Đại học Kinh doanh và Công nghệ chưa cấp bằng 2000 sinh viên vì thiếu người ký
Lãnh đạo Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, hiện có khoảng 2.000 sinh viên đã tốt nghiệp, nhưng chưa được cấp bằng vì trường chưa có người ký.
Vừa qua, có thông tin có rất đông sinh viên hệ liên thông kéo đến Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đòi gặp ban giám hiệu để yêu cầu trả bằng tốt nghiệp đại học.
Cụ thể, vào khoảng 9h – 10h sáng ngày 8/9 có khá nhiều sinh viên hệ liên thông tập trung tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Nguồn tin cũng cho rằng, hiện tại có tới 2.000 sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa được cấp bằng.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều học viên đã bảo vệ luận văn thạc sĩ nhưng đến nay chưa có bằng. Điều này gây khó khăn cho học viên sau khi tốt nghiệp trong quá trình xin việc, làm việc.
Đáng chú ý, lý do Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa cấp được bằng đại học và bằng thạc sĩ do việc sử dụng mẫu chữ ký được đúc sẵn của Giáo sư Trần Phương không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nên không có người ký trên văn bằng.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: “Chỉ có khoảng trên 20 sinh viên hệ liên thông của Trường học tại các địa phương đến trường hỏi về lịch học như thế nào.
Những lớp liên thông này nhà trường đang đào tạo tại một số nơi, do tình hình dịch Covid vừa rồi nên vẫn đang tạm dừng.
Nhà trường cũng đang bàn xem theo phương thức học tập nào đối với các lớp liên thông này.
Video đang HOT
Đây là tình hình chung của nhiều trường trên cả nước đâu phải riêng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội”.
Lý do hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp chưa có bằng đại học vì Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa có người ký. Ảnh: HUBT.
Phó Hiệu trưởng Vũ Văn Hóa cũng cho biết: “Nhà trường đã giải thích với những sinh viên liên thông này, đến cuối tháng này sẽ có lịch học theo hình thức học trực tuyến.
Nhà trường cũng đã báo cáo và xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi”.
Đáng chú ý, không ít sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bức xúc trước việc ra trường đã lâu mãi chưa nhận được bằng để đi làm.
Được biết, có khoảng 2.000 sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tốt nghiệp, nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp đại học.
Về việc này, Giáo sư Vũ Văn Hóa cho hay: “Từ trước đến nay bằng tốt nghiệp của sinh viên là Giáo sư Trần Phương ký, nhưng vài năm nay Giáo sư Trần Phương sức khỏe yếu, tay phải không ký được mà phải dùng chữ ký gỗ đóng dấu.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không cho trường đóng dấu chữ ký như thế trên văn bằng của sinh viên. Bộ yêu cầu nhà trường phải cử một phó hiệu trưởng ký thay Giáo sư Trần Phương.
Về thủ tục, nhà trường đã gửi danh sách lên Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Phó hiệu trưởng thường trực Đỗ Quế Lượng sẽ ký thay Giáo sư Trần Phương.
Nhưng Bộ lại nói phân quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhà trường lại đưa sang Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tuy nhiên, đã mấy tháng nay Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa quyết định.
Gần đây nhất, nhà trường lại gửi lên Bộ để Bộ quyết định về việc để Phó Hiệu trưởng nhà trường ký văn bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên tốt nghiệp”.
Giáo sư Vũ Văn Hóa cũng cho biết thêm: “Trong số gần 2.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chưa nhận bằng vì lý do chữ ký trên.
Không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp trên đều bức xúc, mà chỉ những sinh viên đã tốt nghiệp đi làm việc cần bằng nhưng chưa có. Đây cũng là nguyện vọng chính đáng của các em.
Hơn nữa, khoảng 30 sinh viên Lào tốt nghiệp cũng cần bằng để về nước.
Còn vướng là vướng thủ tục trên Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quyết định người ký thay Giáo sư Trần Phương. Bằng thì có rồi chỉ thiếu chữ ký.
Thạc sĩ cũng có một số học viên đã bảo vệ, còn lại chưa bảo vệ vì dịch covid”.
Trước đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã thông tin, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra 7 quyết định buộc thôi học 3.439 hệ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học và từ trình độ trung cấp lên đại học.
Theo đó, nhiều sinh viên hệ đại học liên thông các khóa 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị buộc thôi học.
Trong đó, riêng khóa 9 con số sinh viên bị buộc thôi học lên đến 1.776 sinh viên (trong đó trình độ cao đẳng lên đại học 1.086 sinh viên, trình độ trung cấp lên đại học 690 sinh viên).
Đại học chỉ là một dấu mốc trong hành trình học tập cả đời
Sáng sớm nay, 27/8/2020, tôi nhận được nhiều tin nhắn từ các bạn học sinh lớp 12 đang theo dõi tôi trên mạng xã hội.
Ảnh minh họa
Các bạn ấy vui mừng thông báo điểm số kỳ thi THPT vừa qua và rất tin tưởng vào việc trở thành sinh viên của trường nọ trường kia. Nhưng tôi cũng biết, có nhiều bạn đang theo dõi tôi trên mạng xã hội không nhắn tin cho tôi, vì điểm số không cao như dự tính.
Trước tiên, xin chia vui với những bạn nhắn tin, chúc mừng các bạn đã trải qua một kỳ thi xuất sắc. Nhưng tôi cũng xin chia sẻ với các bạn đang buồn vì điểm thi không cao. Đầu tiên, hãy cứ chờ đợi đến khi các trường đại học bạn đăng ký công bố điểm chuẩn chính thức. Thứ đến, giả sử nguyện vọng 1 không được thì còn có các nguyện vọng khác. Bây giờ, đa số các trường mở rộng tuyển sinh, không đỗ trường này sẽ đỗ trường khác, không hệ này sẽ hệ khác.
Đừng có buồn chán, thất vọng và tránh có những quyết định nông nổi. Tuyệt đối không chọn bừa một trường đại học không đúng với sở trường, sở thích, chỉ vì dễ vào. Như thế, bạn sẽ không chỉ mất tiền oan mà còn phí hoài cả 4-5 năm tuổi trẻ. Đừng để học xong đại học lại phải đi học lại nghề, hoặc bố mẹ lại phải mất một số tiền lớn để "chạy" cho bạn vào làm việc tại một nơi ổn định nhưng suốt phần đời còn lại không được sống là chính mình.
Cũng thời điểm này năm ngoái, tôi có xuất bản cuốn sách Trường học hay Trường đời và may mắn được nhiều bạn đọc yêu thích. Tinh thần chung của cuốn sách là: Cuộc đời này là cả một hành trình dài học tập không ngừng nghỉ, tốt nghiệp THPT vào đại học chỉ là một dấu mốc trong hành trình đó.
Tốt nghiệp đại học xong, vẫn phải học liên tục để có thể làm được tốt công việc của mình đang theo đuổi. Bây giờ, trên hành trình học tập, bạn chưa qua dấu mốc đại học thì hãy chinh phục những dấu mốc khác để rồi sẽ quay lại dấu mốc này vào một dịp nào đó phù hợp hơn. Đã qua rồi cái thời tấm bằng đại học chính quy là tấm thẻ vào đời cho các bạn trẻ, bây giờ, nó chỉ là điều kiện và bạn có thể có nó vào một thời điểm thích hợp chứ không phải ngay lập tức trên hành trình học tập suốt đời. Các bạn nên biết, bằng đại học tại chức, liên thông, từ xa, kể từ 1/7/2019 không khác gì bằng đại học chính quy (theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018).
Quãng đời sinh viên là một quãng đời rất đẹp với mỗi người, nên thử ngay cảm giác tuyệt vời đó, nếu bạn có khả năng và hoàn cảnh gia đình cho phép. Nhưng đừng trở thành sinh viên bằng mọi giá ngay khi vừa thi xong THPT. Hãy cứ giữ niềm đam mê đó và sẽ thực hiện nó ở một thời điểm khác trong cuộc đời. Chúc các bạn thành công!
Vì sao hơn 3.400 sinh viên ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị buộc thôi học? Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra quyết định buộc thôi học hơn 3.400 sinh viên liên thông đại học hệ chính quy với lý do nợ môn, không đủ điều kiện học. Theo đó, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra 7 quyết định buộc thôi học 3.439 hệ liên thông từ trình độ cao đẳng...