Đại học Kinh tế Đà Nẵng thành lập khoa Thương mại điện tử
Sự hình thành khoa Thương mại điện tử là một bước phát triển mang tính đột phá trong tiến trình thực hiện sứ mệnh của một trường kinh tế hàng đầu miền trung.
Ngày 5/4, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã công bố quyết định thành lập khoa Thương mại điện tử và đổi tên khoa Thương mại thành khoa Kinh doanh quốc tế.
Đại học Kinh tế Đà Nẵng công bố quyết định thành lập khoa mới và điều động, bổ nhiệm cán bộ đối với các khoa này. Ảnh: TT
Cùng với đó là quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý các khoa mới được thành lập và đổi tên.
Cụ thể, điều động Tiến sĩ Võ Quang Trí, Phó trưởng khoa Marketing về làm Trưởng khoa Thương mại điện tử.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Chức, Phó trưởng khoa Thống kê – Tin học về giữ chức Phó trưởng khoa Thương mại điện tử.
Do Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên – Trưởng khoa Thương mại (nay đổi tên là khoa Kinh doanh quốc tế) xin thôi công tác vì hoàn cảnh gia đình nên trường bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy thay thế.
Ngoài ra, nhà trường cũng công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm khác đối với hai khoa này.
Video đang HOT
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ, nhà trường đang quyết liệt thực hiện những thay đổi mang tính căn bản và quyết định theo định hướng chiến lược.
Hướng đến nâng tầm chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng như đóng góp ngày càng chủ động và tích cực hơn vào sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học, phát triển kinh tế địa phương và đất nước.
“Sự hình thành khoa Thương mại điện tử và khoa Kinh doanh quốc tế là một bước phát triển mang tính đột phá trong tiến trình thực hiện sứ mệnh của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng”, thầy Toàn chia sẻ.
Trên cơ sở sáp nhập hai chuyên ngành là Quản trị kinh doanh thương mại và chuyên ngành Thương mại điện tử, khoa Thương mại điện tử được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hiện đại, một lĩnh vực đầy tiềm năng ở Việt Nam hiện nay nhưng cũng nhiều thách thức.
“Nhà trường kỳ vọng và tin tưởng rằng, với truyền thống 40 năm đào tạo lĩnh vực thương nghiệp, thương mại.
Cùng với bề dày kinh nghiệm và nhiệt huyết của đội ngũ giảng viên, sự năng động của các bạn sinh viên ngành kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử, khoa Thương mại điện tử sẽ có những bước phát triển nhanh chóng.
Sớm đưa Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng thành một điểm sáng và là đơn vị tiên phong trong cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực Thương mại điện tử”, thầy Toàn cho hay.
Theo giaoduc.net.vn
Khởi đầu lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm
Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - bày tỏ sự đồng thuận với quy chế tuyển sinh năm 2018, đặc biệt những quy định mới liên quan đến tuyển sinh sư phạm.
ảnh minh họa
Cần duy trì ngưỡng chất lượng đầu vào với ngành sư phạm
Năm 2018, Bộ GD&ĐT bổ sung quy định với tuyển sinh trung cấp sư phạm. Theo đó, với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.
Ủng hộ điều này, ông Nguyễn Minh Tường cho rằng đây là cách khuyến khích được học sinh có năng khiếu theo học các ngành sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể chất..., nâng cao chất lượng sinh viên hệ trung cấp sư phạm nhằm đáp ứng những yêu cầu mới, đặc biệt yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. "Nhưng lộ trình những năm tiếp theo không nên tuyển sinh trung cấp sư phạm vì chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được hành nghề" - ông Nguyễn Minh Tường đưa ý kiến.
Với quy định bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào đại học trừ trường đào tạo sư phạm, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho rằng, các ngành sư phạm cần có "điểm sàn" để đảm bảo chất lượng, vì giáo viên là nghề "trồng người", mỗi giáo viên có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ trẻ nên cần có những chuẩn riêng.
Việc nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào theo quy chế mới không phải là giải pháp "thần kỳ" để làm xoay chuyển thực trạng hiện nay, nhưng là giải pháp cần thiết, khởi đầu cho lộ trình tiếp theo bằng các giải pháp mạnh và đồng bộ hơn.
"Tuy nhiên, về lâu dài muốn thu hút được người giỏi vào học ngành sư phạm cần có những chính sách thu hút thực sự mạnh như: Chế độ lúc đang học (miễn học phí, cấp học bổng), chế độ khi tốt nghiệp ra trường (có việc làm ngay) và chế độ khi đi dạy (lương hấp dẫn, môi trường làm việc tốt)" - ông Nguyễn Minh Tường .
Hướng tới sự công bằng, thuận lợi hơn trong tuyển sinh
Năm nay, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm (năm học 2016-2017 là 0,5 điểm). Ông Nguyễn Minh Tường cho rằng, thay đổi này đảm bảo tính công bằng giữa các khu vực nhất là những ngành có tỉ lệ thí sinh dự thi cao; ngoài ra góp phần nâng cao chất lượng đầu vào. Việc giảm điểm ưu tiên khu vực cũng khẳng định chất lượng giáo dục vùng miền đã thu hẹp rất đáng kể.
Với việc bổ sung đối tượng tuyển thẳng, nhận định của ông Nguyễn Minh Tường: Thu hút để đào tạo tài năng cho đất nước là rất cần thiết và nên khuyến khích; đồng thời giúp cho các trường năng khiếu, trường nghề thu hút, khuyến khích những học sinh có năng khiếu được học ngành, nghề phù hợp. Các đối tượng tuyển thẳng được bổ sung đồng bộ với các chính sách khác mà vẫn đảm bảo tính công bằng, phù hợp với xu thế đánh giá phát huy năng lực hiện nay.
"Về chấm bài thi tự luận, điều 25 của Quy chế tuyển sinh được sửa đổi, bổ sung: "Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân". Việc này giúp tăng tính chính xác và đảm bảo công bằng hơn đối với các thí sinh. Đồng thời, giúp các trường đại học, cao đẳng thuận lợi hơn trong tuyển sinh, đặc biệt các ngành có tính cạnh tranh cao" - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ nêu quan điểm.
"Năm 2018, Bộ GD&ĐT bổ sung yêu cầu với đề án tuyển sinh của các trường. Yêu cầu này của Bộ GD&ĐT đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác tuyển sinh; tạo thuận lợi cho thí sinh được tiếp cận các thông tin tuyển sinh của nhà trường.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ngay trong đề án tuyển sinh phải cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, khảo sát, công bố tỷ lệ sinh viên chính quy hai khóa gần nhất có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp theo khối ngành.
Việc minh bạch và cung cấp thông tin tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm được đào tạo đúng chuyên ngành là hết sức cần thiết, thể hiện thương hiệu, uy tín đào tạo của trường đó với xã hội".
Theo Giaoducthoidai.vn
Kỳ vọng tuyển sinh 2018: Người giỏi có dám vào sư phạm? Việc có nhiều đổi thay trong tuyển sinh ngành sư phạm ngay trong năm 2018 đang được dư luận kỳ vọng về việc nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm. Dẫu vậy, nhiều người cũng không khỏi băn khoăn, liệu học sinh giỏi có mong muốn trở thành thầy cô giáo hay không? Muốn học sinh giỏi vào sư phạm nên có...