Đại học Luật Hà Nội tuyển 2.265 sinh viên
Năm nay, Đại học Luật tại cơ sở Hà Nội và phân hiệu Đăk Lăk tuyển 2.265 sinh viên tại sáu ngành, tăng 50 em so với năm 2019.
Trong các ngành tuyển sinh, Luật lấy nhiều sinh viên nhất với 1.405, sau đó là Luật kinh tế – 400. Trường tuyển sinh theo hai phương thức là xét học bạ và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Đối với học bạ, trường dành 30% chỉ tiêu xét tuyển theo ngành cho thí sinh trường THPT chuyên của tỉnh, thành phố và 10% cho học sinh các trường THPT còn lại.
Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng phải có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học kỳ THPT (trừ học kỳ II năm học 2019-2020), riêng kỳ I năm lớp 12 các môn thuộc tổ hợp xét tuyển tối thiểu 8. Nếu đăng ký xét tuyển theo hai tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) và C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh phải có điểm tiếng Anh trong năm kỳ học từ 7 trở lên.
Những em có chứng chỉ IELTS, TOEFL ITP, TOEFL iBT sẽ được quy đổi tương ứng sang thang điểm 10, thay cho kết quả học tập môn tiếng Anh tại bậc THPT. Thí sinh xét tuyển bằng học bạ chỉ được đăng ký một nguyện vọng cho một tổ hợp.
Ngoài ra, trường cũng chấp nhận xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi cấp tình trở lên các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp.
Video đang HOT
Với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng của Đại học Luật cơ sở Hà Nội là 20 đối với tổ hợp C00, 18 với các tổ hợp còn lại. Điểm sàn đối với hai nhóm tổ hợp trên tại phân hiệu Đăk Lăk lần lượt là 18 và 16. Trường tuyển 60% chỉ tiêu theo phương thức này.
Chỉ tiêu cụ thể đối với từng ngành như sau:
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Dương Tâm
Trường chấp nhận các tổ hợp xét tuyển gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, tiếng Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), D02 (Toán, Văn, tiếng Nga) và D03 (Toán, Văn, tiếng Pháp).
Năm 2019, ngành Luật kinh tế với tổ hợp xét tuyển C00 của Đại học Luật Hà Nội lấy điểm cao nhất – 26,5, ngành thấp nhất là Luật khối A01 – 18 điểm.
Phương án tuyển sinh của Học viện Ngoại giao
Năm học 2020-2021, Học viện Ngoại giao tuyển 500 sinh viên theo ba phương thức xét tuyển kết hợp, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng.
Theo đề án tuyển sinh 2020 được Học viện Ngoại giao công bố chiều 14/5, trường tuyển cho năm ngành gồm: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh, mỗi ngành 100 chỉ tiêu. So với năm 2019, trường tăng 50 chỉ tiêu.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Giang Huy
Nếu xét tuyển kết hợp, thí sinh phải đáp ứng điều kiện: Sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu IELTS 5.5 (tiếng Anh) hoặc DELF-B1 (tiếng Pháp) hoặc HSK4 (tiếng Trung), hạnh kiểm tốt và điểm trung bình năm kỳ học (trừ học kỳ II năm học 2019-2020) từ 8 trở lên. Điểm xét tuyển là điểm ngoại ngữ đã quy đổi sang thang 10 cùng điểm học bạ của môn Toán và một môn bất kỳ được chọn từ Lý, Hóa hoặc Văn. Phương thức xét tuyển này lấy 30% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.
Hai phương thức còn lại sẽ tuyển 70% chỉ tiêu còn lại, trong đó hầu hết chỉ tiêu dành cho thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, Học viện Ngoại giao liên kết với Đại học Victoria Wellington (New Zealand) tại ba ngành là Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị, Truyền thông với tổng 50 chỉ tiêu. Những em có nguyện vọng theo học chương trình liên kết phải có IELTS tối thiểu 5.5 và tốt nghiệp THPT.
Năm 2019, điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao từ 23,91 đến 25,2. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh lấy điểm trúng tuyển là 33,25/40, tiếng Anh nhân hệ số 2.
6 cách học ngoại ngữ dành cho người trưởng thành Khi còn nhỏ, việc học ngôn ngữ với Elena Prokopets, ở Besancon, Pháp "dễ như ăn kẹo", nhưng khi trưởng thành mọi chuyện đã thay đổi. Biết bốn ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Ukraine, Elena Prokopets chia sẻ phương pháp học ngoại ngữ dành cho người trưởng thành. Tôi là trẻ song ngữ và bắt đầu học ngôn ngữ thứ ba từ năm...