Đại học không phải con đường duy nhất
Một mùa tuyển sinh đại học mới đang đến gần, hàng ngàn, hàng vạn sĩ tử lại đứng trước bao sự lựa chọn cho tương lai của mình.
Ảnh minh họa
Đại học quả là bước đệm lí tưởng để họ có thể thực hiện ước mơ. Nhưng từ cái lí tưởng tới thực tế vẫn còn nhiều gian khó và lắm chông gai.
Quan điểm về vấn đề này, cũng như tin, bài, ảnh, video cộng tác của bạn đọc, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn
Video đang HOT
Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH cùng với Tổng cục thống kê công bố: Hiện tại, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có 72 nghìn lao động có bằng Cử nhân, Thạc sĩ trở lên.
Quả là một con số không hề nhỏ và đáng báo động. Đó cũng có thể là tương lai của các sĩ tử ngày hôm nay đang khao khát được bước chân vào cánh cửa trường Đại học.
Vào đại học không chỉ là ước mơ của một số ít, mà đó là lí tưởng của cả một thế hệ. Trước hết, có thể thấy đại học là con đường ngắn nhất để các bạn trẻ có thể thực hiện ước mơ của mình. Sau nữa là niềm tự hào của gia đình, thầy cô.
Thế nhưng niềm tự hào, hạnh phúc ấy chỉ tồn tại được 4 năm đại học mà thôi. Sau 4 năm ra trường, thay vì niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt, giờ đây lại là sự lo lắng và thất vọng tràn trề.
Thực tế cho thấy, 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp. Biết bao người tốt nghiệp loại giỏi vẫn nằm dài chờ việc. Và cũng không khó để thấy hình ảnh một Cử nhân Lịch sử chạy xe ôm, tốt nghiệp Đại học xây dựng làm phụ hồ, tốt nghiệp Cử nhân Văn thì về đi làm công nhân…
Có nhiều con đường dẫn ta tới thành công. Và đại học chỉ là một trong số đó. Có thể đó là con đường ngắn nhất, nhưng lại không phải là con đường dễ thực hiện nhất. Cao đẳng, Trung cập, học nghề…những sự lựa chọn “tầm thường” đó đôi khi lại là con đường tốt và lâu bền.
Hãy dẹp bỏ áp lực từ gia đình, dư luận, bạn bè. Hãy bỏ qua sự xấu hổ của bản thân. Đại học, trung cấp, học nghề…là những con đường khác nhau, nhưng cuối chúng đều dẫn ta đến cái đích là một công việc ổn định.
Vậy thì tại sao trong khi 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ kia thất nghiệp, bạn lại không chọn cho mình một hướng đi khác?
Một con đường dẫu không được trải đầy hoa hồng của sự tự hào, kiêu hãnh, nhưng phía cuối con đường đó lại có rất nhiều quả ngọt đang đón chờ.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Theo Giaoduc
Đảm bảo công bằng trong hỗ trợ HSSV công lập và ngoài công lập
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2307/VPCP-KGVX đưa ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về chính sách trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên.
Theo đó, Phó Thủ tướng đã có chỉ đạo đảm bảo công bằng chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người học ở các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng ban hành chính sách trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong quý II năm 2014.
Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng từ xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chính sách trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tại tờ trình số 27/TTr-LĐTBXH ngày 21/3/2014.
Theo GDTĐ
Cần sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo Theo Thông báo số 143/TB-VPCP ngày 8-4 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững về định hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cơ bản đồng tình với nội dung đề xuất hướng...