Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo nghề có ‘thu nhập khủng nhất nước Mỹ’
Được đánh giá là nghề tốt nhất tại Mỹ, người làm định phí bảo hiểm ( actuary) vẫn vô cùng khan hiếm tại Việt Nam. Và năm nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên đào tạo ngành này.
ảnh minh họa
Trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh 2018 tại ĐH Kinh tế quốc dân, thầy Bùi Đức Triệu- Trưởng Phòng Đào tạo đã có những về một trong những ngành mới mở năm nay của trường, Ngành Định phí bảo hiểm (Acturial Science).
Ngành Acturial Science là một trong những ngành khát nhân lực, có lương cao trên thế giới và Việt Nam. Do đó, trường mở ngành học này hướng đến việc cung cấp nhân lực chất lượng cao cho thị trường tài chính – ngân hàng – bảo hiểm Việt Nam và Đông Nam Á.
Actuary, tạm gọi là chuyên gia Định phí bảo hiểm hay Thẩm định rủi ro, dùng để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro.
Những chuyên gia này sử dụng nhuần nhuyễn các mô hình toán học, lý thuyết xác suất thống kê và tài chính để nghiên cứu, tính toán rủi ro.
Video đang HOT
Công việc của các chuyên gia Actuary thực hiện bao gồm: lập kế hoạch và định phí bảo hiểm, theo dõi khả năng sinh lời, tính toán đảm bảo nguồn dự phòng an toàn cho công ty bảo hiểm, tham mưu chiến lược, tư vấn đầu tư tài chính…
Các chuyên gia Actuary giữ vai trò quan trọng trong các công ty Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng. Được biết, hiện nay số lượng chuyên gia Actuary lại rất khan hiếm, chính vì thế mà ngành Acturial Science đang trở thành ngành học “hot” hiện nay.
Muốn trở thành actuary, trước tiên phải có khả năng rất tốt về Toán học. Do vậy khi lựa chọ ngành này, điểm Toán của các thí sinh phải từ 7 trở lên.
Ngoài ra, sự nhạy bén nhất định về kinh doanh, thị trường cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể đưa ra những sản phẩm bảo hiểm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Trong những năm trước, ĐH Kinh tế quốc dân thường xuyên có chương trình đào tạo liên kết với ĐH Lyon – Pháp đào tạo ngành Actuary. Tuy nhiên trước đây ngành này mới chỉ đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc liên thông nếu như sinh viên đang học hệ cử nhân của trường”.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu
Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tăng một số ngành và chương trình đặc thù, đồng thời chỉ tiêu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2017.
ảnh minh họa
75% chỉ tiêu cho diện xét theo kết quả thi THPT quốc gia
Theo ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Kinh tế quốc dân, tuyển sinh đại học của trường giai đoạn 2018 - 2020 cơ bản giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm 2017, tuy nhiên, vẫn sẽ có một số điều chỉnh và những điều chỉnh này sẽ được công bố hàng năm.
Như vậy, về phương thức tuyển sinh, Trường đại học Kinh tế quốc dân vẫn thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp. Chỉ tiêu xét tuyển sẽ tính theo ngành và theo các chương trình đào tạo đặc thù. Trường sẽ tăng dần quy mô tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của trường và nhu cầu của xã hội.
Hiện nay, hiệu trường nhà trường đã quyết định phê duyệt đề án tuyển sinh trong điều kiện tự chủ, bắt đầu từ năm 2018, trong đó thông báo lộ trình cụ thể theo một số mốc thời gian quan trọng.
Ông Triệu cho biết: "Năm nay, trường dự định tăng khoảng 5% chỉ tiêu. Như vậy, trường sẽ tuyển ít nhất khoảng 5.000 chỉ tiêu (năm 2017 là 4.800 chỉ tiêu). Nhưng con số chỉ tiêu này chưa tính đến chương trình đào tạo đặc thù dành cho các nhóm ngành công nghệ thông tin và du lịch (những nhóm ngành mà hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chính sách tăng cường đào tạo)".
Theo đề án vừa phê duyệt thì không quá 5% chỉ tiêu mỗi ngành (và tổng chỉ tiêu) cho diện thí sinh tuyển thẳng; tối thiểu 75% cho diện xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; không quá 20% cho diện xét tuyển kết hợp.
Trường cũng sẽ đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Tổ hợp xét tuyển tùy theo ngành và chương trình đào tạo, dự kiến giữ nguyên như năm 2017 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, B00, D01 và D07). Trường xếp chuyên ngành sau khi sinh viên nhập học. Quy mô tối thiểu để mở lớp chuyên ngành là 30 sinh viên.
Từ năm 2021 sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng
Theo đề án, về cơ bản trường vẫn sẽ giữ ổn định các tổ hợp xét tuyển (A00, A01, B00, D01, D07). Tuy nhiên, từ năm sau trường sẽ điều chỉnh thêm các tổ hợp mới (trong các tổ hợp mới sẽ có 2 môn toán và tiếng Anh) hoặc hủy các tổ hợp ít thí sinh đăng ký.
Hàng năm, trường cũng sẽ lập đề án tuyển sinh mới, cập nhật và hoàn thiện theo hướng tăng chỉ tiêu và mở rộng đối tượng xét tuyển kết hợp. Từ năm 2019, trường sẽ nghiên cứu xây dựng phương án tuyển sinh độc lập và từng bước thực hiện với mục tiêu đến năm 2021 hoàn thiện đề án này. Định hướng tuyển sinh từ năm 2021 sẽ đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, thời gian tuyển, cơ cấu chỉ tiêu phù hợp và linh hoạt. Mỗi năm sẽ có 2 kỳ tuyển sinh, 1 kỳ vào mùa thu và 1 kỳ vào mùa xuân.
Theo đó, phương thức xét tuyển sẽ gồm có xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả thi của các trung tâm khảo thí quốc gia, kết quả thi của nhóm tuyển sinh chung (nếu có); xét tuyển kết hợp tương tự hiện nay có cập nhật, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn; và đặc biệt trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng theo dạng bài thi đánh giá năng lực tương tự kỳ thi SAT(kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ).
Theo TNO
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Hơn 1.000 sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa công bố danh sách hơn 1.000 sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp đợt tháng 3 năm nay. Trường ĐH Nông lâm TP.HCM Ngày 13.3, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM công bố kết quả xét tốt nghiệp đợt 1 năm nay. Danh sách này có trên 1.000 sinh viên chưa đủ điều kiện tốt nghiệp. Trong...