thực hiện mỗi trường một kiểu.
Vì thế trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành những tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngành đào tạo.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
"Thạc sĩ không đầu" và nỗi buồn trí thức Với tình trạng "trăm hoa đua nở, trăm trường liên kết đào tạo thạc sĩ" thế này thì chẳng bao lâu nữa, ngành giáo dục sẽ hoàn thành chỉ tiêu "phổ cập" thạc sĩ. LTS: Chia sẻ về tình trạng đào tạo thạc sĩ ồ ạt như hiện nay, tác giả Thạch Hoài Lam đặt ra câu hỏi "Phải chăng có sự buông...