Đại học khó tuyển sinh nếu bỏ thi THPT quốc gia

Theo dõi VGT trên

Không tổ chức thi THPT quốc gia 2020, các trường đại học mất một phương thức quan trọng trong tuyển sinh, nhất là trường top trên.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo trình hai phương án thi THPT quốc gia năm 2020, Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội) tổ chức họp, đưa ra phương án tuyển sinh cho năm nay. PGS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng, cho biết những năm gần đây trường chủ yếu tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và lấy khoảng 10-20% chỉ tiêu một số ngành thông qua kết quả học tập THPT.

Như phương án tuyển sinh năm 2020 công bố hồi đầu tháng 1, trong 5.700 chỉ tiêu có tới 5.270 xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. “Tôi hy vọng Bộ vẫn tổ chức kỳ thi này. Dù nhiều hay ít, giảm tải môn thi hay chỉ tổ chức cho các em có nguyện vọng xét tuyển đại học thì kỳ thi cũng đánh giá mặt bằng chung, làm căn cứ xét tuyển”, ông Chương nói.

Tình huống xấu nhất không thể tổ chức thi THPT quốc gia mà chỉ xét tốt nghiệp, trường phải chuyển sang xét học bạ. Trường đang nghiên cứu các tiêu chí kèm theo nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào bởi chỉ xét học bạ, mặt bằng chung sẽ không đồng đều, ảo nhiều. Do thời gian gấp, trường cũng chưa tính đến phương án tổ chức kỳ thi riêng như một số trường lớn.

Công bố phương án tuyển sinh hồi cuối năm 2019, Đại học Quốc gia Hà Nội đang xây dựng thêm phương án mới trước đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng kịch bản tốt nhất là dịch bệnh được dập tắt, kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra.

Việc xét học bạ, theo ông Đức, không đánh giá được chính xác năng lực của từng thí sinh bởi học bạ nhiều khá, giỏi, có hiện tượng “biếu điểm”. Thực tế cho thấy nhiều học sinh trúng tuyển bằng học bạ khi vào học lại không theo được, nhất là các ngành có điểm chuẩn cao như Kinh tế, Luật, Y Dược.

“Ví dụ khối Y Dược, các trường top đầu phải 27-28 điểm mới đỗ, trong khi trường tỉnh chỉ cần 21-22. Nếu chỉ xét học bạ, học sinh ồ ạt nộp vào trường top đầu, đơn vị quản lý đào tạo sẽ không có căn cứ nào đánh trượt. Điều này rất nguy hiểm, kéo chất lượng của trường và của chính sinh viên đi xuống”, ông Đức nói.

Với tình huống không có kỳ thi THPT quốc gia, theo ông Đức, những đại học hàng đầu, đủ tiềm lực có thể tổ chức kỳ thi riêng, các trường chưa đủ khả năng có thể hợp tác, sử dụng kết quả ở kỳ thi này để xét tuyển. Ví dụ Đại học Bách khoa Hà Nội công bố tổ chức kỳ thi riêng, các trường khối Kỹ thuật có thể liên kết, lấy kết quả làm căn cứ thay vì chỉ xét học bạ THPT.

Chuyên gia này phân tích thêm, theo thông lệ quốc tế, không có trường đại học nào chỉ xét tuyển dựa vào điểm học tập THPT mà đều phải có kỳ thi đánh giá năng lực, chẳng hạn như SAT và ACT ở Mỹ.

Đại học khó tuyển sinh nếu bỏ thi THPT quốc gia - Hình 1

Thí sinh tại TP HCM dự thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Quỳnh Trần.

Video đang HOT

TS Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) cũng cho rằng kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức là kịch bản tốt nhất cho việc tuyển sinh của các trường. Tình huống xấu nhất, Covid-19 phức tạp kéo dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giao cho tỉnh, thành tổ chức thi đánh giá, xét tốt nghiệp.

Theo ông Trọng, không có kỳ thi THPT quốc gia, việc tuyển sinh của các trường đại học sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, các trường nên chủ động đầu tư cho phương án tuyển sinh riêng, có thể một trường hoặc nhiều trường cùng tổ chức một kỳ thi và lấy kết quả xét tuyển. Chẳng hạn kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức, hiện gần 60 trường đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển.

“Luật Giáo dục đại học hiện giao cho nhà trường quyền tự chủ, có thể linh hoạt trong các phương thức, tuyển sinh nhiều lần trong năm”, ông Trọng nói.

TS Nguyễn Quốc Anh, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ TP HCM, cùng quan điểm không có kỳ thi THPT quốc gia, các trường mất đi một thước đo tương đối chuẩn xác để tuyển sinh. Thực tế, điểm học bạ THPT có sự chênh lệch trong đánh giá giữa các địa phương, giữa các trường THPT. Việc vào đại học bằng điểm học bạ THPT cũng gây thiệt thòi cho những em định hướng thi cử từ đầu cấp, chỉ tập trung cho môn sở trường.

Ông Quốc Anh ví mỗi phương thức tuyển sinh như một bộ lọc mà nếu có nhiều sự lựa chọn thì trường đại học sẽ có cơ hội nhiều hơn để “lọc” thí sinh tốt; học sinh cũng có thêm nhiều cơ hội để đậu vào trường phù hợp.

Năm nay, Đại học Công nghệ TP HCM lấy 6.000 chỉ tiêu, tuyển sinh bằng bốn phương thức: kết quả thi THPT quốc gia, đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, đánh giá năng lực do trường tự tổ chức, xét học bạ. Nếu mất phương thức đầu tiên, trường sẽ tính toán để chia đều chỉ tiêu cho các phương án còn lại hoặc kết hợp nhiều phương thức để lựa chọn được đầu vào tốt nhất.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất hai phương án thi THPT quốc gia 2020, nhiều trường nhanh chóng họp, đưa ra phương án dự phòng. Đại học Mỏ – Địa chất (Hà Nội) chiều 16/4 lên kế hoạch tuyển sinh với từng phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm nay, trường tuyển 2.430 sinh viên bằng bốn phương thức: xét tuyển học bạ, tuyển thẳng theo kết quả thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, kết quả thi THPT quốc gia, có chứng chỉ tiếng Anh. Nếu không thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, trường có thể tuyển sinh bằng ba phương thức còn lại nhưng vẫn phải tính toán thêm giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng, kiểm soát được đầu vào.

Đại học Nha Trang (Khánh Hòa) năm nay tuyển khoảng 3.500 chỉ tiêu, dựa vào bốn phương thức: điểm xét tốt nghiệp, điểm thi THPT quốc gia, đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, nếu chỉ xét tốt nghiệp, trường sẽ phân bổ chỉ tiêu ở phương thức xét điểm THPT quốc gia sang phương thức khác, cụ thể 50% điểm xét tốt nghiệp THPT, 45% điểm đánh giá năng lực, còn lại tuyển thẳng. “Thay vì xét học bạ, chúng tôi xét điểm tốt nghiệp THPT và cách làm này sẽ mang lại hiệu quả trong bối cảnh hiện nay”, TS Phương cho hay.

Mỗi năm có khoảng 900.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Thí sinh sẽ dự thi ba bài độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và lựa chọn một trong hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân).

Năm nay, học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19, hiện phải học từ xa (online, truyền hình). Ngày 14/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ hai phương án thi THPT quốc gia. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước 15/6, kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể được tổ chức vào ngày 8-11/8 và Bộ sẽ xem xét giảm môn thi và giảm nhẹ yêu cầu với học sinh.

Nếu dịch bệnh phức tạp hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà giao cho địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép để phù hợp với Luật Giáo dục.

Dương Tâm – Mạnh Tùng

Đề xuất nghỉ học thêm 1-2 tháng phòng Covid-19

Nhiều chuyên gia kiến nghị cho học sinh nghỉ thêm 1-2 tháng, có thể lấn sang năm học 2020-2021 để phòng Covid-19, tránh phải nhiều lần thay đổi lịch nghỉ.

Đánh giá việc Bộ Giáo dục và Đào tạo lần thứ hai điều chỉnh khung thời gian năm học (kết thúc trước ngày 15/7, kỳ thi THPT quốc gia 8-11/8), thạc sĩ Lưu Đức Quang (Khoa Luật, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng động thái này vẫn mang tính tình thế, chưa căn cơ.

Dẫn ý kiến của chuyên gia y tế, ông Quang cho rằng nếu không có diễn biến xấu hơn, ít nhất cần 2-3 tháng để đại dịch lắng xuống. Do đó khung thời gian năm học 2019-2020 cần khoảng lùi tương đương để tạo sự yên tâm cho phụ huynh khi đưa con em đến trường, tránh tình trạng cứ đến cuối tuần lại hồi hộp chờ đợi thông báo nghỉ học của chủ tịch UBND tỉnh, thành.

"Dường như Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn muốn năm học mới 2020-2021 bắt đầu từ ngày 5/9. Thật ra ngày khai giảng chỉ mang tính truyền thống, không luật nào quy định, tại sao không tính đến phương án nghỉ lấn sang năm học sau?", ông Quang đặt vấn đề.

Nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ đến cuối tháng 3, có nơi nghỉ sang đầu tháng 4, tức đã dùng gần hết kỳ nghỉ hè. Thạc sĩ Quang đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán để năm học mới bắt đầu muộn hơn 1-2 tháng so với truyền thống. Khung thời gian năm học 2019-2020 cũng được tịnh tiến theo.

Dựa trên khung thời gian năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đưa ra nhiều phương án dạy học. Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ lựa chọn thời điểm đi học phù hợp với thực tế địa phương. Như vậy, việc phân cấp thẩm quyền vẫn đúng quy định, đảm bảo sự thống nhất giữa các địa phương trên cả nước.

Riêng lớp 12, ông Quang cho rằng phải tạo cơ chế công bằng trong học sinh cả nước bởi các em sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. "Lùi thời gian học sang năm sau có vẻ khó, nhưng vẫn làm được. Đừng vội vàng cho đi học khi xã hội chưa yên tâm, vì khi đó người cho đi học, người cho ở nhà thì mục tiêu giáo dục không đạt được", ông Quang nói.

Cùng quan điểm, PGS Nguyễn Thiện Tống (Đại học Bách khoa TP HCM) cho rằng một tuần qua dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan diện rộng, ngành giáo dục cần tính phương án cho nghỉ học dài ngày, có thể kéo dài 1-2 tháng tới, thậm chí nghỉ hết học kỳ II.

Ông Tống ví dụ, một học sinh lớp 7 năm học 2019-2020 sẽ được ghi nhận kết quả học kỳ I và "nợ" học kỳ II. Ở năm học mới 2020-2021, học kỳ I của lớp 8 dành để dạy học kỳ II của năm lớp 7. Nếu bố trí hợp lý, khoảng hai năm học sẽ kịp bù một học kỳ còn thiếu. Với học sinh lớp 12, kỳ thi THPT quốc gia có thể lùi đến cuối năm.

Thế hệ của ông Tống từng bị gián đoạn học tập vì chiến tranh, nhưng đều được bù đắp bằng nhiều cách. Vì thế ông Tống cho rằng không cần lo nghỉ dài sẽ gián đoạn, ảnh hưởng đến chương trình học hay trình độ của một thế hệ. "Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực. Giáo dục là công việc lâu dài, trễ một học kỳ và sau đó bù lại là cần thiết, vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe", ông nói.

Đề xuất nghỉ học thêm 1-2 tháng phòng Covid-19 - Hình 1

Cổng trường liên cấp Nguyễn Siêu, Hà Nội, những ngày học sinh nghỉ học phòng Covid-19. Ảnh: Ngọc Thành.

Trong khi đó, thạc sĩ Lê Thị Ngọc Nhẫn (Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Nam Việt) lại cho rằng quyết định cho nghỉ học thời gian dài lúc này chưa cần thiết. Bởi nếu dịch chuyển biến tích cực, khoảng thời gian nghỉ kéo dài là lãng phí. Chính quyền địa phương muốn cho học sinh đi học lại thì phải thay đổi quyết định cũ, làm ảnh hưởng tới kế hoạch của phụ huynh, nhà trường. "Mọi quyết định nên dựa theo diễn biến dịch bệnh sẽ hợp lý hơn", bà nói.

Tuy nhiên, bà Nhẫn cho rằng học kỳ II năm nay có thể lấn sang năm học 2020-2021 khoảng 1-2 tháng. Ngành giáo dục địa phương và các trường học có thể sắp xếp lại thời khóa biểu sao cho đảm bảo thời lượng chương trình. Thời gian nghỉ Tết và nghỉ hè năm tới sẽ ngắn đi, sau một năm thì kế hoạch năm học sẽ hoàn thành và trở về theo thông lệ.

Về kế hoạch năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nên "chốt" cho học sinh khối 12 và kỳ thi THPT quốc gia, các lớp còn lại nên để mở cho địa phương tự quyết. Bộ cần tạo kho dữ liệu dùng chung để học sinh có thể học trực tuyến. Bằng cách này, các trường sẽ tập trung nhân lực cho khối 12 theo kịp tiến độ và kỳ thi THPT quốc gia.

"Đợt dịch này cũng là cơ hội để Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi chính sách, hành lang pháp lý để công nhận kết quả học tập trực tuyến. Đây là cách để chúng ta chủ động trong những tình huống bất khả kháng mà không bị gián đoạn chương trình", bà Nhẫn đề xuất.

Bà Lê Tuệ Minh (Chủ tịch Hội đồng điều hành Trường Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring Hà Nội và Trường phổ thông liên cấp Edison Hưng Yên) cho rằng việc các tỉnh thành vẫn cho học sinh nghỉ "nhỏ giọt" từng tuần là bất cập, gây bị động cho phụ huynh và nhà trường.

Theo bà Minh, khung năm học kéo dài ít nhất đến tháng 8 năm nay là cấp thiết, tạo hành lang pháp lý cho các tỉnh thành chủ động ban hành lịch nghỉ học gắn liền với biện pháp phòng chống dịch. Phương án công nhận tốt nghiệp THPT và phương thức tuyển sinh cũng cần linh hoạt, trao quyền chủ động nhiều hơn cho trường đại học. "Phương án mới cần tối thiểu 2-3 tháng để chuẩn bị chứ không thể cứ tính từng tuần và chưa biết ngày mai như thế này", bà Minh nói.

Một năm học kéo dài 35-37 tuần. Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Một tháng rưỡi qua, các địa phương 5-6 lần điều chỉnh lịch nghỉ học.

Đến 14/3, Covid-19 đã lan ra hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 145.000 người nhiễm bệnh và gần 5.500 người tử vong. Việt Nam ghi nhận 53 ca nhiễm, trong đó 16 người khỏi bệnh.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
07:45:44 21/12/2024
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"
09:10:44 21/12/2024
Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc NgọCông an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc Ngọ
08:55:22 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu MinhTriệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh
08:13:38 21/12/2024
Vừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến giàVừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến già
09:03:49 21/12/2024
Cuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồngCuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồng
07:59:58 21/12/2024
Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCMThanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM
11:57:46 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vận chuyển 2 kg ma túy, lấy 5 triệu tiền công

Vận chuyển 2 kg ma túy, lấy 5 triệu tiền công

Pháp luật

13:37:14 21/12/2024
Công an tỉnh Bình Thuận đã xác lập chuyên án để triệt phá đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý từ TP Hồ Chí Minh về Bình Thuận để tiêu thụ.
CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội

Sao việt

13:25:49 21/12/2024
Phan Đạt đã lên tiếng sau bài đăng Phương Lan cho biết ly hôn vì bị hăm doạ tung ảnh nhạy cảm, uy hiếp ảnh hưởng đến cuộc sống.
"Khoe" thu nhập tháng 110 triệu nhưng khi tiết lộ tiền học cho con, bà mẹ Hải Phòng bị "ném đá": Chị có nhầm không?

"Khoe" thu nhập tháng 110 triệu nhưng khi tiết lộ tiền học cho con, bà mẹ Hải Phòng bị "ném đá": Chị có nhầm không?

Netizen

13:22:35 21/12/2024
Câu hỏi Tiền học cho con bao nhiêu là đủ? thực sự không có câu trả lời chung vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa điểm học, loại hình trường học, chương trình giáo dục, và tình hình tài chính của gia đình.
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Hậu trường phim

13:18:47 21/12/2024
Sự nghiệp của nam diễn viên hầu như không còn tác phẩm nào vì bạn diễn đã bị cấm hoạt động nghệ thuật, phim bị gỡ bỏ.
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings

Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings

Phim châu á

13:13:07 21/12/2024
Nguyên nhân khiến When the Phone Rings rating trồi sụt thất thường xuất phát từ cuộc đua phim Hàn vào tối thứ 6 cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Thời trang

12:57:26 21/12/2024
Áo khoác măng tô không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho mùa lạnh mà còn là điểm nhấn hoàn hảo, mang đến vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp cho người mặc. Phom dáng tối giản được nâng tầm bởi sự tinh tế trong từng đường cắt may.
5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

Làm đẹp

12:55:41 21/12/2024
Protein có trong sữa chua giúp sợi tóc chắc khỏe, ngăn ngừa chẻ ngọn và hư tổn. Trong khi đó, acid lactic cũng giúp dưỡng ẩm cho tóc và khi gội sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết.
Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Lạ vui

12:45:58 21/12/2024
Khoáng vật nằm rải rác ở khắp mọi nơi trên hành tinh, từ những vệt lấp lánh trong sỏi hoặc cát cho đến những viên ngọc thực sự được ẩn giấu bên dưới lòng đất.
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Tin nổi bật

12:44:17 21/12/2024
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, doanh nghiệp tổ chức sự kiện đủ giấy chứng nhận kinh doanh, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Sức khỏe

12:43:05 21/12/2024
Vẫn phải ngồi trên xe lăn nhờ mẹ đẩy, chiều 20/12, cô bé N.T.N.Y (10 tuổi, ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) háo hức được xuống đón Giáng sinh sớm cùng nhiều bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/12: Kim Ngưu khó khăn, Ma Kết phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/12: Kim Ngưu khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

11:45:29 21/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu hãy chú ý cẩn thận, Ma Kết cần tích cực hơn.