Đại học Huế miễn phí toàn bộ lệ phí xét tuyển học bạ
Thời gian công bố kết quả xét tuyển, dự kiến trước 17 giờ ngày 20-7-2020 và thời gian xác nhận nhập học của thí sinh từ ngày 21-7 đến trước 17 giờ ngày 27-7-2020. Đại học Huế sẽ miễn toàn bộ lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh.
Ngày 19-5, Đại học Huế cho biết, đơn vị tiếp nhận hồ sơ thí sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT (học bạ) vào các trường thành viên; các khoa trực thuộc Đại học Huế và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đến hết ngày 10-7-2020.
Thời gian công bố kết quả xét tuyển, dự kiến trước 17 giờ ngày 20-7-2020 và thời gian xác nhận nhập học của thí sinh từ ngày 21-7 đến trước 17 giờ ngày 27-7-2020. Đại học Huế sẽ miễn toàn bộ lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm có: Phiếu ĐKXT theo mẫu của Đại học Huế (thí sinh tải tại địa chỉ: http://tuyensinh.hueuni.edu.vn, vào mục “Thông báo về việc nhận hồ sơ ĐKXT theo phương thức học bạ năm 2020″)
Điều kiện xét tuyển: Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung mỗi môn học (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của 2 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12; Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên) phải>=18,0.
Riêng các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
Video đang HOT
Sinh viên Trường Đại học Huế
Cách thức nộp hồ sơ ĐKXT: Thí sinh chọn một trong các cách sau: Đăng ký hồ sơ xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ: http://dkxt.hueuni.edu.vn.
Nộp hồ sơ ĐKXT trực tiếp tại Ban Đào tạo và Công tác sinh viên Đại học Huế (số 01 Điện Biên Phủ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Nộp hồ sơ ĐKXT bằng chuyển phát nhanh (EMS) qua đường Bưu điện về Ban Đào tạo và Công tác sinh viên Đại học Huế.
Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ đầy đủ các mục theo thông báo này, nộp đúng thời gian quy định và được Ban Đào tạo và Công tác sinh viên Đại học Huế nhận trước ngày Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế họp để quyết định điểm trúng tuyển (đối với thí sinh gửi chuyển phát nhanh qua đường Bưu điện).
Giám đốc ĐH Huế: Không thi THPT quốc gia, chúng tôi xoay không kịp
Nếu không thể tổ chức thi THPT quốc gia, ĐH Huế sẽ gặp khó khăn khi tuyển sinh.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế trước quan điểm về thi hay không thi THPT quốc gia năm nay.
PGS. Nguyễn Quang Linh cho biết ĐH Huế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, có những ngành tuyển sinh tốt, có ngành khó tuyển. Kinh nghiệm 3 năm vừa qua sử dụng kết quả thi THPT quốc gia cho thấy, kỳ thi đang đi đến ổn định, là căn cứ tốt để các trường ĐH xét tuyển.
Theo PGS. Linh, kết quả của kỳ thi thực sự có giá trị đối với các trường ĐH. Đối với những ngành top trên, kết quả thi là cơ hội sàng lọc, phân loại, phân lớp thí sinh. Hơn nữa, cần phải có một kỳ thi để đánh giá kết thúc quá trình học tập của phổ thông. Cho dù có thí sinh không vào ĐH thì họ cũng tốt nghiệp phổ thông để đi làm ngành nghề khác.
PGS. Nguyễn Quang Linh nêu quan điểm đã học là phải thi. Học không thi học sinh sẽ xao nhãng việc học.
Tuy nhiên, xét góc độ làm quản lý ĐH, PGS. Nguyễn Quang Linh mong muốn dịch kết thúc sớm. Trừ trường hợp nếu không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia thì quả thật việc tinh giản chương trình cũng khó khăn; việc tổ chức kỳ thi cũng nan giải. Từ đó, dẫn đến hệ lụy, các trường ĐH phải căn cứ vào học bạ để xét tuyển.
Nhưng để giám sát được chất lượng học bạ có tương đương với yêu cầu chất lượng đầu vào của các trường, các ngành học, đặc biệt những ngành học đòi hỏi hàn lâm như khoa học cơ bản là gặp khó khăn. Đặc biệt là không biết căn cứ vào đâu để đánh giá dẫn hoài nghi lẫn nhau, ĐH không tin phổ thông, phổ thông không tin ĐH vì thiếu thước đo công minh. Cho đến nay, dù tỷ lệ tốt nghiệp lên đến trên 90% nhưng kỳ thi THPT quốc gia vẫn được coi là thước đo công minh nhất.
Thực ra hiện nay các trường đều rất bị động. ĐH Quốc gia TPHCM đã có chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực nhưng đến giờ, do dịch bệnh bất ngời nên cũng hoàn toàn bị động. ĐH Huế cũng đã đăng ký thi đánh giá năng lực đầu vào nhưng mới xây dựng được xong giai đoạn 1. Trong khi đó, để thực hiện được phải hoàn thành 3 giai đoạn.
Vì vậy, nếu không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia thì ĐH Huế chỉ có thể căn cứ vào kết quả học bạ để xét tuyển. Những năm vừa qua, ĐH Huế vẫn có từ 12-15% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức này. Tuy nhiên, sau một thời gian vào học, nhiều sinh viên trúng tuyển bằng kết quả học hoặc bị buộc thôi họ vì không đạt yêu cầu hoặc chất lượng thấp hơn hẳn so với đối tượng xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia.
Do đó, PGS. Nguyễn Quang Linh ủng hộ phương án tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia là tốt nhất. Các phương án tuyển sinh khác đều đã được các trường tính tới. Nhưng với việc trăm hoa đua nở sẽ dễ dẫn đến tình trạng thí sinh lúng túng, các cơ sở giáo dục ĐH thì vỡ trận.
"Không ai lường trước được dịch COVID-19 sẽ diễn tiến như thế nào. Trong trường hợp nếu dịch kéo dài đến tháng 8 vẫn không thể tổ chức thi thì chắc chắn chúng ta phải thực hiện theo kịch bản như thời chiến", PGS. Nguyễn Quang Linh cho hay.
Nghiêm Huê
Tôi đã học được gì trong gần 3 năm đại học? Hồ Ngọc Tài là sinh viên năm 3, khoa NN&VH Hàn Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Cậu bạn nhiều tài năng này đã có 3 năm được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, là sinh viên được xếp loại học lực xuất sắc. Thấm thoát cũng sắp trôi qua năm thứ 3 dưới mái trường Đại học...