Đại học kiểm định đại học: Có minh bạch và hiệu quả?
Việc việc kiểm định chất lượng đại học khó đảm bảo chính xác, khách quan vì có 4 trung tâm kiểm định thì có đến 3 trung tâm thuộc các trường đại học.
Phải rà soát hoạt động của các trung tâm kiểm định
Phải tăng cường công tác kiểm định, đánh giá ngoài và công bố minh bạch chất lượng đào tạo của từng trường cho xã hội biết là một trong các yêu cầu để nâng cao chất lượng, xếp hạng giáo dục đại học (ĐH) của Việt Nam.
Ý kiến của các chuyên gia đưa ra tại hội thảo về kiểm định chất lượng giáo dục ĐH diễn ra sáng 25/9 tại Hà Nội.
Phải tăng cường công tác kiểm định, đánh giá ngoài và công bố minh bạch chất lượng đào tạo của từng trường cho xã hội biết (ảnh minh họa)
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT thẳng thắn cho rằng: Ở trên thế giới không có chuyện ĐH này kiểm định cho trường ĐH khác mà phải là các tổ chức kiểm định độc lập, độc lập từ bộ tiêu chuẩn kiểm định.
Việc đánh giá minh bạch chất lượng trường ĐH không dễ dàng. Nếu chúng ta cứ cố trong thời gian ngắn phải đạt kiểm định tất cả các trường thì việc kiểm định sẽ lại rơi vào hình thức. Để thực hiện kiểm định, Bộ GD-ĐT đã cấp phép hoạt động cho 4 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với 4 cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT cấp phép thì có đến 3 trung tâm thuộc các trường ĐH và 1 trung tâm thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam. Như vậy, việc kiểm định khó đảm bảo chính xác, khách quan.
Vì thế, theo Tiến sĩ Viết Khuyến, các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục này phải đảm bảo tính độc lập trong kiểm định chất lượng. Ngoài ra, việc đánh giá các trung tâm kiểm định này sẽ phải do Nhà nước quản lý, giám sát xem họ có làm đúng quy trình không, có đảm bảo tính chính xác hay không.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến
Bộ GD-ĐT cần đánh giá lại các trung tâm này, còn như hiện nay mọi thứ chưa rõ ràng khiến không ít trường lo ngại không dám kiểm định. Bộ cũng nên công bố một số trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế đáng tin cậy.
Ngoài tiêu chí trong nước, các trường phải đạt tiêu chí quốc tế
Bày tỏ ý kiến về việc đánh giá chất lượng đánh giá ngoài đối với các trường ĐH, GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi cho rằng, việc kiểm định chất lượng giáo dục ĐH với việc đánh giá ngoài là một việc làm hết sức thiết thực để các trường ĐH nhìn lại quá trình đào tạo trong thời gian qua cũng như đưa ra phương hướng phát triển trong thời gian tới sao cho đáp ứng được nhu cầu giảng dạy.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục này cũng giúp cho xã hội, người học biết được chất lượng của từng trường ĐH đang ở mức độ nào.
Tuy nhiên, để việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các trường ĐH được khách quan, minh bạch, công bằng các trường ĐH phải được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ở bên ngoài trường ĐH đó đánh giá theo bộ tiêu chuẩn mới do Bộ GD-ĐT ban hành.
GS.TS Trịnh Minh Thụ
Bộ Tiêu chuẩn này gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí. Bộ Tiêu chuẩn này được thực hiện dựa trên nền tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường ĐH Đông Nam Á.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, các trường ĐH cần phải rà soát lại các yếu tố nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học…
Là trường ĐH được đánh giá theo chí mới của Bộ GD-ĐT, ĐH Thủy lợi đang hướng tới kiểm định trong và ngoài. Theo đó, ngoài đạt tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, ĐH Thủy lợi còn hướng tới kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của các nước Đông Nam Á và châu Âu.
Tuy nhiên, để đạt những tiêu chuẩn khắt khe này, nhà trường cũng đang rà soát lại tất cả yếu tố trên một cách kỹ lưỡng./.
Trong giai đoạn từ tháng 1/2016 đến ngày 31/5/2018, 4 Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đã đánh giá ngoài 122 trường ĐH thì có 117 trường ĐH/học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Theo vov
Những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục mầm non năm học mới
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non (GDMN) năm học 2018 - 2019.
Theo đó, nhiệm vụ chung là đẩy mạnh quy hoạch, rà soát, sắp xếp, phát triển trường lớp mầm non đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đông dân cư.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN; bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN); khắc phục tình trạng thiếu GVMN.
Đồng thời, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; tiếp tục đổi mới hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ; thực hiện hỗ trợ các bậc cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Năm học mới, giáo dục mầm non cũng tập trung duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; hỗ trợ GDMN ở các vùng khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em con công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Tiêu chuẩn ngoại ngữ: Khó như "leo cột mỡ" Đối với giáo viên (GV) dạy ngoại ngữ trong trường học phổ thông nhiều nơi còn chưa thực sự "chuẩn" thì yêu cầu mới đối với các thầy cô giáo khác lại càng xa vời. TS Nguyễn Tùng Lâm-Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Trong bộ tiêu chuẩn quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ...