Đại học Harvard sẽ thế nào vào năm 2021?
Vào năm 2021, tỷ lệ sinh viên Mỹ gốc Phi và Mỹ gốc Á của Đại học Harvard, cũng như sinh viên đến từ gia đình có thu nhập thấp sẽ nhiều hơn so với mức hiện tại.
Hồi tháng 1, hàng nghìn tân sinh viên tiềm năng đã gửi đơn xin vào Đại học Harvard và 2.056 người trong số đó đã trúng tuyển vào khóa năm 2021 của trường. Ảnh: Reuters.
Theo đó, sau 4 năm nữa, tỷ lệ giới tính tại Đại học Harvard là 50,8% đối với nam và 49,2% đối với nữ. Đồ họa: Kim Ngân.
Từ khi khởi động chương trình hỗ trợ tài chính Harvard vào năm 2005, trường thu hút thêm nhiều sinh viên xuất sắc đến từ các chủng tộc khác nhau hơn so với quá khứ. Ảnh: Reuters.
Với lượng hồ sơ đăng ký kỷ lục (39.506 hồ sơ), tỷ lệ sinh viên Mỹ gốc Phi và Mỹ gốc Á của Đại học Harvard tăng lên cùng với số sinh viên đến từ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình. Đồ họa: Kim Ngân.
Video đang HOT
William R. Fitzsimmons, Trưởng khoa tuyển sinh và hỗ trợ tài chính của Đại học Harvard, nhận định: “Các học sinh khác nhau sẽ mang đến những trải nghiệm về cuộc sống khác nhau, làm phong phú cuộc sống học tập và ngoại khóa của trường”. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh đó, Anne M. De Luca, phó phụ trách tuyển sinh của Đại học Harvard, cho biết mỗi năm, trường cử người tới 150 địa điểm tại Mỹ và thăm nhiều thành phố khác trên khắp thế giới để tìm các thí sinh tài năng. Vào năm 2021, Harvard sẽ nhận 11,4% sinh viên quốc tế. Phần còn lại đến từ các bang và vùng lãnh thổ của Mỹ. Đồ họa: Kim Ngân.
Đối với tỷ lệ ngành học, 26,5% sinh viên quan tâm đến khoa học xã hội, 19,3% tham gia mảng kỹ thuật và khoa học máy tính, 19,2% liên quan sinh học, 15,5% thuộc về khối nhân văn, 7,2% đối với toán học, 6,9% thuộc về ngành khoa học vật lý. Đồ họa: Kim Ngân.
Các nhà tuyển sinh của Đại học Harvard dành nhiều giờ để thảo luận với sinh viên tiềm năng và đọc đơn. Marlyn E. McGrath, Giám đốc tuyển sinh của Đại học Harvard, thông tin công tác này đóng một vai trò quan trọng trong chương trình tuyển sinh. Bên cạnh đó, ông cho biết hạn cuối để sinh viên chấp nhận lời mời nhập học là ngày 1/5. Ảnh: Reuters.
Theo Zing
Học bổng du học Mỹ và những gáo nước lạnh
Trần Thị Diệu Liên - nữ sinh chinh phục học bổng toàn phần trị giá hơn 300.000 USD của Đại học Harvard, Mỹ - chia sẻ kinh nghiệm du học.
Nhiều người vẽ nên viễn cảnh với hương vị ngọt ngào khi du học hay ngày càng nhiều câu chuyện diệu kỳ về những suất học bổng "khủng", mình sẽ kể cho các bạn nghe một số gáo nước lạnh - những sự thật mình nhận ra - về việc nộp đơn xin học bổng du học.
Mình sẽ tập trung du học Mỹ nhưng các bạn trẻ có thể liên hệ với những con đường đến nước khác.
Sinh viên Đại học Harvard, Mỹ. Ảnh: Harvard.edu.
Học bổng toàn phần vẫn không đủ
Điều này sẽ đúng nếu bạn không thể lo được tiền ăn ở (10.000 - 20.000 USD/năm). Mình không biết trước đây thế nào, nhưng hiện nay các trường ít cấp "Full scholarship" cho học sinh khó khăn.
Ngay cả khi có thêm gói Room & Boards (ăn ở, sách vở), bạn vẫn phải lo một số chi phí khác như tiền bảo hiểm.
Một ví dụ là có trường cấp cho mình toàn phần học phí và chi phí ăn ở, sách vở nhưng sau đó vẫn phải đắp thêm hỗ trợ tài chính để mình có thể chi trả được. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu may mắn nhận được học bổng toàn phần mà trường không trả hết các khoản phí.
Học bổng bao "trọn gói" được gọi là "Full-ride scholarship", nếu bạn cần từ khóa để tìm kiếm. "Gáo nước" này chỉ lạnh khi ứng viên nhắm mỗi học bổng chứ không tìm hiểu các dạng hỗ trợ tài chính khác, một khái niệm khá lạ nếu chưa biết rõ về du học Mỹ.
Hỗ trợ tài chính là bước đệm cho bạn vượt qua khó khăn về kinh tế để thực hiện ước mơ đó.
Trần Thị Diệu Liên - cô gái Việt nhận học bổng toàn phần Đại học Harvard. Ảnh: VietAbroader.
Cạnh tranh với con nhà giàu
Bạn sẽ phải cạnh tranh với "con nhà người ta" chính hiệu để giành suất hỗ trợ tài chính lớn. Đó thường là những người hoạt động ngoại khóa nhiệt tình, giỏi "cầm, kỳ, thi, họa" và nhà có điều kiện.
Tuyển sinh đại học ở Mỹ, nếu hai người cùng được đánh giá như nhau, trường sẽ hướng tới sinh viên không đòi hỏi phải hỗ trợ chi phí. Những người như thế rất nhiều.
Dù ứng viên giỏi, các trường vẫn phải ngậm ngùi từ chối vì có nhận cũng không thể cấp đủ tiền và số tiền đó có thể đầu tư cho 100 người khác (không bằng nhưng cũng ngang ngửa bạn).
Các trường có quỹ hỗ trợ lớn thường là đại học nổi tiếng và cạnh tranh khốc liệt.
Bị 'phân biệt đối xử' vì là học sinh quốc tế
Cùng chất lượng đào tạo, trường công lập ở Mỹ có chi phí thấp hơn trường tư thục. Điều đó thường chỉ đúng khi bạn được đóng theo học phí trong bang, nghĩa là công dân của bang đó. Trường không được phép cho học sinh quốc tế gói hỗ trợ tài chính vì họ dùng tiền thuế của nhà nước (nên học phí rẻ hơn).
Một phao cứu sinh khác là chính sách hỗ trợ tài chính theo yêu cầu của sinh viên (trường không quan tâm tài chính của bạn khi đọc hồ sơ). Phần lớn đại học ở Mỹ chỉ hỗ trợ cho học sinh quốc tịch Mỹ, rất hạn chế với học sinh quốc tế (nên tính cạnh tranh rất cao).
Theo Zing
Thủ tướng đề nghị Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam Chiều 24/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, hiệu trưởng Đại học Harvard đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tiếp nữ giáo sư tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa Đại học Harvard, Mỹ với các đại học của Việt Nam nói riêng và...