Đại học Kinh tế TPHCM tuyển sinh 3 chuyên ngành mới
Kỳ tuyển sinh năm học 2014-2015, trường ĐH Kinh tế TPHCM sẽ tuyển sinh thêm 3 chuyên ngành mới bậc thạc sĩ và Đại học.
TS Trần Thế Hoàng – Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM đang tư vấn ngành học cho học sinh
Đó là: Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế (đối tượng dự tuyển, cử nhân Luật). Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Chương trình đào tạo Executive – MBA. Trong đó, chuyên ngành quản lý Công được xem là chương trình mới, tuyển sinh đầu tiên trên cả nước.
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý công (UEH-MPM) được thiết kế dành cho các đối tượng là những người hiện đang làm việc hoặc có ý định làm việc trong khu vực công hoặc các tổ chức phi lợi nhuận với thời gian đào tạo là 2 năm.
UEH-MPM tập trung cung cấp cho học viên các kiến thức về kinh tế, luật và quản lý trong khu vực công như Kinh tế học trong khu vực công, Luật và quản lý công, Quản lý tài chính, Quản lý nhân sự, Quản lý chiến lược, Marketing trong khu vực công, Quản lý đô thị…
Ngành này nhằm nâng cao năng lực phân tích chính sách và lựa chọn chính sách, năng lực lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định hiệu quả để thực thi các chính sách, từ đó thúc đẩy sự phát triển thị trường và phục vụ người dân ngày càng văn minh, hiện đại.
Đối tượng dự tuyển bao gồm thí sinh đã tốt nghiệp đại học các ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, người tốt nghiệp loại Khá có thể dự tuyển ngay. Ba môn thi tuyển sinh là: Kinh tế học, Toán Kinh tế và Ngoại ngữ.
Riêng Chương trình E-MBA được thiết kế nhằm nâng cao các kiến thức, kỹ năng phân tích cơ bản, khả năng tư duy phản biện, hình thành chiến lược và năng lực lãnh đạo hiệu quả về quản trị và điều hành cho các nhà kinh doanh, quản lý cấp cao tại các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước, nhằm tạo ra các thành tựu nổi bật cho chính bản thân và cho doanh nghiệp/tổ chức mà họ đang hoạt động hoặc trở thành các chuyên gia trên lĩnh vực này trong tương lai.
E-MBA hướng đến phương pháp học tập năng động kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thông qua thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tọa đàm với các chuyên gia, các nhà quản lý cấp cao và các doanh nhân thành đạt. Qua đó, góp phần nâng cao kỹ năng tư duy lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược, khả năng giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp và tổ chức.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã đồng ý cho UEH nâng chuyên ngành Marketing thành ngành Marketing và cho phép mở ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm các chuyên ngành Ngoại thương và Thương mại.
Theo GDTĐ
Video đang HOT
Bí quyết dễ dàng đổi đơn vị đo lường trong học Toán
Chuyển đổi đơn vị đo thường là nỗi "ám ảnh" của nhiều học sinh tiểu học. Bằng những giải pháp đơn giản, thầy Nguyễn Tuấn Kiệt (Trường Tiểu học Vĩnh Hòa - huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã giải tỏa được lo lắng này.
Một trong những giải pháp của thầy Kiệt là hình thành kỹ năng đổi đơn vị đo lường thông qua phương pháp lập bảng.
Đổi đơn vị đo độ dài
Danh số đơn, đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với một đơn vị đo.
Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng cách lập bảng sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ:
Căn cứ vào yêu cầu của đầu bài đã cho, hướng dẫn học sinh xác định từng chữ số trong đầu bài thuộc đơn vị nào để lần lượt điền vào bảng như: 4 là 4m, 1 là 1 dm, 6 là 6 cm, 5 là 5 mm; mà đầu bài yêu cầu đổi ra đơn vị là cm nên ta đặt dấu phẩy sau chữ số 6 ở đơn vị cm. Rồi tương tự như thế đối với các bài tập khác.
Khi hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:
Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.
Xác định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào.
Đối với bài tập đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì chữ số hàng đơn vị của nó luôn gắn với tên đơn vị đó trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi.
Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi rồi ghi kết quả vào bài làm.
Danh số phức, đổi từ danh số phức sang danh số đơn và ngược lại:
Tương tự như ở danh số đơn, căn cứ vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp.
Khi đổi danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi.
Với cách lập bảng như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.
Đổi đơn vị đo diện tích
Tương tự như đơn vị đo độ dài để tránh nhầm lẫn giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập bảng đổi ra nháp. Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan hệ của các đơn vị đo.
2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ mỗi đơn vị đo liền nhau nó phải thêm 2 chữ số 0 (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 2 chữ số.
Lưu ý khi lập bảng:
Có thể lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tuỳ theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất là gì, nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp.
Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột
Trong bảng phân tích mỗi đơn vị phải đủ 2 chữ số. Nếu ở đơn vị tương ứng nào chỉ có một chữ số hoặc không có thì ghi vào một hoặc hai chữ số 0.
Tùy theo đề bài yêu cầu đổi đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy hoặc chọn giá trị số phù hợp với đơn vị cần đổi.
Đơn vị đo thể tích
Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hoặc ngược lại.
Để thực hiện đổi chính xác, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập bảng:
Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số nếu là danh số phức; viết thêm chữ số 0 vào bên phải cho đủ 3 chữ số nếu là danh số đơn.
Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỏ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.
Theo GDTĐ
công nghệ thực phẩm, công an, Marketing, dự thi Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM vừa công bố quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào trường. Theo đó, đối tượng tuyển thẳng là Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sỹ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học. Người...