Đại học Kinh tế Quốc dân đưa chứng chỉ ICDL vào đào tạo
Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ hợp tác với ICDL Việt Nam để áp dụng kỹ năng sử dụng CNTT quốc tế ICDL trong phạm vi nhà trường, các cơ sở liên kết và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhu cầu trong xã hội.
Lễ ký kết diễn ra ngày 5/2 tại Hà Nội
Ngày 5/2 tại Hà Nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ký kết biên bản ghi nhớ hơp tác với ICDL Việt Nam trong việc áp dụng kỹ năng sử dụng CNTT quốc tế ICDL trong phạm vi nhà trường, các cơ sở liên kết và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu trong xã hội.
Cụ thể, ICDL Việt Nam sẽ hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo CNTT cho sinh viên, cung cấp và hỗ trợ chương trình đào tạo và sát hạch kỹ năng CNTT tiên tiến được công nhận quốc tế cho Đại học Kinh tế Quốc dân, góp phần đưa nhân lực Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Video đang HOT
ICDL (viết tắt của International Computer Driving Licence) là chuẩn quốc tế về kỹ năng máy tính, hiện đang được triển khai tại hơn 150 quốc gia, 41 ngôn ngữ với hơn 24.000 trung tâm khảo thí và trên 15 triệu học viên tham gia.
ICDL được triển khai, tổ chức vận hành và thi thống nhất trên toàn thế giới trên cơ sở hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, liên tục được cập nhật và bám sát những thay đổi về trình độ kỹ thuật của ngành CNTT, nhu cầu của thị trường.
Chuẩn quốc tế này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí với tất cả các kỹ năng được quy định bởi Bộ TT&TT tại Thông tư số 03/2014 về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.
Tại lễ ký kết, bà Cáit Moran, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ailen tại Việt Nam cho hay ICDL là chứng chỉ đánh giá kỹ năng CNTT được công nhận toàn cầu. Với kinh nghiệm triển khai quốc tế trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, ICDL sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng và triển khai một chuẩn CNTT cấp quốc gia có chất lượng ngang tầm quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong kỷ nguyên số.
GS,TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kỳ vọng rằng sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CNTT nói riêng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên, góp phần xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao của Việt Nam.
Theo Ictnews.vn
Hà Nam yêu cầu không dạy dồn tiết sau nghỉ rét
Sở GD&ĐT Hà Nam yêu cầu các đơn vị, trường học triển khai thực hiện quy định nghỉ học, đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh.
ảnh minh họa
Theo đó, trong những ngày trời rét đậm, rét hại, thủ trưởng các đơn vị, trường học cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nam được phát tại Bản tin dự báo thời tiết của VTV1 và Truyền hình Hà Nam hàng ngày, được phép quyết định cho học sinh nghỉ học:
Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ trong ngày dưới 10 C; học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ trong ngày từ 7C trở xuống.
Các phòng GD&ĐT huyện, thành phố thông báo tới cha mẹ học sinh để quản lý và đảm bảo sức khỏe cho con em trong thời gian nghỉ học; tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà.
Trong những ngày nghỉ do trời rét đậm, rét hại, nhà trường cần bố trí lực lượng trực để quản lý những học sinh đến vẫn đến trường, không quy định học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày này; phải đảm bảo các hoạt động hành chính của nhà trường diễn ra bình thường; kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường học để có giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ môi trường, cây xanh, khuôn viên trường học.
Sau khi nghỉ rét, căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhà trường bố trí việc dạy học phù hợp, có kế hoạch dạy bù hợp lý, đảm bảo thời gian kế hoạch năm học, không được dạy dồn tiết hoặc cắt xén chương trình.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hợp tác Doanh nghiệp và dạy nghề: Ưu tiên đặt hàng đào tạo Thúc đẩy các chương trình hợp tác Doanh nghiệp và Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. ảnh minh họa Tiềm...