Đại học hay là nơi đại gia kiếm tiền?
Vụ việc vừa xảy ra tại Trường Đại học Hoa Sen (TPHCM) tạo cú “sốc” cho sinh viên của trường, cho phụ huynh cũng như đội ngũ giảng viên tại đây. Những gì xảy ra tại Trường Đại học Hoa Sen là bất ngờ đối với dư luận, nhưng thực ra, sóng gió đã nổi lên ở trong nội bộ từ lâu.
Căng thẳng về con dấu ở ĐH Hùng Vương (TPHCM).
Trong bài phát biểu tham gia buổi Đối thoại giáo dục do GS Ngô Bảo Châu chủ trì từ 31/7 -1/8 vừa qua, TS Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen – đã nói công khai: “Con tàu mà tôi là thuyền trưởng đang tròng trành trong sóng gió dữ dội”.
Sóng gió đến từ đâu mà dữ dội vậy? Câu trả lời có ngay sau đó, ngày 2.8, đại hội cổ đông bất thường được tổ chức tại Trường Đại học Hoa Sen. Đúng sai thuộc về ai sẽ được các cơ quan có thẩm quyền phân giải, nhưng những tố cáo, tranh cãi của các bên cho thấy cũng chỉ là chuyện tiền nong. Những người bỏ tiền ra đầu tư cho nhà trường đòi hỏi quyền lợi của họ. Trường kinh doanh sinh lãi thì tôi phải được chia lãi. Tinh thần giáo dục phi lợi nhuận không phải ai cũng lĩnh hội hoặc ủng hộ.
Không phải chỉ Đại học Hoa Sen, mà chuyện này đã xảy ra ở Trường Đại học tư thục Hùng Vương TPHCM và một số trường đại học ngoài công lập khác. Ban đầu khi xây dựng trường, các nhà sáng lập đều quyết tâm tất cả cho giáo dục, không lợi nhuận.
Nhưng khi góp vốn, người bỏ tiền đầu tư lại nghĩ khác, lợi ích là trên hết. Tuy không phải ai bỏ tiền cũng khăng khăng nghĩ đến tiền, nhưng người nghĩ đến tiền chiếm đa số phiếu. Cái nguy chính là chỗ này đây.
Video đang HOT
Các nhà đầu tư vì mục đích lợi nhuận chiếm cổ phiếu nhiều hơn và lẽ dĩ nhiên họ chi phối được các chính sách và quyết định của nhà trường. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và họ đã khai thác được quyền lợi đó đúng luật.
Hãy đặt ra một câu hỏi, tại sao trường đại học tư của nhiều nước vừa làm ra lợi nhuận, vừa đào tạo đạt chất lượng cao, còn Việt Nam thì không? Theo các chuyên gia giáo dục thì các trường đại học tư của Mỹ, Australia đều thu lợi nhuận rất cao, nhưng họ sử dụng nguồn tài chính đó tái đầu tư, trả lương cao cho đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu khoa học để đóng góp cho xã hội, mang uy danh về cho trường. Các nhà đầu tư không nhằm mục đích kiếm lợi, nên họ không chằm chặp đòi chia tiền. Nhiều người bỏ tiền tài trợ hoàn toàn, vì mục đích giáo dục thật sự. Sự khác biệt là ở chỗ đó.
Một khi trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam hoạt động vì mục đích kiếm lợi nhuận để các nhà đầu tư chia nhau thì sẽ còn có nhiều Hoa Sen, Hùng Vương xuất hiện.
Theo Lao Động
Sĩ tử thong thả "lai kinh ứng thí"
Thời điểm này những năm trước, tại các chốt tư vấn tuyển sinh không khí lúc nào cũng "nóng" bởi cảnh sĩ tử, phụ huynh chen chân hỏi thăm về đường đi, nơi ở... Còn năm nay đến 17 giờ chiều 1/7, tại cụm Cần Thơ, sĩ tử không đổ về dồn dập như mấy năm trước.
Khoảng 16 giờ chiều (1/7), PV Dân trí đến bến xe mới (quốc lộ 91 B, phường Hưng Lợi) và bến xe cũ (bến xe Hùng Vương, phường Thới Bình) bất ngờ trước cảnh vắng bóng sĩ tử lên kinh dự thi. Trong khoảng gần nửa tiếng, PV mới ghi nhận được hơn 10 thí sinh ở Bạc Liêu, Cà Mau... lỉnh kỉnh đồ đạc tìm chỗ trọ chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vào ngày 3 - 5/7 sắp tới.
Anh Hải - một người chạy xe ôm lâu năm tại bến xe mới (quốc lộ 91B) cho biết: "Chẳng hiểu sao năm nay giờ này chưa thấy các cháu lên Cần Thơ dự thi như mọi năm. Từ sáng đến giờ, tại bến xe theo tôi nhìn thấy có trên dưới khoảng 100 thí sinh, nếu so với thời điểm năm rồi thì con số đó phải nhân lên gấp 3 - 4 lần."
Rời các bến xe, PV Dân trí dạo qua các chốt tư vấn tuyển sinh đặt trên các tuyến đường chính trong nội ô TP Cần Thơ, như đường 30/4, đại lộ hòa bình, đường Cách mạng tháng 8, đường 3/2..., tại nhiều điểm tư vấn chỉ có các bạn sinh viên tình nguyện mà không thấy bóng dáng sĩ tử.
Trao đổi với PV Dân trí, bạn Võ thị Dạ Thảo - học lớp Quản trị kinh doanh năm 2 trường ĐH Cần Thơ (lần đầu tiên tham gia chương trình tiếp sức mùa thi) đang tham gia tư vấn tại "chốt nóng" - cổng A Trường ĐH Cần Thơ cho biết: "Từ sáng đến giờ, chốt của em tư vấn cho khoảng 57 trường hợp các sĩ tử đến hỏi thăm về chỗ trọ và hơn 10 trường hợp khác là các em hỏi thăm về đường đi. Riêng buổi chiều nay thì chỉ tư vấn được vài trường hợp".
Các bến xe thưa thớt sĩ tử lên kinh dự thi.
Chỉ có vài thí sinh, không dồn dập như mọi năm.
Qua trao đổi với các bạn sinh viên tình nguyện, đa số các bạn cho biết, nguyên nhân các sĩ tử chậm lên kinh dự thi là vì đến ngày 3/7 mới ra mắt hội đồng thi. Hơn nữa, cụm thi Cần Thơ đa phần tập trung các sĩ tử đang sinh sống tại khu vực ĐBSCL là chính, do vậy, khoảng cách giưa các tỉnh với Cần Thơ không xa nên các sĩ tử đợi đến cận giờ "G" mới lên kinh dự thi.
Ngoài ra, các sinh viên tình nguyện còn cho biết một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thí sinh lên kinh lác đác là vì đa phần các bạn đã có chỗ ở (đăng ký trước theo đoàn) nên các sĩ tử không cần lên sớm, đặc biệt năm nay các bạn thí sinh đăng ký ở cụm thi Cần Thơ khi ở nhà cũng dễ dàng dò được điểm thi qua sơ đồ thi mà Hội đồng coi thi đã công bố trên trang website tuyển sinh. Tuy nhiên, các sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi cho biết, ngày 2/7 là thời điểm các sĩ tử lên kinh đông nhất, vì sáng 3/7 đã ra mắt hội đồng thi.
Tại các chốt tư vấn chỉ lác đác vài trường hợp đến tư vấn như thế này.
Các sinh viên tình nguyện Trường ĐH Cần Thơ đang "trực chiến" đón sĩ tử.
Giờ cơm chiều của các sinh viên tình nguyện tại chốt cổng B trường ĐH Cần Thơ.
Theo Dân trí
Chuyện khó tin ở trường đại học tư Do những sai lầm về chính sách, quy định mà nhiều trường đại học tư hoạt động như những công ty kinh doanh giáo dục. Những câu chuyện trong loạt bài sau đây có thể là khó tin nhưng nó đã và đang xảy ra ở nhiều trường khiến xã hội mất niềm tin vào các trường tư. Minh họa: DAD Nhà đầu...